HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:...

214
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CHU QUANG CƯỜNG N NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2016

Transcript of HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:...

Page 1: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CHU QUANG CƯỜNG

HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ

Ở HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI - 2016

Page 2: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CHU QUANG CƯỜNG

HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ

Ở HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Nhân học

Mã số: 62310302

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. LÝ HÀNH SƠN

2. TS. VI VĂN AN

HÀ NỘI - 2016

Page 3: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, bản luận án tiến sĩ:

HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ

Ở HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu

trong luận án là trung thực, các trích dẫn trong công trình đầy đủ, chính xác.

Số liệu và kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trên bất cứ công

trình nào. Nếu có gì sai phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả

Chu Quang Cường

Page 4: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành bản luận án Tiến sĩ với đề tài “Hôn nhân của người

Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi

đã nhận được sự giúp đỡ to lớn, quý báu của tập thể giáo viên hướng dẫn, TS.

Lý Hành Sơn, TS. Vi Văn An. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng

biết ơn chân thành đến hai thầy.

Tôi xin gửi lời cám ơn tới tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên bộ

môn Dân tộc học của Học viện Khoa học Xã hội thuộc viện Hàn lâm Khoa

học Xã hội Việt nam đã giúp đỡ tôi về chuyên môn, cả trong học tập và nghiên

cứu khoa học trong suốt quá trình học tập.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các Giáo Sư, Tiến sĩ, Cán bộ Bảo tàng Dân

tộc học Việt Nam, Viện Dân tộc học; các anh chị em, bạn bè đồng nghiệp, và

gia đình tôi - những người đã tận tình động viên, khuyến khích, góp ý, giúp tôi

hoàn thành luận án này.

Tôi xin gửi tới lãnh đạo Sở Văn hoá tỉnh Lào Cai, phòng Văn hoá

Thông tin huyện Bảo Thắng, Uỷ ban Nhân dân các xã thuộc huyện Bảo

Thắng tỉnh Lào Cai và một số nơi khác, cùng cộng đồng người Dao Họ, người

Dao Tuyển, người Dao Đỏ,… sinh sống tại tỉnh Lào Cai nơi tác giả đến

nghiên cứu điền dã, đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thông tin và tư liệu dân

tộc học cho tôi với lòng biết ơn sâu sắc.

Hà Nội, tháng 3 – 2016

Tác giả luận án

Page 5: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam BTDTHVN

2. Chủ tịch CT

3. Dân tộc học DTH

4. Giáo sư GS

5. Hà Nội HN

6. Hội người cao tuổi HNCT

7. Mặt trận MT

8. Nhà xuất bản Nxb

9. Phó giáo sư PGS

10. Phụ lục PL

11. Tạp chí Tc

12. Tiến sĩ TS

13. Trang Tr

14. Văn hoá dân tộc VHDT

15. Văn hoá thông tin VHTT

16. Văn hoá dân gian VHDG

17. Uỷ ban Nhân dân UBND

Page 6: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO

THẮNG, TỈNH LÀO CAI ................................................................................... 9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................. 9

1.2. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 16

1.3. Khái quát về người Dao ở Việt Nam và người Dao Họ ở huyện Bảo

Thắng, tỉnh Lào Cai ........................................................................................... 24

Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 39

Chương 2. HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO HỌ ......... 41

2.1. Quan niệm về hôn nhân .............................................................................. 41

2.2. Nguyên tắc hôn nhân .................................................................................. 45

2.3. Tính chất và hình thức hôn nhân .............................................................. 52

2.4. Nghi lễ hôn nhân .......................................................................................... 54

2.5. Các trường hợp hôn nhân đặc biệt ............................................................ 80

2.6. Luật tục xử phạt của dòng họ, làng bản ................................................... 82

Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 85

Chương 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA HÔN NHÂN ........................................ 87

3.1. Tiền đề và mốc thời gian của sự biến đổi .................................................. 87

3.2. Các yếu tố biến đổi ...................................................................................... 89

3.3. Nguyên nhân của sự biến đổi ................................................................... 111

Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 122

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................................................... 124

4.1. Kết quả ....................................................................................................... 124

4.2. Bàn luận ..................................................................................................... 130

Tiểu kết chương 4 ............................................................................................. 141

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 143

Page 7: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Người Dao Họ còn có tên gọi Dao Quần Trắng, là một trong bảy nhóm địa

phương của dân tộc Dao sống trên đất nước Việt Nam. Theo kết quả Tổng điều

tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Dao có 751.067 nhân khẩu, phân bố cư trú

chủ yếu ở các tinh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên

Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Sơn La, Hòa

Bình... Gần đây còn có một bộ phận người Dao từ các tinh phía Bắc di chuyển

vào sinh sống tại một số tinh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đến năm

2009, riêng tinh Lào Cai đã có tới 88.379 người Dao, chiếm 14,4% dân số toàn

tinh và 11,8% tổng số người Dao ở Việt Nam.

Qua nhiều công trình đã công bố cho thấy, dân tộc Dao ở nước ta vốn có

nguồn gốc từ phía Nam Trung Quốc di cư đến Việt Nam từ thế kỷ thứ XIII đến

những năm đầu thế kỷ XX, bao gồm các nhóm địa phương như: Dao Đo, Dao

Tuyển (Dao Áo Dài), Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Quần Chet, Dao Thanh

Y, Dao Lô Gang (Dao Thanh Phán).

Đến nay có không ít ấn phẩm nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam và đã

tập trung vào hầu hết các lĩnh vưc liên quan đến nguồn gốc lịch sử tộc người, đời

sống kinh tế, văn hóa vật chất, tôn giáo tín ngưỡng, nghi lễ đời người... Tuy

nhiên, phần lớn những nghiên cứu này mới chi dừng lại ở một vài nhóm Dao

như Dao Đo, Dao Tiền, Dao Tuyển, Dao Lô Gang, Dao Quần Chet... Vì vậy,

trong bối cảnh đổi mới hiện nay, vẫn còn thiếu vắng những chuyên khảo Dân

tộc học/Nhân học về gia đình và hôn nhân của tộc người Dao nói chung, nhất

là về hôn nhân của người Dao Họ nói riêng. Trong khi đó, hôn nhân là một

trong những biểu hiện sắc thái độc đáo của văn hóa dân tộc cũng như quá

Page 8: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

2

trình tộc người, là một hướng tiếp cận, một nội dung nghiên cứu quan trọng

của ngành Dân tộc học/Nhân học.

Qua khảo sát cho thấy, hôn nhân truyền thống của người Dao Họ luôn gắn

liền với tập quán, nơi cư trú, hay nói cách khác là gắn liền với ngôi nhà. Hiện

nay, ngôi nhà nửa sàn nửa đất cổ truyền của người Dao Họ đang được trưng bày

tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (BTDTHVN). Tuy nhiên, dạng nhà này hiện

đã không còn tồn tại ở vùng người Dao Họ nữa. Trong khi đó, tại các địa bàn

người Dao ở nước ta nói chung và người Dao Họ nói riêng, dưới sư tác động của

sư nghiệp đổi mới đất nước và giao lưu hội nhập, nhất là các chính sách đầu tư

phát triển của Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng làm thay đổi diện mạo vùng

người Dao Họ sinh sống.

Theo đó, đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa và cả tập quán hôn nhân ở tộc

người Dao đã và đang có nhiều biến đổi. Cụ thể là, tình trạng hôn nhân hỗn hợp

dân tộc đã xuất hiện và đang ngày càng gia tăng, nhiều tập quán tốt đep liên quan

đến hôn nhân truyền thống đang dần mai một, không ít yếu tố mới mang tính

hiện đại đã và đang xuất hiện trong các nghi lễ liên quan đến hôn nhân ở người

Dao Họ, và đây cũng là xu hướng chung ở nhiều nhóm Dao. Bởi vậy, những tư

liệu thu thập được về hôn nhân của người Dao Họ ở nước ta hiện nay chắc chắn

góp phần bổ sung thêm nguồn vốn tư liệu về hôn nhân và lối sống của dân tộc

Dao nói chung cũng như của người Dao Họ nói riêng.

Trong hơn mười năm qua, tôi đã và đang công tác tại BTDTHVN, được

giao đảm trách về ngôi nhà nửa sàn nửa đất của người Dao Họ trong khuôn viên

Bảo tàng. Vì thế, nghiên cứu về văn hóa hôn nhân của người Dao Họ một cách

chi tiết và có hệ thống sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về tập quán trong chu kỳ

đời người từ lúc sinh ra cho tới khi về với tổ tiên cũng như bao nghi lễ khác gắn

với ngôi nhà truyền thống. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này còn trợ giúp

chúng tôi có thêm những kiến thức mới về các đặc điểm phong tục, tập quán

Page 9: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

3

truyền thống của người Dao liên quan đến ngôi nhà nửa sàn nửa đất khi thuyết

minh cho khách đến tham quan BTDTHVN.

Với những ly do vừa đề cập ở trên, tôi quyết định chọn đề tài: Hôn nhân

của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai làm luận án tiến sĩ Nhân

học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Giới thiệu có hệ thống những đặc điểm và nghi lễ trong hôn nhân truyền

thống và biến đổi của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai.

- Chi rõ những yếu tố tác động đến sư biến đổi trong hôn nhân của người

Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bước đầu đề xuất một số kiến nghị nhằm

bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đep trong hôn nhân của người Dao Họ ở huyện

Bảo Thắng, tinh Lào Cai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là người Dao Họ sinh sống trên địa

bàn huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai. Trong đó, luận án đi sâu nghiên cứu hôn

nhân truyền thống và những biến đổi kể từ Đổi mới năm 1986 đến nay. Ngoài ra,

một số tộc người sinh sống đan xen với người Dao Họ có quan hệ hôn nhân với

người Dao Họ cũng được xem xét nghiên cứu.

Về phạm vi, đề tài luận án tập trung nêu rõ những quan niệm, các hình

thức, tập quán và nghi lễ trong hôn nhân truyền thống và biến đổi hiện nay của

người Dao Họ trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai. Theo đó, mốc thời

gian nghiên cứu về biến đổi trong hôn nhân được tính từ Đổi mới đất nước năm

1986 đến nay, nhất là thời gian gần đây.

Page 10: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

4

3.2. Địa bàn nghiên cứu

Địa bàn khảo sát, nghiên cứu của luận án tập trung chủ yếu tại huyện Bảo

Thắng, tinh Lào Cai.

Do đặc điểm sinh sống của người Dao Họ tập trung, quây quần trong các

làng bản, nên chúng tôi lưa chọn điểm nghiên cứu chính gồm các sau; xã Sơn

Hà, xã Phú Nhuận, xã Sơn Hải, xã Lu của huyện Bảo Thắng - nơi có nhiều người

Dao Họ sinh sống để nghiên cứu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã nghiên cứu

những thôn bản có người Dao Họ sinh sống tại một số xã thuộc huyện Bảo

Thắng như các xã Thái Niên, Trì Quang... để có cái nhìn toàn diện hơn về hôn

nhân của nhóm Dao này.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phương pháp luận

Trước hết, luận án dưa trên quan điểm triết học của chủ nghĩa duy vật biện

chứng, duy vật lịch sử để nhìn nhận sư vật, hiện tượng trong hôn nhân. Từ khi

tiến hành nghiên cứu, tác giả không xem xét và nhìn nhận hôn nhân như là một

thành tố tồn tại độc lập mà đặt nó trong bối cảnh văn hóa ứng xử về hôn nhân

của cộng đồng người Dao Họ, đồng thời đặt hôn nhân trong quan hệ với các

thành tố văn hóa khác. Vì thế, khi nghiên cứu về hôn nhân, tác giả không dừng

lại ở việc nghiên cứu về hôn nhân mà còn nghiên cứu các hiện tượng văn hóa

khác của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng để xâu chuỗi các sư vật, hiện tượng

nhằm tìm ra những giá trị văn hóa xã hội của hôn nhân, ly giải về bản chất hôn

nhân. Luận án cũng đặt người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng trong mối quan hệ

giữa nhiều nhóm Dao và với các tộc người láng giềng, từ đó làm rõ đặc trưng

riêng về hôn nhân người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng.

Dưa vào ly luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi nghiên cứu về hôn nhân,

nhất là các nghi lễ hôn nhân, tác giả coi đây là một thành tố khả biến, tức phải

Page 11: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

5

đặt trong bối cảnh lịch sử, có hình thành, phát triển và biến đổi, để từ đó làm cơ

sở để giải thích về những biến đổi trong hôn nhân của người Dao Họ ở huyện

Bảo Thắng trong giai đoạn hiện nay dưới tác động từ các yếu tố.

Luận án còn dưa trên những tác phẩm của các nhà kinh điển Chủ nghĩa

Mác - Lênin về hôn nhân, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng

ta về chính sách dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương phap điên da dân tôc hoc

Đây là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án. Từ năm 2001 tôi đã

điền dã nhiều đợt vào các thời điểm khác nhau, nhưng từ khi có quyết định làm

nghiên cứu sinh của Học viện Khoa học xã hội, tôi mới chú trọng và dành nhiều

thời gian vào đề tài đã chọn. Từ đó, tôi đã tham dư 5 đám cưới hoi của các đôi

vợ chồng tre người Dao Họ, trưc tiếp chứng kiến từ các nghi lễ ăn hoi đến kết

thúc đám cưới, thu thập được nhiều tư liệu quy cho việc hoàn thành luận án.

Trong quá trình điền dã dân tộc học, tôi sử dụng chủ yếu các công cụ: quan sát

trưc tiếp, quan sát tham dư, phong vấn sâu, thảo luận nhóm...

Tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi áp dụng công cụ quan sát trưc tiếp và

quan sát tham dư để có được những đánh giá bước đầu về điều kiện tư nhiên,

hoạt động sản xuất và cách thức tổ chức nghi lễ tín ngưỡng... của người Dao Họ.

Chúng tôi luôn tiếp cận với người dân Dao Họ ở nhiều lứa tuổi và giới tính khác

nhau, để tạo mối quan hệ thân thiện nhằm cùng chia se thông tin và niềm tin.

Khi tiến hành phong vấn sâu, chúng tôi đã chọn các đối tượng đa dạng để

thu nhập thông tin đa chiều, nhất là có thể kiểm tra chéo những kết quả phong

vấn. Đó là những người làm công tác Đảng và chính quyền các cấp nhất là cấp

xã, những người làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, những người trưc

tiếp tham gia các đám cưới như bố me hai bên gia đình, đại diện hai dòng họ

Page 12: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

6

thông gia, cô dâu, chú rể, thầy cúng, ông bà mối... Khi hoi những vấn đề cụ thể,

ly giải các sư việc và y nghĩa các hiện tượng trong hôn nhân, chúng tôi lại tìm

đến những người già am hiểu, trưởng dòng họ, lãnh đạo xã, những ông bà mối,

thầy cúng là người Dao Họ...

Nội dung phong vấn được chuẩn bị trước với hệ thống câu hoi mở để người

trả lời có thể có nhiều lưa chọn khi đưa ra y kiến của mình. Với mỗi cuộc thảo

luận nhóm thường chọn từ 6 đến 7 người. Đối tượng thảo luận mỗi nhóm là

những người cùng giới, dân tộc hoặc nhóm hỗn hợp có nhiều lứa tuổi, cũng có

khi là nhóm chi bao gồm cán bộ địa phương... Hướng thảo luận tập trung vào

những vấn đề như đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục, phong tục tập quán trong hôn

nhân từ truyền thống tới hiện tại, nhất là những yếu tố mới trong hôn nhân, những

mong muốn kiến nghị của chính quyền và người dân để bảo tồn các đặc điểm văn

hóa tộc người, xây dưng nếp sống hóa mới...

- Phương phap chuyên gia

Chúng tôi rất quan tâm trao đổi với các nhà khoa học, chuyên gia có kinh

nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vưc hôn nhân, có kiến thức về văn hóa người

Dao... để thu thập y kiến đánh giá chuyên sâu và những kinh nghiệm của họ đối

với vấn đề nghiên cứu.

- Phương phap phân tich, so sanh và tổng hợp...

Dưa trên cơ sở thu thập những tài liệu dưới dạng số liệu, ghi chép, hình vẽ,

ảnh, các báo cáo, các văn bản, các quy định... và các nguồn tài liệu ở trung ương

và địa phương, chúng tôi đã đi sâu phân tích để làm cơ sở nghiên cứu về hôn

nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng. Đồng thời, tiến hành so sánh các tư

liệu, các kết quả nghiên cứu để thấy được độ tin cậy, sư biến đổi... Sau đó áp

dụng phương pháp tổng hợp để có những nhận định, đánh giá và luận điểm phù

hợp với những kết quả nghiên cứu đã đạt được.

Page 13: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

7

5. Đong gop mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình chuyên khảo nhân học đầu tiên về lĩnh vưc hôn nhân

của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai nói riêng cũng như ở Việt

Nam nói chung từ truyền thống đến hiện tại.

Luận án cung cấp một cách có hệ thống các tư liệu về một số khía cạnh

văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, tập quán xã hội và tín ngưỡng diễn ra

hoặc có liên quan đến các hình thức hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo

Thắng, tinh Lào Cai.

Luận án còn đóng góp thêm những tư liệu mới nhằm chi ra các yếu tố nội

sinh cũng như kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa trong lĩnh vưc hôn nhân

của bộ phận người Dao Họ ở trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai, cả về

lịch đại và đồng đại.

Trên cơ sở đó, luận án góp phần nhận diện về tính thống nhất và đa dạng

trong văn hóa của tộc người Dao nói chung, văn hóa hôn nhân của các nhóm

người Dao ở nước ta nói riêng.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Trong bối cảnh đổi mới đất nước và toàn cầu hóa hiện nay, thưc hiện đề tài luận

án này có đóng góp thêm những vấn đề ly luận khoa học và thưc tiễn cho việc bảo

tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Dao ở nước ta nói

chung, của bộ phận người Dao Họ ở tinh Lào Cai nói riêng.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án còn là nguồn tư liệu có giá trị khoa

học đối với nhiều ngành Nhân học, góp phần làm sáng to các nguyên tắc hôn nhân

truyền thống và những biến đổi hiện nay ở bộ phận người Dao Họ; đặc biệt là đã

khẳng định thêm vị trí vai trò của gia đình người Dao trong việc gìn giữ các đặc điểm

văn hóa dân tộc, trong đó có văn hóa hôn nhân.

Page 14: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

8

Về thưc tiễn, thưc hiện đề tài luận án có y nghĩa quan trọng đối với việc xây

dưng nếp sống gia đình văn hóa ở địa phương người Dao Họ nói riêng, tộc người

Dao nói chung theo tinh thần của Nghị quyết lần thứ 5 (Khóa VIII) và Nghị quyết

lần thứ 9 (Khóa XI) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của luận án là luận cứ khoa học cho việc hoạch định

các chính sách phù hợp hơn nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đep của

người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai nói riêng cũng như của dân tộc

Dao và các dân tộc thiểu số khác ở trên đất nước Việt Nam nói chung.

7. Cơ cấu của luận án

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung

chính của luận án được cơ cấu làm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khai quat vê

người Dao Ho ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Chương 2: Hôn nhân truyên thống của người Dao Ho

Chương 3: Những biến đổi của hôn nhân

Chương 4: Kết quả và bàn luận

Page 15: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

9

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO HỌ

Ở HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Nghiên cứu của học giả nước ngoài về người Dao ở Việt Nam

Từ cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XX, nghiên cứu về người Dao đã được

đăng rải rác trên các tạp chí như “Dân tộc học Đông Dương”, “Tạp chí Đông

Dương”, “Tạp chí Viện Viễn Đông Bác Cổ” (BEFEO)... Tiêu biểu là Bonifacy.A

với các bài viết về người Dao như “Môt cuôc công can ở vung người Man tư

thang 10 năm 1901 đến cuối thang giêng năm 1902”[7], “Giản chi vê người

Man Quần Côc”, “Giản chi vê Man Quần Trắng” đăng trên Tạp chí Đông

Dương năm 1904 - 1905 [8], “Man Chàm hoặc Lam Diên”,1906, “Man Tiểu

Bản hay Đeo Tiên”, 1907, “Man Đại Bản hoặc Sưng”, 1908, “Giản chi vê người

Man Cao Lan” đăng trên tạp chí BEFEO [9]... Có thể thấy, Bonifacy.A đã đề

cập đến nhóm Dao Quần Trắng và Dao Họ, nhưng chủ yếu miêu tả về nhà cửa,

trang phục, kinh tế, tổ chức xã hội... còn hôn nhân của nhóm Dao này không đề

cập đến. Bonifacy. A đọc được các loại sách ghi chép bằng chữ Nôm của người

Dao nên những công trình nghiên cứu của ông về tôn giáo tín ngưỡng và văn học

dân gian rất phong phú về tư liệu đến nay vẫn còn có giá trị tham khảo.

Bên cạnh A.Bonifacy, một số học giả người Pháp cũng quan tâm viết về

người Dao ở Việt Nam, trong đó có Maurice Abadie với công trình “Les Mans

du Haut - Tonkin” được công bố vào năm 1922. Song, công trình này chi mô tả

khái quát về đặc điểm văn hóa của người Dao, rất ít tư liệu về hôn nhân và cưới

xin của người Dao Quần Trắng và Dao Họ.

Page 16: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

10

Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ VII về người Dao được tổ chức ở Thái

Nguyên vào năm 1995, có hai bài liên quan đến người Dao ở Việt Nam. Báo cáo

của học giả Trung Quốc Trương Hữu Tuấn “Mấy vấn đê người Dao di cư vào

Việt Nam” [89, tr.376 - 385] và của người Pháp Jacques Lemoine “Khai quat vê

di sản văn hoa Dao và hiện đại hoa ở Việt Nam” [49, tr.391-399]. Trong bài viết

của mình, J. Lemoine đã nhận định: “Sự đa dạng của cac nhóm cung bản sắc

riêng của mỗi nhóm là đặc điểm chinh của người Dao ở Việt Nam. Ngày nay, khi

xem xét những nét đặc trưng của người Dao chúng ta có thể thấy rằng, ngoài

ngôn ngữ và tên goi ho đặt cho mình và những nhóm khac còn có thể chú ý đến

những đặc điểm vê nhà ở, trang phục, tập quan và tôn giao riêng”. Tuy nhiên,

các nghiên cứu này đều không đề cập đến hôn nhân của người Dao ở Việt Nam

nói chung và nhất là của người Dao Họ nói riêng.

1.1.2. Nghiên cứu của một số học giả trong nước về người Dao ở Việt

Nam và hôn nhân của tộc người này

- Những nghiên cứu trước Đổi mới năm 1986

Trước năm 1986 có khá nhiều nghiên cứu về người người Dao ở nước ta,

song, dưới đây chi đề cập đến một số công trình.

Năm 1778, Hoàng Bình Chính viết cuốn “Hưng Hóa phong thổ lục” [12],

đã nhắc đến nhóm người Mán (danh từ chung chi các dân tộc ít người), và nói

đến người Dao thời ấy đã có mặt ở Châu Thủy Vĩ (Lào Cai) và Văn Bàn. Năm

1856, Phạm Thận Duật viết tác phẩm “Hưng Hóa ký lược” và tập trung đề cập

nhiều đến các dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam, trong đó có người Dao. Trong mục

“Phong tục tập quan”, Phạm Thận Duật nhắc đến đôi nét về người Mán Sừng

(Dao Đo), người Mán Đạn Tiên (Dao Làn Tien), người Sơn Tạng [23, tr.183-

185]. Tuy nhiên, những bài viết này cũng đã tập trung vào tên gọi, đặc điểm

trang phục và một số tập quán trong hoạt động kinh tế, lối sống. Các vấn đề hôn

nhân, gia đình, dòng họ... vẫn còn bo ngo.

Page 17: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

11

Như vậy, dưới thời phong kiến, ở nước ta đã có nghiên cứu về người Dao.

Nhưng do nguồn tư liệu hạn chế nên hầu hết các tác phẩm kể trên đều rất sơ

lược. Tuy nhiên, các tác phẩm này là nguồn sử liệu quan trọng để tìm hiểu về

thời gian, địa bàn người Dao di cư đến Việt Nam.

Từ khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, để phục vụ cho việc hoạch

định và thưc hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, nên từ cuối thập kỷ

50 đến đầu thập kỷ 70 thế kỷ trước, các nhà khoa học nước ta đã tiến hành

nghiên cứu cơ bản về các dân tộc, trong đó có người Dao, nhằm xác định thành

phần các dân tộc ở ở nước ta. Năm 1959, Mạc Đường có bài viết “Dân tộc Mán”

trong cuốn “Cac dân tôc thiểu số ở Việt Nam” [34, tr.119 -138] giới thiệu một

cách sơ lược về người Dao từ nguồn gốc lịch sử, dân số, các nhóm Dao, kinh tế -

xã hội... trong công trình này tác giả cho biết, hôn nhân ở người Dao Lô Gang là

do cha me quyết định, nặng về thách cưới, các gia đình Dao đều thích lấy rể,

nhận con nuôi... [31, tr.130]. Đây là tư liệu quy để chúng tôi kế thừa.

Đặc biệt, năm 1971 các tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông

Trung và Nguyễn Nam Tiến công bố chuyên khảo “Người Dao ở Việt Nam”

[30]. Công trình này đề cập đến nhiều lĩnh vưc của đời sống người Dao với

nguồn tư liệu điền dã phong phú, chính xác, cụ thể. Lần đầu tiên các tác giả cho

người đọc biết một số nguyên tắc hôn nhân như hôn nhân ngoài dòng họ, hôn

nhân nội tộc người, không có hôn nhân con cô con cậu... và cách thưc hiện các

bước hôn nhân, đặc điểm lễ cưới ở từng nhóm Dao. Song, hôn nhân của người

Dao Họ cũng chưa được đề cập đến, đây cũng là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, công

trình này cũng như các công trình vừa đề cập ở trên đã công bố từ 40 năm trước,

chủ yếu mô tả dân tộc học, do đó cần được được cập nhật về những biến đổi

trong thời gian gần đây.

Năm 1972, hai tác giả Hà Văn Viễn và Hà Văn Phụng công bố công trình

“Cac dân tôc thiểu số ở Tuyên Quang” [106], do Ban Dân tộc Tuyên Quang xuất

Page 18: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

12

bản. Nội dung công trình này tập trung giới thiệu sơ lược về các dân tộc ở tinh

Tuyên Quang, trong đó có người Dao trên các lĩnh vưc như tộc danh, nguồn gốc

lịch sử, dân số, đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa... Bước đầu, đề cập khái quát

đến đặc điểm hôn nhân của một số nhóm Dao ở Tuyên Quang như Dao Quần

Trắng, Dao Đo, Dao Tiền, Dao Thanh Y...

Có thể nói, cuốn “Người Dao ở Việt Nam” về tư liệu và phương pháp

nghiên cứu vẫn còn nguyên giá trị, hơn hẳn nhiều cuốn “Dân tộc chí” viết về

người Dao ở Việt Nam hay các xuất bản về người Dao ở các địa phương vào thời

điểm đó. Bởi một số công trình tư liệu thiếu cụ thể, nhất là nguồn gốc lịch sử,

hoặc “mô tả văn hóa tộc người như thể chúng không có thời gian, giống như các

hiện vật ở bảo tàng, và nhìn văn hóa của người Dao luôn ở trạng thái tĩnh tại

không biến động” [14, tr.47-67].

Nhìn chung, các nghiên cứu về người Dao của các học giả trong nước ở

giai đoạn trước năm 1986 đều viết dưới dạng mô tả dân tộc học, do đó rất cần

được tiếp tục bổ sung tư liệu cập nhật với tình hình hiện nay, nhất là những biến

đổi đang diễn ra trong đời sống của người Dao.

- Những nghiên cứu tư Đổi mới năm 1986 đến nay

Sau năm 1986, nghiên cứu về người Dao ở nước ta vẫn được nhiều nhà

khoa học quan tâm trên cơ sở kế thừa các kết quả của các nhà khoa học đi trước.

Trong lĩnh vưc hôn nhân và gia đình của người Dao nói chung và các nhóm Dao

nói riêng đã có không ít bài viết, sách được công bố.

Trước hết, phải kể đến cuốn “Dân ca Dao” của Triệu Hữu Ly, [63], trong

đó đã đề cập đến một số bài ca khuyên dạy trai, gái người Dao khi chọn người

kết hôn phải không cùng dòng họ, người đàn ông không được tham nhiều vợ...

Đặc biệt, sau Hội thảo Quốc tế “Dao học” lần thứ 7 (1995) tổ chức tại Thái

Nguyên đã có nhiều nghiên cứu về người Dao được công bố. Ngoài cuốn kỷ yếu

Page 19: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

13

của Hội thảo “Sự phat triển văn hóa xa hôi của người Dao: Hiện tại và tương

lai”, còn xuất hiện các chuyên luận, công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian

của người Dao: “Tục ngữ, câu đố dân tôc Dao” của Trần Hữu Sơn (1998), [80].

Các tác phẩm ấy góp phần dưng lại diện mạo văn học dân gian người Dao, trong

đó có nói đến hôn nhân và cưới xin của tộc người này.

Từ năm 1995 đến nay có khá nhiều ấn phẩm được xuất bản với chủ đề về

phong tục tập quán, trong đó có hôn nhân và lễ cưới của người Dao ở nước ta.

Có thể kể đến một số công trình như: “Văn hóa truyên thống của người Dao ở

Hà Giang” do Phạm Quang Hoan - Hùng Đình Quy (Chủ biên) [44]; “Môt số

vấn đê người Dao Quảng Ninh” của Nguyễn Quang Vinh, [111]; “Phong tục tập

quan người Dao Thanh Hóa” của Đào Thị Vinh, [110]; “Tập tục chu kỳ đời

người của các tôc người ngôn ngữ Mông - Dao ở Việt Nam” của Đỗ Đức Lợi,

[59]; “Cac nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiên ở Ba Bể,

Bắc Kạn” của Lý Hành Sơn, [78]; “Người Dao ở Lạng Sơn” của Ly Dương

Liễu, [57]; “Người Dao ở Việt Nam - The Yao people in Vietnam” (sách ảnh)

[67]; “Phát triển bên vững văn hóa tôc người trong quá trình hôi nhập ở vùng

Đông Bắc” do Vương Xuân Tình và Trần Hồng Hạnh đồng Chủ biên) [88];

“Người Dao Quần Chẹt ở miên núi và trung du Bắc Bô” do Nguyễn Ngọc

Thanh làm chủ biên [84]; “Phát triển nông thôn miên núi và dân tôc trong thời

kỳ chuyển đổi kinh tế (tư thực tiễn môt xã vùng cao Tây Bắc)” do Trần Văn Hà

làm chủ biên [40], trong đó có bài dài 60 trang do Vũ Tuyết Lan viết về biến đổi

trong hôn nhân và gia đình của hai nhóm Dao Tiền và Dao Quần Chet xã Tu Lý,

còn Nguyễn Anh Cường viết về trang phục trong lễ cưới của hai nhóm Dao này.

Từ sau 1986, có khá nhiều bài viết về hôn nhân, cưới xin của người Dao, kể

cả sư biến đổi văn hóa hôn nhân. Đó là các công trình: “Phong tục cưới xin của

người Dao Quảng Ninh”, của Vũ Đình Lợi [60]; “Lễ cưới của người Dao Tiên ở

Ba Bể, Bắc Kạn” của Ly Hành Sơn [76]; “Lễ cưới người Dao Tuyển” của Trần

Page 20: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

14

Hữu Sơn (Chủ biên) [81]; “Lễ cưới của người Dao Lô Gang (xóm Ba Nhất, xã

Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thai Nguyên)” của Nguyễn Thị Quế Loan

[58]; “Tìm hiểu hôn nhân và gia đình của người Dao ở xã Yên Lạc, huyện

Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” của Vũ Thị Hồng và tập thể tác giả [45]; “Hôn

nhân và gia đình của người Dao ở xã Yên Lạc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao

Bằng” của Đào Quang Vinh [109]; “Hôn nhân và gia đình truyên thống của

người Dao Quần Trắng ở xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”,

của Nguyễn Thị Thanh Hải [42]; “Tục đặt cau của người Dao Thanh Phan” của

Thu Hương [48]; “Cac nghi lễ hôn nhân của người Dao Quần Chẹt (Trường hợp

xa Yên Đơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Tho)” của Vũ Tuyết Lan [51]; “Lễ cưới

cổ truyên ở người Dao Quần Trắng bản Khâu Lình” của Đàm Thị Uyên -

Nguyễn Văn Luyện [102]; “Quan niệm truyên thống vê hôn nhân của người Dao

Quần Chẹt” của Vũ Tuyết Lan [52]; “Hôn nhân và gia đình của người Dao

Quần Chẹt - truyên thống và biến đổi (Nghiên cứu trường hợp xóm Mạ, xã Tu

Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình)” của Vũ Tuyết Lan [53]; “Đam cưới người

Dao”, của Mộng Đắc [29]; “Môt số biến đổi trong hôn nhân của người Dao

Quần Chẹt ở xóm Mạ, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình”, của Vũ Tuyết

Lan [54]; “Nghi lễ trong việc cưới - việc tang của người Dao Khâu (ở Sìn Hồ,

Lai Châu)” của Tẩn Kim Phu [70]; “Khảo sát dân ca Qua lang (Ày quai jẳng

jùng) của dân tôc Dao Tuyển ở Lào Cai” của Lê Ngọc Quỳnh [73]; “Lễ cưới

người Dao Tuyển” của Trần Hữu Sơn (Chủ biên) [81]; “Lễ cưới người Dao Nga

Hoàng” của Nguyễn Mạnh Hùng [46]; “Thơ ca hôn lễ người Dao Đỏ ở Lào

Cai” của Chảo Văn Lâm [55]; “Nghi lễ hôn nhân của người Dao di cư thôn Hợp

Thành, xã Ea Mdroh, huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk” của Lê Thị Thoa [86];

“Hôn nhân hỗn hợp của người Dao Thanh Y ở xã Thượng Yên Công, thành phố

Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” của Cao Thị Thường [87]; “Nghi lễ hôn nhân của

người Dao Đỏ ở xã Bản Phùng, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” của Nguyễn Thị

Kim Hoa [43]...

Page 21: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

15

Hầu hết các công trình trên đều đề cập đến tập quán hôn nhân và đặc điểm

lễ cưới của từng nhóm Dao ở các địa phương được nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa

có bài viết nào về hôn nhân người Dao Họ. Trong các công trình ấy, đáng chú y

là tác phẩm “Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiên ở

Ba Bể, Bắc Kạn” của Lý Hành Sơn, bởi tác giả đã miêu tả khá sinh động các

nghi lễ sinh đe, cưới xin, cấp sắc, tang ma và cả quá trình biến đổi các nghi lễ ở

nhóm Dao Tiền huyện Ba Bể, để từ đó có những nhận xét về vai trò, chức năng,

giá trị của các nghi lễ này cũng như các đặc điểm tộc người được phản ánh qua

từng nghi lễ. Riêng tác phẩm “Lễ cưới người Dao Tuyển” của Trần Hữu Sơn

(2001) lại có cách tiếp cận mới về hôn nhân của người Dao, bởi tác giả không

chi miêu tả trình tư lễ cưới mà còn đề cập đến nghệ thuật âm nhạc, ngôn từ, trang

trí... Về trình tư, tác giả đã trình bày các bước trong đám cưới của người Dao

Tuyển ở Lào Cai: vượt cửa ải tức gặp tốp nam nữ nhà gái mời rượu dọc đường

và phải hát đối, vượt Thành Hoàng làng, trình Hồng thư, dâng vật cưới cho tam

đại nhà gái, xin mệnh cô dâu, làm lễ hợp duyên, chú rể trình tam đại nhà gái, cô

dâu chú rể cùng bái tam đại nhà gái. Đến nhà trai lại có các lễ: trình tam đại nhà

trai, hát tạ ơn đoàn nhà gái, tiễn đoàn nhà gái ra về. Bên cạnh đó, hầu hết các ấn

phẩm trên đều đề cập tới lễ cưới và các bước tiến hành nghi lễ này của một số

nhóm Dao, đặc biệt là các nhóm DaoTiền, Dao Đo, Dao Quần Chet, Dao Áo Dài

(Dao Tuyển)... Đây là những tư liệu quy để luận án so sánh và kế thừa.

Rõ ràng, qua tổng quan những công trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu

trong và ngoài nước viết về người Dao ở Việt Nam, cho thấy, các công trình này

đã đề cập đến nhiều vấn đề từ nguồn gốc, lịch sử, tên gọi, cơ sở phân chia các

nhóm địa phương người Dao... cho đến các đặc điểm trong sinh kế, tổ chức xã

hội, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần. Trong đó, những nghiên cứu về

người Dao Tiền, Dao Tuyển, Dao Đo và Dao Quần Chet, Dao Thanh Y, Dao Lô

Gang đều đề cập đến hôn nhân dưới nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt, hôn nhân

người Dao Họ ở hai tinh Lào Cai và Yên Bái hầu như chưa có công trình nào đề

Page 22: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

16

cập. Mặt khác, khi viết về hôn nhân của một số nhóm Dao, các công trình trên

đều chưa quan tâm đến sư biến đổi đang diễn ra trong đời sống ở các nhóm Dao

này. Tuy nhiên, đây là nguồn tư liệu quy để chúng tôi so sánh với chủ đề nghiên

cứu của luận án này.

Như vậy, việc thưc hiện đề tài luận án hôn nhân của người Dao Họ ở huyện

Bảo Thắng là cấp thiết, có y nghĩa ly luận và thưc tiễn sâu sắc, nhằm bổ sung tư

liệu cho khoảng trống mà các nghiên cứu trước chưa có điều kiện thưc hiện, làm

cho hiểu biết về người Dao ở Việt Nam được đầy đủ hơn.

1.2. Cơ sở lý thuyết

1.2.1. Một số khái niệm

Hôn nhân là mối quan tâm của nhiều ngành khoa học: Xã hội học, Sử học,

Triết học, Luật học... trong đó có Nhân học. Để có cơ sở lý luận và định hướng

tiếp cận, nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài một cách phù

hợp, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu một số khái niệm: hôn nhân, phong tục, tập quán,

kiêng kỵ, nghi lễ... Từ đó, có được những nhận thức và cái nhìn bao quát về các

nghi lễ gắn với hôn nhân của người Dao Họ. Trong khuôn khổ luận án, các khái

niệm trên được tìm hiểu từ góc độ Nhân học và đó cũng chính là cơ sở lý luận để

nhận định và giải quyết vấn đề cần nghiên cứu.

- Hôn nhân

Hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn (Luật

Hôn nhân và Gia đình năm 2000), [61]. Hôn nhân là một dạng liên kết khác giới

thuộc loại đặc biệt được tập quán cùng luật pháp công nhận và bảo vệ, có giá trị

lâu dài. Khái niệm hôn nhân không thể được rút gọn về một tiêu chuẩn riêng, như

tính hợp pháp hay khả năng tái sinh sinh học và xã hội... Dù có sư khác biệt về

văn hóa và mức độ chịu trách nhiệm, thì hôn nhân, ở bất cứ đâu, vẫn được công

nhận là thể chế xã hội để bảo đảm sư kế tục hợp pháp, được xã hội bảo vệ và ở

Page 23: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

17

mức độ nhiều hay ít, chịu sư điều tiết của xã hội, lý giải sư tiếp tục thừa kế và

đòi hoi sư tương trợ, hợp tác của cả đôi bên [37 tr.222]. Còn theo Tư điển Nhân

hoc, hôn nhân là mối quan hệ gắn bó được thừa nhận về mặt xã hội giữa một

người đàn ông và một người đàn bà, nhằm duy trì nòi giống một cách hợp pháp,

tạo lập gia đình hạt nhân mới... [94, tr.519].

Có thể nói, hôn nhân là hiện tượng xã hội, là một trong những đặc trưng cơ

bản của văn hóa tộc người. Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, hôn nhân đều

trải qua những hình thức và tính chất khác nhau.

Còn Emily A.Schult, Robert H.Lavenda (2001), [35] thì đưa ra định nghĩa:

“Hôn nhân là một quá trình xã hội mà mô hình của nó là sư kết hợp giữa một

người đàn ông với một người đàn bà, là một sư kiện làm biến đổi những thành

viên của nó, làm thay đổi quan hệ giữa những người thân thuộc của mỗi bên và

duy trì những khuôn mẫu xã hội thông qua việc sinh đe cùng với một số quyền

lợi và nghĩa vụ đi kèm” [35, tr.342]. Hai tác giả cho rằng “hôn nhân bao hàm

một sư thay đổi trong vị trí xã hội của hai người và ảnh hưởng đến vị trí xã hội

của con cháu. Một hôn nhân đòi hoi phải có một người nam và một người nữ và

quy định mức độ quan hệ tính giao các thành viên trong hôn nhân có thể có với

nhau, xếp từ quan hệ độc quyền đến quan hệ ưu tiên. Hôn nhân cũng tạo nên tính

hợp pháp của con cái do người vợ sinh ra và thiết lập các mối quan hệ giữa họ

hàng bên vợ và họ hàng bên chồng” [35, tr.343]. Theo ly giải của các tác giả,

nhiều xã hội được tổ chức trên cơ sở thân tộc, có nghĩa là trên những mối quan

hệ bắt nguồn từ kinh nghiệm chung của con người về hành vi tính giao và sinh

đe. Trong đó, những quan hệ bắt nguồn từ hành vi tính giao được gọi là hôn

nhân, những mối quan hệ dưa trên sinh đe được gọi là quan hệ dòng họ [35,

tr.266-267].

Về mặt xã hội, hôn nhân có các đặc điểm: Hôn nhân làm thay đổi địa vị của

các mối liên hệ; Hôn nhân thay đổi các quan hệ họ tộc của mỗi bên; Hôn nhân

Page 24: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

18

duy trì xã hội và các mô hình xã hội thông qua sinh con cái; Về mặt biểu tượng,

hôn nhân thể hiện qua lễ cưới trang trọng, đánh dấu sư biến đổi của hai cá nhân

trở thành vợ chồng.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng tìm hiểu và áp dụng trong luận

án một số khái niệm khác có liên quan tới hôn nhân như sau: (i) Về nôi hôn, theo

Emily A.Schultz, Robert H.Lavenda (2001), “Nội hôn là khi người ta chi được

phép lấy người thuộc cùng một nhóm xã hội với mình” [35, tr.308]; (ii) Ngoại

hôn là khi người ta kết hôn với người thuộc ngoài nhóm xã hội với mình; (iii)

Nôi tôc hôn là sư lưa chọn người đối ngẫu để kết hôn trong cùng một nhóm thân

tộc, họ hàng bởi luật tục hoặc tập quán đã định rõ; (iv) Ngoại tôc hôn là quy tắc

kết hôn ngoài nhóm thân tộc, họ hàng bởi luật tục hay tập quán đã định rõ; (v)

Hôn nhân hỗn hợp dân tôc là khái niệm dùng để chi sư kết hôn giữa hai người

không cùng dân tộc; (vi) Chế đô môt vợ môt chồng là hình thức hôn nhân giữa

một người chồng và một người vợ vào mọi thời điểm nhất định [50, tr.310]; (vii)

Chế đô đa thê là chế độ mà một người đàn ông có thể cưới nhiều vợ cùng một

lúc [50, tr.310]; (viii) Chế đô đa phu là khái niệm để chi một người phụ nữ có

thể lấy từ hai người chồng trở lên, có ba hình thái chính là đa phu huynh đệ, đa

phu kết hợp và hôn nhân phụ.

Qua các khái niệm về hôn nhân, luận án sử dụng khái niệm theo Tư điển

Nhân hoc về hôn nhân và các quan điểm về mặt xã hội trong hôn nhân của Emily

A.Schult, Robert H.Lavenda (2001), [35].

- Phong tục

Theo Tư điển tiếng Việt, phong tục là thói quen có từ lâu đời, đã ăn sâu vào

đời sống xã hội, đã được mọi người công nhận và tuân theo [95, tr.1216]. Nếu

theo Tư điển Văn hóa, Tin ngưỡng, Phong tục thì, phong tục sinh ra do nhu cầu cuộc

sống, phát triển và định hình theo sư định hình của xã hội, tạo nên truyền thống.

Phong tục có sức sống bền vững, một phần quan trọng là nhờ sư hình thành hệ

Page 25: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

19

thống. Chẳng hạn hệ thống vòng đời (từ lúc sinh ra đến khi chết đi); hệ thống

vòng cây trồng (từ gieo hạt đến thu hoạch); hệ thống vòng thời tiết (theo mùa).

Ba hệ thống này tạo thành nếp sống truyền thống. Dấu ấn lịch sử cũng tất yếu in

vào các hệ thống đó (qua các giai đoạn xã hội nguyên thủy đến xã hội văn minh).

Sinh hoạt phong tục cho thấy rõ rệt tâm thức folklore và ứng xử folklore của quần

chúng qua sư bền vững và biến đổi của nó [96, tr.779]. Qua đây, nội dung luận

án đã sử dụng linh hoạt cả hai khái niệm này.

- Tập quan

Luận án sử dụng khái niệm Tập quán trong Từ điển tiếng Việt như: “Tập

quán là thói quen hình thành từ lâu và đã trở thành nếp trong đời sống xã hội của

một cộng đồng dân cư, được mọi người công nhận và tuân theo” [95, tr.1393].

Có nghĩa, tập quán là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình

thành trong lịch sử, được cộng đồng thừa nhận, truyền qua nhiều thế hệ và ai

cũng tuân theo ở một địa phương nhất định. Tập quán của cộng đồng chi phối

mỗi thành viên sống trong cộng đồng đó.

Tuy nhiên, tập quán không mang tính bắt buộc, cố định như nghi lễ hoặc nghi

thức được trình bày dưới đây, nhưng cũng không tùy tiện theo hoạt động sống

thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững nhưng cũng

vận động và biến đổi theo thời gian và sư biến đổi của xã hội.

- Kiêng kỵ

Qua một số tài liệu được biết rằng, kiêng kỵ là sư cấm đoán được chấp

nhận mang tính lễ nghi để ngăn chặn việc tiếp xúc với một đồ vật, một người hay

một hoạt động nào đó. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ Polynesia, nơi những cấm

kỵ đóng vai trò quan trọng về văn hóa. Những cấm kỵ thông thường gồm những

điều ngăn cấm như ăn một số thức ăn nhất định, chạm vào người tối cao (vua)

hoặc người bị xã hội ruồng bo, đụng vào xác chết...

Page 26: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

20

Đối tượng kiêng kỵ được coi là linh thiêng hay ô uế, nên vi phạm cấm kỵ

không chi đơn coi là phạm tội mà còn là hành vi nhơ nhuốc. Phạm vào điều kiêng

kỵ sẽ dẫn đến sư trừng phạt của siêu nhiên hay sư rủi ro. Điều cấm kỵ liên quan

đến những người có vị trí xã hội thấp. Người ở ngoài lề xã hội như những ke

thống trị, những cái không được sờ mó và các nhà tu khổ hạnh thường là những

điều cấm đối với người dân thường; những người trong giai đoạn chuyển đổi về

mặt xã hội, chẳng hạn như những người mới được thụ giáo thường bị buộc phải

tuân theo một số điều cấm kỵ đặc biệt.

Khái niệm này được áp dụng trong luận án khi nghiên cứu về một số nghi

lễ, nguyên tắc kết hôn... của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng.

- Nghi lễ

Theo Tư điển tiếng Việt, nghi lễ “là nghi thức và trình tư tiến hành của một

cuộc lễ” [95, tr.866]. Theo Đặng Nghiêm Vạn, nghi lễ tôn giáo được thưc hành

thường gắn liền với một thưc thể siêu linh hay một thế giới vô hình nào đó liên

quan đến niềm tin tôn giáo hoặc do tôn giáo quy định và thường biểu hiện chức

năng tâm ly trong đời sống của tín đồ. Nghi lễ có thể dùng để giải toa những nỗi

bất an của con người ở cuộc sống trần tục, cũng có thể đưa con người đến gần

hơn với thế lưc siêu nhiên mà họ tin tưởng [103, tr.130].

Qua hai định nghĩa trên, luận án áp dụng khái niệm nghi lễ như là tập hợp

các hành vi con người đã được mã hóa, có sư hỗ trợ của thể chất, một giá trị

biểu tượng lớn đối với những người thưc hiện và những người chứng kiến và nó

được tạo dưng trên cơ sở nhất quán tư tưởng. Hành vi đó có tính thiêng liêng,

lặp đi lặp lại nhằm tôn thờ thế lưc nào đấy của từng cộng đồng cụ thể, biểu hiện

qua thờ cúng và có nhiều dấu ấn gắn với sinh hoạt của người dân. Nghi lễ biểu

hiện mọi khía cạnh đời sống vật chất, tinh thần của con người, nhóm người

hoặc tộc người, do đó dù ở hình thái xã hội nào, nghi lễ cùng có tính cộng đồng

hoặc tộc người. Vì vậy, hôn nhân của người Dao Họ không thể thiếu nghi lễ,

chẳng hạn như lễ ăn hoi, lễ cưới, lễ lại mặt...

Page 27: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

21

1.2.2. Cơ sở lý thuyết

- Thuyết liên minh hôn nhân

Theo cuốn Tư điển Nhân hoc, thuyết liên minh hôn nhân được đề xướng

bởi các nhà nhân học theo trường phái Cấu trúc, như Levis-Straus, Louis

Dumont... Dưới quan điểm của họ, chính nguyên tắc ngoại hôn trong hôn nhân

đã tạo ra sư liên minh giữa các nhóm dòng họ, gia đình, hay nói cách khác, là tạo

ra nhiều mối quan hệ xã hội mới. Hôn nhân không chi đơn thuần là mối quan hệ

giữa người vợ và người chồng mà còn là mối quan hệ giữa hai dòng họ của vợ

và của chồng, cũng như mối quan hệ giữa cặp vợ chồng và bà con thân thuộc của

họ và với các dòng họ khác [94].

Trong hai tác phẩm “Cấu trúc xa hôi” và “Cac cấu trúc cơ bản của thân

tôc”, Levis-Strauss đã đưa ra quan điểm về liên minh hôn nhân. Theo ông, ngoại

hôn (exogamy) là luật phổ biến nhằm ngăn cản sư hôn nhân trong một gia đình

và do đó tạo ra xã hội. Ngoại hôn buộc những người đàn ông phải cho chị gái và

con gái của họ, bằng con đường hôn nhân, tới những người đàn ông của gia đình

khác, và tìm kiếm vợ của họ ở các gia đình khác. Sư trao đổi phụ nữ liên kết các

gia đình thành một nhóm có quan hệ qua lại với nhau và tạo ra đoàn kết giữa họ.

Vì vậy, chức năng ngoại hôn là thiết lập sư trao đổi giữa các gia đình và để hòa

nhập họ vào một hệ thống xã hội rộng hơn.

Áp dụng thuyết liên minh hôn nhân, tác giả luận án muốn tìm hiểu về

nguyên tắc hôn nhân của người Dao Họ ở địa bàn nghiên cứu, nhất là xem xét

các mối quan hệ giữa hai bên trai gái trong quá trình thưc hiện các nghi lễ hôn

nhân, và sau khi đã trở thành vợ chồng. Bên cạnh đó, thuyết này còn giúp luận

án giải quyết một số vấn đề liên quan đến bản chất hôn nhân của người Dao Họ

cũng như hình thức hôn nhân của người Dao...

Page 28: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

22

- Thuyết cấu trúc nghi lễ

Các nhà ly thuyết Chức năng người Anh như Malinowski, Radcliffe-Brown

lấy từ ly thuyết của Durkheim với quan niệm rằng tôn giáo của một dân tộc vừa

phản ánh cấu trúc hệ thống xã hội của họ vừa có chức năng duy trì hệ thống đó

trong tình trạng hiện tại của nó. Một số nhà nhân học châu Âu khác đưa ra nhận

định rằng, hệ thống tín ngưỡng của một nền văn hóa có một lôgích nội tại đem

lại y nghĩa cho các hành động nghi lễ. Trường phái Anh Quốc lập luận rằng sư

hiện diện mỗi tập tục phải được giải thích bằng hiệu quả hiện thời của nó đối với

hệ thống xã hội, y nghĩa của mỗi tập tục...

Dưa vào thuyết cấu trúc nghi lễ, luận án có cơ sở để phân tích, đánh giá

việc thưc hiện các nghi lễ hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, kể cả

tìm hiểu vai trò các ông bà mối,... trong các nghi lễ ấy. Đồng thời, thấy được

những tác động của các nghi lễ và quan niệm tín ngưỡng đến tập quán hôn nhân

của người Dao Họ và những biến đổi hiện nay.

- Thuyết biến đổi văn hóa

Lý thuyết biến đổi văn hóa là một quá trình diễn ra trong tất cả các xã hội

và là lĩnh vưc nghiên cứu quan trọng của Nhân học. Khi nghiên cứu về biến đổi

văn hóa, các nhà nhân học thường lý giải dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận

khác nhau như Tiếp biến văn hóa, Tiến hóa luận, Truyên ba văn hóa, Chức năng luận,

Thuyết hệ thống thế giới, Thuyết sinh thai văn hóa... Để lý giải sư biến đổi của nghi lễ

diễn ra trong đám cưới của luận án này, chúng tôi thiên về cách tiếp cận Tiếp biến

văn hóa (Acculturation).

Tiếp biến văn hóa diễn giải sư thay đổi văn hóa do tiếp xúc của hai hệ

thống văn hóa độc lập; sư tiếp xúc đó làm tăng đặc tính của nền văn hóa này

trong nền văn hóa kia. Quá trình này bao hàm sư tương tác phức tạp với các tiến

Page 29: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

23

trình phát triển xã hội kèm theo, giới hạn của mỗi tiến trình phát triển đã được

trình bày trong hai Biên bản ghi nhớ quan trọng do Hội đồng Nghiên cứu Khoa

học xã hội được ủy nhiệm thưc hiện (Redíieid et al. 1936; Broom et al. 1954).

Khi các nền văn hóa tiếp xúc nhau, nền văn hóa trao tặng không thể đưa ra đầy

đủ các yếu tố của mình và hệ thống giá trị riêng của nền văn hóa tiếp nhận có thể

che chắn hoặc thay đổi yếu tố nào đó. Tiếp biến văn hóa làm xoay chuyển dòng

chảy các yếu tố văn hóa giống như khi đất đai xâm chiếm được hoặc các tình

huống bất ổn chính trị - xã hội khác. Tiếp biến văn hóa gồm nhiều quá trình như

truyền bá, thích nghi, phản ứng lại, với nhiều kiểu tái tổ chức văn hóa xã hội sau

quá trình tiếp xúc và sau cùng là “tan rã văn hóa”. Phạm vi điều chinh trong đó

có giữ lại đặc điểm văn hóa chủ đạo hay đặc trưng hơn là nhóm tiếp xúc có ảnh

hưởng lớn đồng hóa nhóm yếu hơn và có sư hợp nhất về văn hóa (mặc dù hiếm

xảy ra), do đó hai nền văn hóa có thể trao đổi các yếu tố để tạo nên một nền văn

hóa kế cận đặc biệt. Vì vậy, tiếp biến văn hóa bao hàm sư tương tác của hai hay

nhiều nhóm.

Cách tiếp cận khác về biến đổi văn hóa được các nhà nhân học giải thích

như sau. Những người ủng hộ Thuyết tiến hóa cuối thế kỷ XIX như Edward B.

Tylor (1881) và Lewis Henry Morgan (1877) nhìn nhận các nền văn hóa phi

phương Tây ở trạng thái tương đối tính. Với họ, các xã hội có thể được sắp xếp

có tôn ti trật tư trên một thước chia độ từ xã hội nguyên thủy đến xã hội văn

minh, trong đó các tộc người dưới đáy thước không gioi giang như những người

trên đinh thước. Theo họ, có một mô hình biến đổi văn hóa tổng quát trong đó tất

cả các xã hội vận động theo cùng một phương hướng và kết quả là, theo thời

gian, ngay cả các xã hội nguyên thủy nhất cũng sẽ ngày càng xích lại gần hơn

với các xã hội phương Tây trên đinh thước chia độ. Trong khi, Thuyết truyên bá

văn hóa có quan điểm cho rằng một quá trình trọng yếu trong biến đổi văn hóa là

vay mượn văn hóa hay truyền bá các đặc điểm văn hóa (như chủ đề sáng tạo,

Page 30: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

24

truyện dân gian và các giá trị) từ xã hội này sang xã hội khác. Đối với các nhà

nhân học Bắc Mỹ, các thuyết này rất có y nghĩa trong những thập kỷ đầu thế kỷ

XX. Phương pháp tiếp cận biến đổi văn hóa quan trọng khác trong nhân học Bắc

Mỹ là Thuyết sinh thai văn hóa.

Như vậy, biến đổi văn hóa luôn được các nhà khoa học quan tâm, song

cách tiếp cận vấn đề không giống nhau ở họ bởi đi theo những trường phái lý

thuyết khác nhau. Thuyết Tiếp biến văn hóa được chúng tôi vận dụng trong luận

án để lý giải sư biến đổi của hôn nhân truyền thống của người Dao Họ dưới tác

động của sư thay đổi tư nhiên - xã hội, nội bộ tộc người Dao...

1.3. Khái quát về người Dao ở Việt Nam và người Dao Họ ở huyện Bảo

Thắng, tỉnh Lào Cai

1.3.1. Vài nét về người Dao ở Việt Nam

Người Dao ở Việt Nam trước đây được gọi bằng nhiều tên khác nhau như

Động, Dạo, Xá, Mán... song phổ biến hơn cả là “Mán”. Những tên gọi này

không phải là tên tư gọi của dân tộc Dao.

Dân tộc Dao tư gọi mình là Kìm Miên, Kìm Mun hoặc Dìu Miên, Ìu Miên...

Kìm Miên hay Kìm Mùn có nghĩa là người sinh sống ở rừng, còn Dìu Miên hay

Ìu Miên có nghĩa là người Dao. Hiện nay, tên gọi Dao là tên chính thức của tộc

người này [30, tr.15 - 16].

Dân tộc Dao ở Việt Nam bao gồm nhiều nhóm địa phương. Mỗi nhóm địa

phương lại được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau, do họ tư gọi hoặc theo tên mà

các tộc người khác gọi họ. Vì có nhiều tên gọi các nhóm địa phương khác nhau

nên dẫn đến nhiều y kiến về phân loại các nhóm Dao ở Việt Nam [91, tr.30 - 37].

Căn cứ vào một số đặc điểm văn hóa các nhà Dân tộc học Việt Nam đã phân

loại dân tộc Dao theo bảy nhóm địa phương, bao gồm Dao Đo, Dao Quần Chet,

Dao Thanh Phán, Dao Tiền (Đeo Tiền, Tiểu Bản), Dao Quần Trắng (Dao Họ),

Page 31: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

25

Dao Thanh Y (Dao Chàm) và Dao Áo Dài (Làn Ten, Dao Tuyển). Phân loại theo

ngôn ngữ thì người Dao ở Việt Nam được chia thành hai nhóm Kìm Miên, gồm

các nhóm Dao Đo, Dao Tiền, Dao Quần Chet, Dao Thanh Phán, và Kìm Mùn,

gồm Dao Quần Trắng (Dao Họ), Dao Áo Dài và Dao Thanh Y [91, tr 30 - 37].

Theo các tài liệu đã công bố, người Dao ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung

Quốc, vì nhiều nguyên nhân đã di cư đến Việt Nam trong các khoảng thời gian

khác nhau từ khoảng thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XX, theo cả đường bộ, đường

thủy và đường biển [44, tr 19 - 21]. Khi di cư đến Việt Nam, người Dao cư trú ở

trên vùng rừng núi cao, du canh, du cư là chủ yếu. Chi đến những năm 1950 -

1960, theo chương trình vận động định canh định cư, hạ sơn của Đảng và Nhà

nước, người Dao mới chuyển xuống các bản làng vùng thấp hơn.

Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 01 - 4 - 2009, dân tộc Dao ở Việt

Nam có dân số 751.067 người. Địa bàn cư trú truyền thống của người Dao là các

tinh miền núi phía Bắc, trong những năm gần đây có thêm một số tinh vùng Tây

Nguyên và Đông Nam Bộ. Hiện nay, trừ tinh Bến Tre và Cà Mau, người Dao có

mặt ở hầu hết các tinh, thành trong cả nước.

1.3.2. Vài nét về địa lý hành chính huyện Bảo Thắng và sự phân bố cư

trú của người Dao Họ

Bảo Thắng thuộc tinh Lào Cai là huyện biên giới nằm ở trung tâm tinh với

diện tích tư nhiên là 691,55km2, huyện có 15 xã và thị trấn; bên hữu ngạn sông

Hồng có 5 xã và 1 thị trấn, bên tả ngạn sông Hồng có 7 xã và 2 thị trấn. Trong

đó, 3 thị trấn là Phố Lu (huyện lỵ), Nông trường Phong Hải, Tằng Loong; các xã

gồm: Phú Nhuận, Lu, Sơn Hà, Trì Quang, Xuân Quang, Phong Niên, Xuân Giao,

Gia Phú, Sơn Hải, Thái Niên, Bản Cầm, Bản Phiệt. Theo Báo cáo số 120/BC-

VHTT về Tổng kết 13 năm (2002 - 2015) thưc hiện Quyết định số

305/2002/QĐ-UBND ngày 26/7/2002 của UBND tinh Lào Cai về thưc hiện nếp

sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội [5] thì huyện Bảo Thắng có

Page 32: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

26

dân số là 106.704 người, gồm 17 dân tộc, sống tại 264 thôn bản của 15 xã, thị

trấn. Trong đó tộc người Dao 13.292 nhân khẩu, chiếm 12,45% (gồm Dao Đo,

Dao Tuyển, Dao Họ) đứng thứ hai sau người Kinh (68.669 người chiếm

64.27%), còn lại là các dân tộc khác. Riêng người Dao Họ, phân bố ở các xã với

số dân như sau: Sơn Hà - 588 người, Phú Nhuận - 253 người, Lu - 210 người và

Sơn Hải - 189 người... Ngoài ra, nhóm Dao Họ còn cư trú ở 11 thôn bản thuộc 5

xã là: Làng Khay, Lâm Giang, An Bình, Đông An và Quế Châu Hạ thuộc huyện

Văn Yên, tinh Yên Bái.

Tại huyện Bảo Thắng, người Dao Họ cư trú tập trung thành từng bản trên

các triền núi đất gần sông suối, thuận lợi cho làm ruộng nước và canh tác nương

rẫy [xem Phụ lục (PL) 4, ảnh 6]. Trước đây, người Dao Họ cư trú gần những

cánh rừng già nhiệt đới với động thưc vật phong phú. Cũng chính vì vậy, việc

săn bắt, hái lượm các sản vật có sẵn trong tư nhiên luôn là một hoạt động quan

trọng của người Dao Họ.

1.3.2.1. Nguồn gốc lịch sử người Dao Họ

Như đã trình bày, dân tộc Dao là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, họ sống

xen kẽ với nhiều dân tộc khác ở khắp các tinh miền núi và trung du Bắc Bộ, gần

đây một bộ phận nho đã di cư vào các tinh phía Nam. Trước đây, người Dao với

nhiều tên gọi khác nhau như Động, Dạo hay Dao, Mán, Xá... trong đó tên gọi

phổ biến hơn cả là Mán, Tuy nhiên, từ khi công bố Bản Danh mục Thành phần

các dân tộc Việt Nam vào năm 1979, tên gọi Dao trở thành tộc danh chính thức.

Như đã trình này, theo phân loại của các nhà nghiên cứu, dưa vào đặc điểm văn

hóa, người Dao ở nước ta có 7 nhóm: Dao Đo, Dao Tiền, Dao Quần Chet, Dao

Lô Gang, Dao Quần Trắng, Dao Tuyển, Dao Thanh Y. Song, có một bộ phận

Dao Quần Trắng ở hai tinh Lào Cai và Yên Bái tư nhận mình là Dao Họ, vì vậy

trong luận án này chúng tôi chi đề cập đến người Dao Họ.

Page 33: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

27

Qua nghiên cứu tại địa bàn huyện Bảo Thắng, cộng đồng người Dao Họ

thuộc nhóm Dao Quần Trắng. Người Dao Họ cũng như tộc người Dao ở Việt

Nam vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư đến Việt Nam qua nhiều thời kỳ

khác nhau, sớm nhất vào khoảng thế kỷ XIII. Qua một số tài liệu cho biết, thời

nhà Tống, người Dao phân bố ở khu vưc Hồ Động Đình, tinh Hồ Nam, Trung

Quốc; thời Minh, Thanh, người Dao di cư trên quy mô lớn xuống một loạt các

khu vưc Quảng Tây, Vân Nam, Việt Nam... [38, tr.59-68]. Gần đây, Trần Hữu

Sơn và Trần Thùy Dương công bố những phát hiện về thời gian, nguyên nhân di

cư của người Dao đến Việt Nam thông qua nguồn tư liệu sách cổ được sưu tầm

tại tinh Lào Cai. Trong bài Sach cổ của người Dao - Nguồn sử liệu quan trong

tìm hiểu lịch sử tôc người Dao, tác giả dưa vào cuốn Qua sơn bảng văn hay Bình

Hoàng khoang điệp để lần nữa khẳng định sư có mặt người Dao tại Việt Nam

vào thế kỷ XIII. Cuốn sách ấy được sưu tầm tại gia đình ông Phùng Xuân Thị, ở

bản Khe Cam, xã Ngòi A, huyện Văn Yên, tinh Yên Bái. Theo các tác giả, cuốn

sách có ghi rõ ngày cấp bảng văn là ngày 1 tháng 11 niên hiệu Cảnh Định Thứ

nhất, vào thời Nam Tống (từ 1260 - 1264). Đây là tài liệu minh chứng sư xuất hiện

người Dao ở Việt Nam từ thế kỷ XIII [64, tr.7].

Theo Phạm Văn Dương, quá trình người Dao từ Trung Quốc di cư đến tinh

Lào Cai và đặc biệt là huyện Bảo Thắng theo hai tuyến đường. Thứ nhất, người

Dao từ Quảng Đông vào Móng Cái (Quảng Ninh) qua Lục Ngạn và sông Đuống

đến vùng Yên Bái và ngược sông Chảy lên Lào Cai, vào cuối triều đại nhà Minh

(thế kỷ XVII). Tuyến thứ hai, vào năm Mậu Thân đầu triều Thanh (1668) người

Dao đến Vân Nam ở hai vùng Vân Sơn và Mông Tư. Từ Mông Tư, họ đến Kiến

Thuỷ, Hà Khẩu theo sông Hồng vào châu Thuỷ Vĩ (Lào Cai). Như vậy, khoảng

những năm cuối thế kỷ XVII người Dao đã có mặt ở tinh Lào Cai cho đến ngày

nay [27, tr.25].

Theo Bế Viết Đẳng và nhóm tác giả, người Dao Họ là một bộ phận của

Page 34: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

28

nhóm Dao Quần Trắng, có lịch sử từ tinh Phúc Kiến, Trung Quốc đến Việt Nam

vào khoảng thế kỷ XIII, theo đường Quảng Yên ngược lên Lạng Sơn, Cao Bằng,

Thái Nguyên, Tuyên Quang. Số ở lại Tuyên Quang gọi là Dao Quần Trắng, bộ

phận nho khác lại xuôi về Đoan Hùng (Phú Thọ) rồi ngược sông Hồng lên Yên

Bái, Lào Cai và mang tên gọi là Dao Họ [30, tr.23].

Có điều là cho đến nay, y nghĩa tên gọi Dao Họ vẫn chưa được giải thích rõ

ràng, rất có thể tên gọi Dao Họ là do người ngoài đặt cho bộ phận người này?

Bởi vì, người Dao Họ ở Lào Cai, cụ thể là ở huyện Bảo Thắng tư gọi mình là

Kêm Mần (nghĩa là người ở rừng). Còn người Dao Đo, Dao Quần Trắng thì gọi

họ là Trạ Mần (tức là người Dao Đen), trong khi đó người Dao Họ gọi người

Dao Quần Trắng là Pẹ Mần (có nghĩa là người Quần Trắng).

1.3.2.2. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội

- Đặc điểm kinh tế

Người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng từ lâu đời vốn thích nghi với các điều

kiện tư nhiên của vùng Tây Bắc Việt Nam. Họ không những biết tận dụng khai

thác nguồn lợi của thiên nhiên ban tặng mà còn biết bảo vệ, quản lý nguồn lợi

vốn có để phục vụ cho cuộc sống lâu dài. Trong quá trình lịch sử, họ đã tích lũy

được không ít kiến thức về môi trường, sử dụng đất, phương thức canh tác, cách

khai thác nguồn tài nguyên nước, tài nguyên rừng... Cho đến nay phần lớn những

kiến thức này được người Dao Họ duy trì, sử dụng dưới nhiều hình thức đa dạng

và ngày càng được phát huy những mặt tích cưc.

Trồng trot: Trước đây, người Dao Họ vốn là cư dân trồng trọt, họ làm

ruộng nước kết hợp canh tác nương rẫy. Ruộng chủ yếu khai hoang từ những

thung lũng, ven sông suối để lợi dụng nguồn nước tưới và họ chi trồng một vụ,

đồng bào canh tác nương theo dạng luân canh quay vòng. Trên nương, người

Dao Họ chi trồng một vụ lúa, họ gieo hạt tháng 4, tháng 9 thu hoạch. Ngoài ra,

Page 35: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

29

nương còn được trồng xen kẽ nhiều loại cây khác như ngô, khoai, sắn, mía, đậu,

chàm... Ngày nay, trên nương còn trồng các loại cây lấy gỗ: mỡ, trẩu và các cây

dược liệu quy như quế, hồi...

Chăn nuôi: Chăn nuôi của người Dao Họ khá phát triển. Mỗi nhà nuôi vài

con trâu, bò... và một số gà, vịt theo cách truyền thống. Trâu, bò nuôi phục vụ

trồng trọt; lợn gà nuôi làm lễ vật cho ma chay, cưới xin, ngày lễ trong năm.

Ngoài ra, họ còn tận dụng khe suối, đầm để nuôi thả cá. Gần đây, phẩn lớn các

sản vật còn mang ra chợ bán lấy tiền trang trải cuộc sống thường ngày và mua

sắm đồ dùng cho sinh hoạt như điện thoại, xe máy, ti vi...

Khai thac cac nguồn lợi thiên nhiên: Trong bối cảnh hiện nay, săn bắt ở

người Dao Họ không phổ biến nữa vì một phần do ít rừng tư nhiên, muông thú

cạn kiệt. Trước đây, săn bắt là công việc của đàn ông và thường diễn ra khi nông

nhàn, thú săn được như gà rừng, cầy, dũi... để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Công

cụ săn bắn chủ yếu là súng kíp, các loại cạm bẫy... tư chế. Hoạt động hái lượm là

công việc của người phụ nữ, họ vào rừng tìm măng, nấm, mộc nhĩ, các loại rau,

các loại cây thuốc...

Thủ công nghiệp: Các nghề phụ như dệt vải, nhuộm chàm khá phổ biến

trong các gia đình trước đây. Phụ nữ Dao Họ đều tư trồng bông và dệt vải may

quần áo. Tuy nhiên, vải dệt chi phục vụ gia đình, chưa thành hàng hóa. Ngày

nay, phụ nữ Dao Họ hầu như không dệt vải nữa mà mua vải công nghiệp về cắt

may theo kiểu cổ truyền. Các nghề thủ công khác như đan lát, rèn... ít có cơ hội

phát triển và dần bị mai một. Nguyên nhân do các sản phẩm công nghiệp được

phổ biến và tiện lợi, giá cả hợp ly nên đồng bào đã dần thay thế các vật dụng tre,

nứa truyền thống bằng các sản phẩm công nghiệp.

Các hoạt động sản xuất nêu trên đã đem lại cho người Dao Họ nguồn thu

nhập đáng kể góp phần để mua sắm những tiện nghi trong gia đình.

Page 36: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

30

- Đặc điểm làng bản

Làng bản đóng một vai trò quan trọng trong xã hội, bởi nó là một tế bào cơ

bản của một xã hội nông nghiệp. Dưới chế độ cũ, bên cạnh bộ máy cai trị của

chính quyền thưc dân phong kiến, người Dao Họ vẫn còn bảo lưu những tàn dư

của tổ chức công xã nông thôn. Hình thức xã hội này tồn tại cho tới Cách mạng

tháng Tám năm 1945. Ngày nay tuy xã hội phát triển nhưng vai trò của nó vẫn

tồn tại và có những đóng góp trong sư nghiệp đổi mới của đất nước. Làng bản

người Dao Họ là một không gian sinh tồn, có ranh giới, rừng, bãi chăn thả gia

súc, có nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Không gian sinh tồn đó

được các cộng đồng khác công nhận.

Nhìn chung, số lượng cư dân trong mỗi bản làng của người Dao Họ ở

huyện Bảo Thắng luôn biến đổi theo thời gian. Cho đến nay, mỗi bản người Dao

Họ đều có người đứng đầu, người đó có uy tín, khoe mạnh, trung thưc, công

bằng, biết làm kinh tế và biết thông thạo tiếng me đe và được dân bản bầu làm

người đại diện với trách nhiệm tổ chức cuộc sống và sản xuất, bảo vệ làng bản,

hòa giải các mâu thuẫn trong cộng đồng, theo dõi và tổ chức các các nghi lễ

phong tục tập quán diễn ra hàng năm.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 người Dao Họ sống du canh du cư,

cuộc sống không ổn định, quy mô làng bản nho bé chi năm đến bảy nóc nhà, nhà

nọ cách nhà kia khá xa. Theo truyền thống, những gia đình có cùng dòng họ

thường ở chung cùng khu vưc. Từ khi thưc hiện định canh định cư, nhất là sau

năm 1986, làng bản của đồng bào đã ổn định. Số lượng dân cư ngày một đông

hơn, nhu cầu lập gia đình và tách hộ nhiều hơn nên các gia đình tách hộ đã dần ở

đan xen với các dòng họ khác và thậm chí là khác dân tộc. Chính vì vậy quy mô

làng bản ngày càng gia tăng cùng với việc mở rộng giao lưu, tạo nên nhiều đổi

mới trong quan hệ dân tộc ở người Dao Họ, kể cả quan hệ hôn nhân hỗn hợp dân

tộc cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều.

Page 37: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

31

- Đặc điểm dòng họ và gia đình

Dòng họ người Dao Họ mang tính tông tộc, theo dòng cha. Ngày nay,

người Dao Họ ở Bảo Thắng có các dòng họ lớn như Bàn, Triệu, Ly, Đặng,

Trương... Các dòng họ đó khác nhau về ma tổ tiên, do vậy những người cùng ma

tổ tiên tuyệt đối không được kết hôn với nhau. Đồng bào nơi đây không có nhà

thờ họ như người Kinh nhưng những người cùng một dòng họ luôn có quan hệ

mật thiết với nhau, thường cư trú cùng một thôn bản. Trong mỗi dòng họ có

người đứng đầu được gọi là trưởng họ. Trưởng họ là người có uy tín, tiếng nói

nhất định mà mọi người luôn lắng nghe. Trong họ, mọi người được phân theo

thứ bậc tuổi tác, không phân biệt con chú con bác, trong cùng một thế hệ (vai vế)

ai sinh ra trước là anh chị, ai sinh ra sau là em. Trong gia đình, khi có công việc

lớn như tang ma, lễ cưới, cấp sắc, làm nhà mới... thì mọi người tới giúp đỡ bằng

vật chất như lương thưc, thưc phẩm, công sức. Đó là trách nhiệm, bổn phận và niềm

vui của các thành viên trong cùng dòng họ.

Qua nghiên cứu cho thấy, gia đình người Dao Họ theo hình thức gia đình

nho phụ hệ, đàn ông làm chủ nhà, thường là bố hoặc chồng của các gia đình nho.

Nếu bố già yếu thì con trai cả lên thay. Người anh cả luôn ở cùng bố me, phải có

trách nhiệm phụng dưỡng bố me, chăm lo cho các em nho khi bố me già yếu

hoặc chết. Nhiều trường hợp người em út nhận anh trai cả, chị cả là bố me. “Gia

đình ông Bàn Văn Sang đa cho con út là Bàn Văn Bóng nhận anh trai Bàn Văn

Hạnh làm bố nuôi. Gia đình tôi, bố tôi là ông Bàn Văn Sấm cho con út Bàn Thị

Hoa nhận tôi là chị ruôt làm mẹ nuôi” (Phong vấn chị Bàn Thị Hiền, 44 tuổi ở

thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai). Khi người em tiếp

theo lấy vợ, sẽ làm nhà mới để ra ở riêng. Theo tập quán, khi bố me chết, người

con trai cả luôn được thừa kế phần lớn hơn và ở lại ngôi nhà của bố me, có trách

nhiệm thờ cúng cha me, tam đại.

Page 38: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

32

Hai vợ chồng tre, hôn nhân được tiến hành dưa trên cơ sở quan niệm và

thưc hiện phong tục của người Dao, nhưng đều là nền tảng xây kết nên hạnh

phúc gia đình về sau, đồng thời, việc thưc hiện các tục lệ hôn nhân là điều kiện

để hai người thoa mãn nhau về tình cảm và gắn nghĩa vụ đối với gia đình, dòng

tộc. Bởi vậy, sau khi kết hôn, các cặp vợ chồng Dao Họ đều thương nhau, phấn

đấu xây dưng kinh tế gia đình ổn định, khá giả, sinh con đe cái, nuôi dạy chúng

nên người, phụng dưỡng cha me già, có trách nhiệm đối với gia đình, dòng tộc

cũng như nghĩa vụ với cộng đồng và xã hội.

Với hộ gia đình, họ tộc và đặc biệt là bên nhà trai, hôn nhân của đôi vợ

chồng tre góp phần khẳng định vị thế dòng họ với xóm làng và cộng đồng dân

cư. Trước kia, đời sống người Dao Họ ở đây rất nghèo, trong khi tục lệ thách

cưới lại nặng nề khiến nhiều gia đình không thể cưới vợ cho con, hoặc nếu có

cũng không xứng đôi vừa lứa. Vì thế, người Dao Họ cũng rất lo ngại khi nhà có

con gái lớn tuổi mà không ai để y tới, bởi quan niệm “Xả plù trụ loong làng”, tức

con gái lớn phải gả chồng. Trong suy nghĩ của đồng bào vẫn luôn coi con rể như

con trai, con dâu như con gái đe nên các bậc cha me luôn vui mừng khi gia đình

có thêm chàng rể, nàng dâu mới. Đặc biệt, người Dao Họ không coi trọng lắm

đến “môn đăng hộ đối” với thông gia mà chi quan tâm tới người con dâu hoặc

con rể có sức khoe, biết làm ăn, biết làm chủ gia đình hay không... Mối quan hệ

thông gia của người Dao Họ chính là mối liên kết tuy không cùng huyết thống,

song, lại cùng chung sức giúp nhau mỗi khi gặp hoạn nạn, rủi ro, cùng bảo vệ

nhau trước những mối đe dọa từ bên ngoài.

- Đặc điểm văn hoa vật chất

Ăn uống, hút

Người Dao Họ một ngày thường ăn ba bữa (bữa sáng và bữa tối là bữa ăn

chính, bữa trưa là bữa phụ). Họ quen ăn cơm te, cơm nếp chi dùng vào các dịp lễ

tết. Các loại thưc phẩm dùng trong bữa ăn là sản phẩm tư chăn nuôi như thịt lợn,

Page 39: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

33

cá, rau xanh, măng tre... gia vị chủ yếu khai thác từ rừng. Nay đồng bào còn mua

thêm thức ăn ở chợ, nhất là mỗi khi nhà có công việc hệ trọng.

Đồ uống truyền thống của đồng bào là nước nấu từ một số loại lá cây hái

trong rừng, có tác dụng như một thứ dược liệu. Họ cũng có tập quán uống rượu

như một số dân tộc, rượu được cất từ gạo, sắn và được ủ bằng men lá.

Đàn ông trước kia hút thuốc lào, thuốc lá và cả thuốc phiện. Đàn bà có một

số người biết ăn trầu. Hiện nay họ quen uống nước chè, hút thuốc lào, thuốc lá

điếu; một số phụ nữ già tuổi vẫn ăn trầu.

Trang phục

Ở người Dao Họ, các bà me luôn quan tâm dạy bảo cho con gái từ nho biết

xe sợi, dệt vải, nhuộm chàm, thêu thùa... sao cho không để làng bản nhìn vào

trang phục mà chê cười. Vì vậy, ngay từ nho cô gái đã có y thức học khi thấy bà,

me ngồi thêu, dệt. Vải được dệt bằng sợi bông, sau khi dệt được đem nhuộm

chàm, nâu hoặc để nguyên theo mục đích sử dụng. Với bộ trang phục cưới, hầu

hết đều do các bà, các me làm cho, bởi họ quan niệm rằng con gái đi lấy chồng,

me có vài bộ quần áo tặng cho con mang về mặc để luôn nhớ tới me. Ngày

thường và cả trong ngày tết cũng như trong lễ cấp sắc, người Dao Họ ở Bảo

Thắng kiêng mặc trang phục truyền thống màu trắng vì cho đó là màu của tang

lễ. Tuy vậy, trong ngày cưới chi duy nhất chú rể được mặc quần truyền thống

màu trắng: “Trong ngày cưới để phân biệt ai là chú rể nên chỉ có môt mình chú

rể mặc quần màu trắng thôi” (Phong vấn ông Ly Văn Chiên, 58 tuổi ở thôn Cố

Hải, xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng).

Phụ nữ Dao Họ nay hầu hết vẫn mặc truyền thống, gồm quần đen, ống ngắn

trên mắt cá chân, khi mặc dải rút thắt ra ngoài áo [PL4, ảnh 9, 10]. Áo dài tay

(guy mần) ở cổ có diềm hoa văn nho, hai đầu có hai túm hoa làm bằng sợi len

nhiều màu, sau lưng có thêu hai bông hoa 8 cánh (phan cờ dôi) song song. Áo

Page 40: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

34

cộc tay (guy tạp) giống với áo dài nhưng không có tay áo mà để hở hai bên nách,

hai tà áo xe cao hơn. Khi mặc, áo bên ngoài để lộ yếm (ti phàn) che ngưc bên

trong và có lẽ vì thế yếm luôn được thêu thùa nhiều hoa văn hơn. Yếm làm bằng

vải thô màu trắng hình thang, được thêu bằng chi màu đo hoặc đen, khi mặc có

dây buộc vòng qua cổ ra phía sau gáy và buộc lại. Phần giữa yếm có thêu bông

hoa 8 cánh nổi bật trên nền các bông hoa nho li ti. Khăn đội đầu của nữ thì

nhuộm chàm với hai loại: khăn dài (pi nhai đao), khi đội họ vấn tóc lên đinh đầu

và quấn tròn theo nếp. Khăn ngắn (pí nhái lính) đội phủ ngoài khăn dài và buộc

túm về phía sau gáy [PL4, ảnh 8].

Vào dịp lễ, tết thì bộ trang phục của phụ nữ Dao Họ còn có thêm các túm

hoa bằng sợi len nhiều màu buộc ngang lưng, kèm theo các loại vòng cổ, vòng

tay, hoa tai bằng bạc trắng.

Theo tư liệu mà chúng tôi thu thập được tại một số bản ở các xã Sơn Hà,

Phú Nhuận... thuộc huyện Bảo Thắng, trong ngày cưới, trang phục cô dâu người

Dao Họ nơi đây gồm có ba bộ được mặc cùng lúc và hoàn toàn màu chàm xanh

đen, duy nhất chi có yếm che ngưc màu trắng và được thêu các họa tiết giống

như yếm mặc thường ngày. Mỗi bộ gồm các bộ phận sau:

Khăn đội đầu (pi nhai đao no) rộng 0,4m dài 1,5m được gấp lại làm tư theo

chiều rộng và quấn xung quanh đầu như khăn xếp [PL4, ảnh 72, 73].

Khăn quàng cổ gồm hai dải vải màu xanh, tím (lù) dài 2m rộng 0,4m được

tết lại với nhau ở giữa để quấn một vòng vào cổ rồi buộc lại phía sau gáy và thả

dài ra sau lưng [PL4, ảnh 73].

Yếm (ti phàn) khi mặc có vòng bạc đeo vào cổ và móc vào hai đầu yếm

phía trên thay cho dây buộc.

Áo dài tay (guy mần) không có khuy, ở cổ có diềm hoa văn nho, hai đầu có

hai túm hoa làm bằng sợi len nhiều màu, sau lưng có thêu hai bông hoa 8 cánh

Page 41: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

35

(phan cờ dôi) song song, cổ tay có ghép mảnh vải màu xanh và thêu chi màu đo

xen lẫn màu vàng. Khi mặc lấy dây lưng thắt lại quanh eo hai vòng.

Dây lưng (khòa lỏng nhai) dài khoảng 3m rộng 1 - 2cm được dệt bằng các

sợi chi màu xanh, đo, vàng, đen; ở mỗi đầu dây có túm len màu đo để trang trí.

Quần màu chàm đen (quà no) giống như quần mặc hằng ngày.

Ngoài những thành tố trên, trang phục của cô dâu người Dao Họ còn có

thêm các túm len ngắn và dài màu đo (pàn nhày) được đính vào xà tích đeo vào

cổ và cho chảy dài ra phía trước ngưc. Trang sức gồm có khuyên tai bằng vàng

hoặc bạc trắng, vòng cổ, vòng tay, xà tích... bằng bạc trắng.

Nam giới người Dao Họ hiện nay đã mặc âu phục, họ chi mặc trang phục

truyền thống vào dịp lễ tết, cưới hoi... Trang phục ấy gồm quần, áo, khăn đội đầu

và đồ trang sức [PL4, ảnh 9]. Chiếc quần cổ truyền (quà no) là quần dài, kiểu

chân què, may bằng sợi vải bông, cạp quần lá tọa màu trắng và không có dây rút.

Khi mặc, buộc dây vải vòng quanh phía ngoài cạp và kéo lá tọa trùm kín xuống

phía ngoài. Áo (guy no) may kiểu áo bà ba, cổ tròn, có hai túi ở phía trước vạt

áo. Nep áo có cúc, khi mặc được cài lại với nhau. Khăn đội đầu (pi nhai đao no)

được quấn thành vòng tròn trên đầu như khăn xếp. Trang sức phổ biến là vòng

tay bằng bạc trắng, những người giàu thì có thêm xà tích đeo phía trước ngưc

vào các dịp lễ tết, đi chơi... để khoe sư giàu sang.

Trong ngày cưới, trang phục chú rể gồm; quần dài màu trắng, khăn đội đầu,

áo màu đen vạt dài tới đầu gối, ống tay dài tới cổ tay. Cổ đeo vòng và xà tích có

hộp đưng thuốc lào bằng bạc trắng.

Nhà ở

Nhà cổ truyền của người Dao Họ là nhà nửa sàn nửa đất [PL4, ảnh 3], có

cấu trúc ba gian với bốn bộ vì kèo, mỗi vì gồm ba hàng cột. Hàng cột cái dưng

sát phần sàn không ở tâm bộ vì kèo mà ở chỗ cách nóc khoảng 1m về phía sàn

Page 42: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

36

nên lòng nhà (phần trệt) khá rộng. Mái nhà cổ truyền lợp bởi những đoạn tre bổ

đôi, cứ một thanh sấp lại một thanh ngửa úp với nhau. Vách nhà đan từ những

cây nứa đập dập, theo lóng đôi hay lóng ba. Đầu cột và vì kèo kết nối nhau bằng

ngoãm, có chốt hãm và buộc lại với nhau bằng dây rừng. Nay, mái bằng co

gianh, ngói, tấm lợp, tôn; vách là những tấm phên đan từ nứa, gần đây đã xuất

hiện vách gỗ hoặc đan phên rồi trát xi măng pha cát...

Mặt bằng sinh hoạt nhà nửa sàn nửa đất chia làm hai phần theo chiều dọc

ngôi nhà: nền đất và sàn. Phần nên đất chiếm 2/3 diện tích, gian giữa sát với

vách là nơi đặt bàn thờ gia tiên. Tại gian này, bếp nấu ăn bố trí nơi gần sàn đối

diện với bàn thờ. Hai gian bên để khung cửi, dụng cụ sinh hoạt như chạn bát,

nông cụ... Phần sàn làm bằng tre, nứa và cao hơn nền đất khoảng 30 - 40cm, đó

là nơi nghi ngơi và cất giữ đồ đạc cá nhân của các thành viên gia đình. Phía sàn

giáp với cửa chính là nơi dành cho chủ nhà, phía cửa phụ dành cho các con.

Những ngày nhà có việc lớn thì đó là nơi mời cơm khách quy. Nhà có cửa chính

hướng lên nguồn nước, cửa phụ nhìn xuôi nguồn nước. Họ kiêng nhất là khe

suối đâm vào nhà, núi hình yên ngưa chạy phía sau nhà.

Ngày nay, người Dao Họ ở Bảo Thắng có xu hướng bo nhà nửa sàn nửa đất

để làm nhà trệt theo lối kiến trúc của người Việt. Tuy nhiên, đồng bào vẫn bố trí

mặt bằng sinh hoạt theo kiểu nhà nửa sàn nửa đất truyền thống.

- Đặc điểm văn hoa tinh thần

Tin ngưỡng

Người Dao Họ sản xuất nông nghiệp là chính, song lại phụ thuộc vào thiên

nhiên, gặp thời tiết thuận lợi thì cho thu hoạch được phần lớn về lương thưc, nếu

thời tiết xấu và có thiên tai thì sẽ thiếu đói, khốn khó. Vì vậy, đồng bào luôn tin

là có sư tác động của các thế lưc siêu nhiên, nên nảy sinh tín ngưỡng đa thần.

Điều này thể hiện trong các nghi lễ, nhất là trong các nghi lễ nông nghiệp như

Page 43: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

37

cúng bản, cầu mùa, cầu an... của cộng đồng. Ngoài ra, qua kết quả thảo luận

nhóm tại các địa bàn nghiên cứu, đồng bào còn chịu ảnh hưởng của Đạo giáo,

Nho giáo, Phật giáo. Các tôn giáo này hòa nhập vào tín ngưỡng dân gian để hình

thành trong cộng đồng Dao Họ một đời sống tôn giáo và tín ngưỡng khá phức

tạp. Song, yếu tố Đạo giáo có phần nổi trội hơn. Đạo giáo có mặt nhiều trong các

nghi lễ như lập tịch (cấp sắc), làm chay, chữa bệnh bằng phù phép, cúng ma, trừ

tà, xem bói... và cúng chữa bệnh.

Người Dao nói chung, người Dao Họ ở Bảo Thắng nói riêng luôn coi Bàn

Vương là thuỷ tổ của họ, nên trong các nghi lễ lớn đồng bào đều thinh cầu đến vị

thủy tổ ấy. Họ có chung quan niệm rằng Bàn Vương là vị thần luôn che chở cho

đời sống và chống lại các thế lưc tà ma khác.

Theo đồng bào, con người khoe mạnh thì hồn, vía ở trên cơ thể, bị ốm đau

là do một phần hồn vía bị thất lạc. Khi chết, hồn và vía rời khoi thân xác, trở

thành vong linh, bị cai quản nơi ngục tối của Diêm Vương và chịu xét hoi về tội

khi còn sống, nếu không phạm điều ác thì hồn sẽ được về với tổ tiên ở Dương

Châu, còn nếu phạm tội nhiều thì hồn sẽ bị tra tấn và thành ma đói. Với người

Dao Họ, trên thế giới ở đâu cũng có ma, bao gồm có ma lành giúp bảo vệ cuộc

sống cho con người, cây trồng vật nuôi như Bàn Vương, tổ tiên, Thổ thần, Ngọc

hoàng... ma ác thường gây ra ốm đau, bệnh tật cho con người và gia súc như ma

sông, ma suối, ma đói và không có người thờ cúng...

Các lễ tiết trong năm

Tết Nguyên đan (Nằng cham dú): Giống như các tộc người khác trong

vùng, người Dao Họ cũng ăn Tết Nguyên đán vào dịp đón năm mới, tết thường

diễn ra 4 ngày (30, mồng 1, mồng 2 và mồng 3). Vào những ngày này họ không

phải đi làm ruộng, nương mà ở nhà cùng nhau vui ve đón một năm mới. Vào

hôm 30 tháng Chạp, chủ nhà lau dọn bàn thờ sạch sẽ, gói bánh trưng (bánh dài),

mổ lợn, thịt gà... cúng mời thần thánh, tổ tiên về cùng con cháu ăn Tết. Cũng vào

Page 44: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

38

ngày 30 Tết, chủ nhà cùng thầy cúng (thường là thầy được mời cúng trong đám

tang của người mất) đem lễ vật ra mộ làm lễ rồi mời linh hồn người chết về nhà

cùng ăn Tết với gia đình.

Tết thang 3 (Nhin năng meng): Người Dao Họ ăn tết Thanh minh vào mồng

3 tháng 3 Âm lịch hằng năm. Họ cúng tam đại, Thổ địa... bằng thịt gà hay ngan

luộc, xôi nếp năm màu tượng trưng cho đông, tây, nam, bắc và trung tâm. Lễ vật

còn có gan lợn, rượu, vàng mã, hương... Theo đồng bào, chưa ăn tết này thì chưa

đi làm nương, nếu đi làm sẽ gặp rủi ro, cho thu hoạch thấp. Lễ vật phải chuẩn bị

từ trước vì ngày đó kiêng đốt lửa, nếu buộc có lửa thì họ ra góc sân và che thật

kín rồi mới đốt lửa. Vì nếu Ngọc Hoàng trên cao nhìn thấy đốt lửa thì sẽ trừng

phạt cho mùa vụ kém thu, chăn nuôi bị dịch, lao động sẽ bị tai nạn... Trước ngày

Tết, chủ nhà và thầy cúng đem lễ vật ra mộ làm lễ rồi mời linh hồn người mất về

nhà cùng ăn tết (nếu người mất chưa làm chay).

Tết Rằm thang 7 (Thăn nhận dú): Người Dao Họ quan niệm đó là Tết to

nhất của một năm sau tết Nguyên Đán, diễn ra từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 7

âm lịch. Mọi gia đình phải lo gói bánh trưng (bánh dài được làm bằng gạo nếp,

đỗ xanh, thịt lợn). Lễ cúng gồm có một con gà, một miếng gan lợn, ba cái bánh,

một chai rượu và một ít tiền vàng cùng một vài món đồ ăn khác. Trong gia đình

nếu có người biết cúng thì tư cúng, nếu không phải mời thầy cúng tới giúp mời

tổ tiên, thánh thần về ăn tết cùng gia đình.

Tết cơm mới (Nhin săng năng): Tết diễn ra trong tháng 8, 10 Âm lịch. Lễ

cúng nhằm tạ ơn tổ tiên phù hộ cho mùa màng đã có thể thu hoạch được. Họ gặt

ít thóc đầu mùa đem về phơi khô giã thành gạo và nấu cơm. Nếu lúa chưa chín,

lấy gạo cũ thổi cơm, rồi lấy vài bông lúa mới bo vào nồi cơm để có hương vị lúa

mới. Họ lấy cơm và thịt, cá, canh, rượu... đặt lên bàn thờ tổ tiên và cắm những

bông lúa đã được hấp chín lên trên vách bàn thờ hoặc vào bát nhang, để chủ nhà

cúng kể công lao của tổ tiên đã giúp đỡ trong năm.

Page 45: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

39

Ngoài các nghi lễ trên, đồng bào Dao Họ còn có; lễ cúng hồn lúa, lễ cúng

ma bản, các nghi lễ gắn với sinh đe, cưới xin...

Tiểu kết chương 1

Người Dao Họ ở Bảo Thắng thuộc nhóm Dao Quần Trắng, là một bộ phận

của tộc người Dao ở Việt Nam. Xưa kia do tập quán du canh du cư với sở thích

tụ cư ở nơi có nguồn nước, nên từ lâu đời đã hình thành các đơn vị cư trú là bản.

Đây là nơi sinh sống của các gia đình Dao Họ, được gọi là các nếp nhà riêng.

Các nếp nhà đó đều nằm trong khối quan hệ thân thuộc, hoặc cùng dòng họ, hoặc

có mối quan hệ hôn nhân với nhau, từ đó thiết lập mối quan hệ thân thiết. Trên

thưc tế, bản không chi là đơn vị cư dân mà còn là một không gian chứa đưng văn

hóa mang bản sắc của cộng đồng Dao Họ nơi đây.

Trong lịch sử người Dao nói chung và người Dao Họ nói riêng, tín ngưỡng

tôn giáo là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sư cố kết cộng đồng, giúp bộ

phận người Dao này tồn tại trước những biến cố lịch sử. Trong sinh hoạt tâm

linh, thờ cúng tổ tiên, Bàn Vương giữ vị trí quan trọng, thể hiện tính cố kết các

thế hệ con cháu và cộng đồng Dao Họ nhớ về cội nguồn. Vì thế, người Họ ở Bảo

Thắng hiện vẫn giữ được nhiều đặc điểm truyền thống, kể cả hôn nhân.

Với mục đích của luận án là nghiên cứu Hôn nhân của người Dao Họ ở

huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai, do vậy luận án đã đặt ra yêu cầu phải làm rõ

lịch sử vấn đề nghiên cứu, cơ sở ly thuyết để ứng dụng nghiên cứu. Như trên đã

trình bày, chúng tôi đã cố gắng làm sáng to những vấn đề sau:

Môt là, đã nêu được tính cấp thiết của đề tài. Đây là ly do để chúng tôi lưa

chọn đề tài này làm luận án và đấy chính là y nghĩa ly luận và thưc tiễn để đề tài

được triển khai. Đồng thời, xác định rõ mục đích nghiên cứu của đề tài.

Hai là, ngoài việc đề cập đến phương pháp luận được áp dụng trong luận

án, chúng tôi cũng giới thiệu các phương pháp đã sử dụng như: Điền dã dân tộc

Page 46: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

40

học với các công cụ phong vấn sâu, quan sát tham dư, thảo luận nhóm...; phương

pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp...

Ba là, phân tích hệ thống ly thuyết được vận dụng vào luận án. Qua đó rút

ra những điểm phù hợp của ly thuyết để ứng dụng làm sáng to những mục tiêu

nghiên cứu mà luận án đặt ra. Cụ thể như Levis Straus, Louis Dumont... theo

quan điểm của họ, chính nguyên tắc ngoại hôn trong hôn nhân đã tạo ra sư liên

minh giữa các nhóm dòng họ, gia đình, hay nói cách khác, là tạo ra nhiều mối

quan hệ xã hội mới. Những ly thuyết về Liên minh hôn nhân, Biến đổi văn hóa...

để ly giải các hiện tượng trong hôn nhân của người Dao Họ.

Bốn là, đã khái quát về nguồn gốc lịch sử, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa

của người Dao Họ ở địa bàn được chọn nghiên cứu.

Có thể nói, kết quả nghiên cứu của luận án là một công trình khoa học đầu

tiên có hệ thống, chuyên sâu về văn hóa hôn nhân của người Dao Họ ở huyện

Bảo Thắng, tinh Lào Cai, góp phần bảo tồn văn hóa tộc người Dao.

Page 47: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

41

Chương 2

HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO HỌ

2.1. Quan niệm về hôn nhân

Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, mang đặc trưng văn hóa từng tộc

người. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì hôn nhân cũng có những hình thức

và tính chất phù hợp. Nhìn chung, hôn nhân là sư liên minh mang tính chất giới

tính giữa nam và nữ, được hợp thức hóa bởi những quy định của xã hội, bao gồm

tập quán và luật pháp. Khi một người đàn ông và một người đàn bà cam kết sống

chung với quyền và nghĩa vụ đối với nhau cũng như đối với con cái, thì đó là

quan hệ hôn nhân. Do vậy, người ta coi hôn nhân là một thể chế xã hội và giống

như các thể chế xã hội khác, hôn nhân cũng đã trải qua những thay đổi trong lịch

sử. Ngoài ra, hôn nhân còn đòi hoi những điều kiện và tiêu chuẩn nhất định như

lứa tuổi, lấy người trong hay ngoài dòng họ đều dưa vào những quy định về pháp

ly hay phong tục tập quán, quan niệm của tộc người...

Giống với các nhóm Dao khác, người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng quan

niệm rằng, hôn nhân có y nghĩa không chi đối với cá nhân mà còn rất hệ trọng

đối với gia đình, họ tộc. Qua kết quả nghiên cứu về hôn nhân của người Dao Họ

cho thấy, truyền thống hôn nhân của đồng bào là một vợ một chồng, theo nguyên

tắc ngoại hôn dòng họ. Bố me người con trai tìm chọn con dâu tương lai theo các

chuẩn mưc đạo đức của cộng đồng mình như khoe mạnh, có khả năng sinh đe,

đảm đang việc nhà, gioi việc ruộng nương, thêu thùa...

Theo quan niệm của người Dao Họ, hôn nhân đánh dấu sư trưởng thành của

người đàn ông, để từ đó anh ta có tư cách đại diện một gia đình tham gia vào các

công việc của dòng họ, làng xóm và cộng đồng. Với người phụ nữ, hôn nhân

cũng đánh dấu sư trưởng thành, khẳng định chị ấy có khả năng quán xuyến các

Page 48: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

42

công việc trong gia đình, sinh con đe cái để duy trì nòi giống cho gia đình nhà

chồng và nuôi dưỡng, dạy bảo các con...

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn vợ, chồng

Theo người Dao Họ, xây dưng gia đình rất quan trọng, nên việc chọn vợ

hoặc chồng cho con luôn được bố me cân nhắc cẩn thận. Với người con gái như

đã nói, phải khoe mạnh, thật thà, ngoan hiền, biết làm ruộng nương, biết dệt vải,

thêu thùa, chăm chi bếp núc, có nết na, biết thức khuya dậy sớm... và đặc biệt là

có khả năng sinh đe, biết kính trên nhường dưới, đối nhân xử thế.

Khi chọn chàng rể, người Dao Họ ở Bảo Thắng thường chú y nhiều tới gia

cảnh nhà chồng, tuy không yêu cầu phải “môn đăng hộ đối” nhưng nhà gái cũng

cần biết đến khả năng làm kinh tế của nhà trai và con trai có chịu khó không, gia

đình có hoà thuận không... Đối với chàng rể tương lai thì phải khoe mạnh, thật

thà, biết lo lắng, vun vén công việc gia đình... đặc biệt là không cờ bạc, nghiện

ngập, làm điều ác và phải biết làm chủ gia đình.

2.1.2. Tuổi kết hôn

Người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng trước đây thường kết hôn sớm: con trai,

con gái ở tuổi 13 - 14 đã xây dưng gia đình. Đặc biệt là việc hôn nhân của con

cái thường do cha me sắp xếp. Người Dao Họ quan niệm rằng, xây dưng gia

đình sớm có thuận lợi ở chỗ ông bà còn khoe, có khả năng trông cháu, nhất là

người già có con cháu đỡ đần, gia đình có thêm nhân lưc để lao động sản xuất ra

lương thưc, của cải... Chính vì vậy, các bậc cha me người Dao Họ đều mong muốn

con cái mình xây dưng gia đình ở trong lứa tuổi đã được cộng đồng chấp nhận.

Qua các công trình đã công bố về độ tuổi kết hôn cụ thể của một số nhóm

Dao như cuốn “Cac nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiên

ở Ba Bể, Bắc Kạn”, con cái người Dao Tiền thường kết hôn ở độ tuổi 16, 17 [78,

tr.161]; “Lễ cưới người Dao Tuyển” của Trần Hữu Sơn viết rằng, thanh niên Dao

Page 49: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

43

Tuyển khi 15, 16 tuổi đã kết hôn [81, tr.55]; “Lễ cưới người Dao Nga Hoàng”

của Nguyễn Mạnh Hùng thì người Dao Nga Hoàng thường kết hôn ở độ tuổi 14

đến 16 tuổi [46, tr.55],... Trong sách “Văn hoa truyên thống người Dao ở Hà

Giang” do Phạm Quang Hoan và Hùng Đình Quy (Chủ biên) cho biết thêm, giai

đoạn 1945 - 1958, hiện tượng ép duyên đã từng tồn tại ở cả hai nhóm Dao. Đối

với nhóm Dao Áo Dài và Dao Đo tinh Hà Giang, bố me lấy vợ cho con trai từ

lúc 7 - 8 tuổi, lấy chồng cho con gái từ 9 - 10 tuổi. Người Dao Đo gọi hiện tượng

này là “ap chiên lổng”, còn người Dao Áo Dài thì gọi là “hà quai đang” [44,

tr.182]. Với nhóm Dao Quần Trắng ở Tuyên Quang, hiện tượng tảo hôn lại ở

phía con gái, nghĩa là con gái khoảng 14, 15 tuổi thì cha me đã tìm người và lấy

về ở rể và tất nhiên là con trai từ 17, 18 tuổi trở lên, có đủ sức khoe để gánh vác

công việc gia đình [21, tr.271 - 280].

Theo Nguyễn Thu Minh “Văn hoa dân gian người Dao ở Bắc Giang” thì

con trai con gái người Dao nơi đây khi 13, 14 tuổi đã có thể kết hôn nhưng thông

thường gia đình có con trai đến 16 tuổi thì bố me đi tìm dâu [65]... Qua các tài

liệu này có thể thấy, trước đây, phần lớn nam nữ thanh niên người Dao lấy vợ,

lấy chồng từ rất sớm nên việc tảo hôn diễn ra khá phổ biến.

Theo tập quán của người Dao nói chung và người Dao Họ nói riêng, khi kết

hôn vợ chồng phải hợp nhau về tuổi và số mệnh. Chẳng hạn, người Dao Đo ở Sa

Pa tinh Lào Cai xem mệnh nam và nữ với sơ đồ cửu cung nam nữ, lục hợp... có

hợp nhau không. Nếu mệnh thuỷ khắc với mệnh hoa thì không nên kết hôn,

mệnh kim hợp với mệnh mộc thì quan hệ vợ chồng rất tốt...

Cũng giống như nhiều dân tộc khác, người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng

cũng xem tuổi và căn cứ vào tuổi trong hệ thống 12 con giáp để biết được có hợp

không. Họ dưa vào nguyên tắc tam hợp như tuổi: Thân - Tý - Thìn; Hợi - Mão -

Mùi; Dần - Ngọ - Tuất; Tỵ - Dậu - Sửu. Các tuổi này nếu như kết hôn với nhau

thì sẽ tốt về cuộc sống vợ chồng sau này, ăn nên làm ra, gia đình hạnh phúc.

Page 50: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

44

Ngược lại, những tuổi phạm vào tứ hành xung thì cuộc sống sau khi kết hôn sẽ

không gặp sư thuận lợi, luôn có sư lục đục và thậm chí còn ảnh hưởng đến tính

mạng mỗi người. Theo đó, các tuổi thuộc tứ hành xung gồm: Dần - Thân - Tỵ -

Hợi; Thìn - Tuất - Sửu - Mùi; Tí - Ngọ - Mão - Dậu.

Chính vì vậy, khi cha me muốn con trai lấy vợ, thông thường họ thông qua

vai trò của ông mối để biết được tuổi của một số cô gái. Khi đã chọn được cô gái

ưng y, bố me con trai nhờ người quen biết với bên nhà gái đánh tiếng. Biết được

nhà gái nhận lời thì các nghi lễ tiếp theo mới được tiến hành. Trong đó, quan

trọng nhất là lễ so tuổi, nếu tuổi cô gái không phù hợp hoặc nhà trai gặp phải

điềm không tốt khi đi xin tuổi thì đám cưới sẽ không được thưc hiện. Cũng có

nhiều trường hợp người Dao thường đưa con trai đến để trình diện “rể” với nhà

gái trong khi cả hai người nam nữ đều chưa biết mặt nhau, chưa hề quen biết.

Nếu người con trai và con gái đã quen biết và yêu nhau trước khi gia đình tiến

hành các thủ tục cần thiết, mà so tuổi không hợp nhau thì đôi trai gái đó vẫn

không được kết hôn với nhau. Do đó, trong nhiều trường hợp thanh niên người

Dao thường lưa chọn tuổi hợp trước khi lưa chọn người bạn tình của họ để quyết

định hướng tới hôn nhân.

Với người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, đồng bào quan niệm: tuổi lấy được

nhau phải là tam hợp như đã trình bày, nhưng tuổi của nam và nữ sinh cùng

tháng của năm lại không được lấy nhau. Năm làm đám cưới phải xem tuổi con

gái để tránh kim lâu (1, 3, 6, 8), nữ sinh tháng nào, ngày nào thì không được làm

đám cưới vào ngày tháng đó: “Nữ mà sinh ngày 12 thang 2 thì sẽ không tổ chức

đam cưới vào ngày 12 thang 2 mà phải làm đam cưới sang thang khac như

thang 1 hoặc thang 4”. (Phong vấn thầy cúng Bàn Văn Sấm, 65 tuổi, ở thôn Khe

Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai).

Như đã đề cập, người Dao Họ ở Bảo Thắng trước kia thường kết hôn sớm.

Đôi trai gái được bố me hai bên cho phép kết hôn, họ chi cần cầu khấn tam đại

Page 51: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

45

và nhà trai trao cho nhà gái hai đồng bạc trắng (coi như đăng ky kết hôn) được

hai họ hàng chứng giám. Phần vì trai gái ở tuổi 13 - 14 đã xây dưng gia đình do

cần nhân lưc lao động, phần do Ủy ban xã ở xa, ngại đi lại.

2.2. Nguyên tắc hôn nhân

2.2.1. Nguyên tắc hôn nhân đồng tộc người

Qua nhiều tài liệu cho thấy, hôn nhân truyền thống mang tính phổ biến của

người Dao là nam nữ cùng nhóm địa phương kết hôn với nhau. Vì thế, từ kết quả

nghiên cứu cũng cho thấy, các gia đình người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng trước

đây đều không muốn con mình kết hôn với người thuộc dân tộc khác, kể cả kết

hôn với người Dao khác nhóm. Theo tập quán, cha me thường tìm dâu hoặc rể

cho con mình là người trong làng bản và người cùng nhóm Dao. Họ quan niệm

lấy vợ lấy chồng trong nội bộ nhóm sẽ dễ giao tiếp, vì có chung tiếng nói và

cùng phong tục, tập quán nên dễ thưc hiện các bước trong hôn nhân. Con trai,

con gái cùng nhóm người Dao Họ vẫn thích kết hôn với nhau hơn là lấy vợ lấy

chồng ở các nhóm Dao khác. Điều này đã được nhiều người Dao Họ ở đây giải

thích rằng, lấy vợ lấy chồng trong cùng nhóm địa phương thường dễ giao tiếp, dễ

thổ lộ tình cảm hơn vì cùng chung tiếng nói, chung đặc điểm văn hóa về ăn mặc,

tập tục, quan niệm... và đặc biệt là không có một lá chắn nào về phong tục, tâm

ly... nên đôi vợ chồng tre và người trong gia đình dễ dàng hiểu biết và chia se

được cùng nhau. Do sống cùng làng bản với nhau, nên các chàng trai, cô gái

thường nhận biết và hiểu rõ về gia cảnh cũng như tính nết và sức khoe của nhau

từ trước khi họ tìm hiểu nhau. Bởi vậy, sau khi làm lễ cưới, họ không chi tạo lập

được một gia đình bền vững, mà còn có sư gắn kết hơn trong việc trợ giúp nhau

giữa hai gia đình và hai họ thông gia với nhau.

“Tư lâu rồi, con trai, con gai trong cung môt làng bản, cung nhóm người

Dao thì thường lấy nhau, it lấy người ở ngoài, nhất là người khac dân tôc. Đi lấy

người ở xa làng, nhất là người không cung nhóm Dao và người khac dân tôc thì

Page 52: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

46

không biết thế nào, nói chuyện không hiểu nhau, bất tiện trong sinh hoạt hàng

ngày” (Phong vấn ông Bàn Văn Sang, 66 tuổi, người Dao Họ ở thôn Khe Mụ, xã

Sơn Hà, huyện Bảo Thắng).

Trường hợp cô gái chủ động bo người yêu cũ đến với người khác (kể cả

người trong bản hay khác bản) thì cô ta phải đền “danh dư” cho người yêu cũ,

như nhận làm anh trai hoặc tìm cho anh ta một người yêu mới. Cũng có khi, cô ta

phải đến xin lỗi bố me chàng trai, tuy nhiên, đại đa số dân bản không ủng hộ những

trường hợp này.

2.2.2. Nguyên tắc ngoại hôn dòng họ

Đối với dân tộc Dao nói chung, hôn nhân được quy định rất chặt chẽ.

Những người trong cùng một dòng họ, một chi, nghĩa là cùng thờ cúng cùng một

tam đại thì tuyệt đối không được lấy nhau. Trong truyện “Đặng Hành và Bàn

Đại Hô” có đoạn ghi:

Cầu hôn xin đưng cầu hôn dòng ho

Cung ho lấy nhau người trach cười.

Cung ho lấy nhau nên chuyện xấu.

Con chau đời sau nat cửa nhà... [98, tr.141].

Nguyên tắc trong hôn nhân là cơ sở để quyết định ai kết hôn được với ai.

Bởi vậy, theo kết quả nghiên cứu tại địa bàn được chọn thuộc huyện Bảo Thắng,

trong bất cứ một cuộc hôn nhân nào của người Dao Họ trước kia, các nguyên tắc

truyền thống, đặc biệt là vấn đề huyết thống xa hay gần luôn được các bậc cha

me đưa ra xem xét. Theo tập quán của người Dao Họ, việc nghiêm cấm tuyệt đối

chi áp dụng đối với con cái của những gia đình có chung một ông tổ tam đại (anh

em trưc hệ, ba đời), còn từ đời thứ tư trở lên có thể quan hệ hôn nhân với nhau

được, nhưng cũng ít xảy ra.

Page 53: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

47

Người Dao Họ huyện Bảo Thắng chi cho phép những người mang cùng tên

dòng họ nhưng thuộc nhiều nhánh, nhiều chi khác nhau và không thờ cúng cùng

ma tổ tiên mới được quan hệ hôn nhân, nếu còn thờ cùng một ma tổ tiên sẽ

không bao giờ lấy được nhau. Có thể nói, nguyên tắc ngoại hôn dòng họ luôn giữ

vai trò chi phối trong quan hệ hôn nhân của người Dao Họ huyện Bảo Thắng,

tinh Lào Cai.

Như vậy, nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ hôn nhân của người Dao

Họ huyện Bảo Thắng là ngoại hôn dòng ho, tức nghiêm cấm những người cùng

thờ một tam đại kết hôn với nhau. Theo y kiến của ông Bàn Văn Sang, 66 tuổi,

người Dao Họ ở thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng thì người nào vi

phạm nguyên tắc này bị coi là phạm tội loạn luân và bị xử phạt theo luật tục của

dòng họ. Đồng bào Dao Họ ở đây quan niệm rằng, tội loạn luân sẽ động chạm

đến thần linh, làm cho các thần tức giận gây ra hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, mất

mùa... để trừng trị con người. Vì thế, người phạm tội loạn luân không những

phải làm lễ tạ tội với tổ tiên, ma bản mà còn bị làng xóm, cộng đồng chê cười,

bởi vì gia đình không biết dạy bảo con cái, thậm chí còn bị khai trừ ra khoi cộng

đồng và đuổi đi nơi khác.

Như đã trình bày khi đề cập đến tiếp cận ly thuyết, khi người ta lấy người

cùng một nhóm xã hội với mình thì hình thức hôn nhân đó được gọi là nôi hôn.

Trong các trường hợp khác, người ta phải chọn một người ở ngoài nhóm xã hội

thì được gọi là ngoại hôn. Đặc biệt, với những người có họ hàng gần gũi nhau,

tức có quan hệ huyết thống sẽ không được phép lấy nhau, nếu vẫn lấy nhau sẽ

phạm vào tội loạn luân, do đó buộc phải tuyệt đối cấm kỵ.

Qua phong vấn hồi cố, chế độ hôn nhân của người Dao Họ là một vợ một

chồng đã được thiết lập từ lâu đời và được quy định nghiêm ngặt theo tập tục

ngoại hôn dòng họ. Theo đó, khi đôi trai gái tiến hành kết hôn, nhất định phải

tuân thủ tập tục kiêng cữ nghiêm ngặt của cộng đồng, nghĩa là phải lấy vợ, lấy

Page 54: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

48

chồng ngoài tông tộc. Hôn nhân trong nội bộ tông tộc, tức cùng thờ tổ tiên (tam

đại) sẽ coi là vi phạm phong tục tập quán, nên bị cấm, bị xã hội và dư luận người

Dao Họ ở đây lên án và bị khai trừ khoi cộng đồng...

Về mặt quan hệ cộng đồng và xã hội tộc người, ngoại hôn dòng họ là một

nguyên tắc cơ bản để củng cố sư thống nhất bên trong của mỗi dòng họ. Có

nghĩa là người đàn ông không bao giờ có thể dời dòng họ này sang dòng họ

khác, còn người đàn bà khi đã lấy chồng thì trở thành thành viên dòng họ nhà

chồng mình. Vì vậy, có thể nói rằng, nét đặc trưng trong nguyên tắc hôn nhân

của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng là liên minh một chiều, được thể hiện rất

rõ bởi những quan hệ của những người họ hàng đối lập, trong đó một là bên vợ,

còn bên kia là chồng.

Có thể vì nguyên tắc hôn nhân này mà người đàn ông Dao Họ ở huyện Bảo

Thắng gọi tất cả những người họ hàng bên vợ theo thứ tư như sau:

- Bố me vợ là: Ta tí (bố, me)

- Những người ngang vai với bố me vợ trở lên được gọi là: Làu ngoằng

(ông cậu, bà mợ);

- Người con út trong nhà gọi vợ chồng anh trai, chị cả là: Ta tí (bố, me). Vì

theo quan niệm của người Dao Họ ở đây thì người con út trong gia đình coi

anh/chị cả là bố me, vì thế, anh/chị cả phải có trách nhiệm đứng lên lo cho các

em và nhất là em út về cuộc sống, dưng vợ gả chồng...

- Gọi anh/chị vợ là: Hầy (anh trai của vợ/chị gái của vợ)

- Gọi em vợ là: Xay (em gái của vợ)

- Gọi các anh, em họ hàng bên vợ là: Làu gấn (anh cậu, em cậu)

Riêng người đàn bà thì gọi những người bên nhà chồng như sau:

- Bố me chồng: Coong pạ (bố, me)

Page 55: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

49

- Vợ chồng anh/chị cả là: Pẹ (anh trai của chồng/chị gái của chồng)

- Em trai là: Nhàu thay (em ruột chồng)

- Em gái là: Mu gấn (em gái ruột chồng)

- Tất cả các em là: Mù te (các em trai của chồng).

Với cách xưng hô trên có thể thấy, người Dao Họ có sư phân biệt rõ ràng

giữa hai họ hàng nhà trai và nhà gái. Cụ thể ở bên họ hàng nhà vợ bao giờ cũng gắn

với bên ngoại, tức có từ “cậu” và “mợ”, còn bên nội lại gắn với từ “chồng”. Qua

nghiên cứu cho thấy, đây cũng là đặc điểm chung của hầu hết các nhóm địa phương

người Dao.

Như vậy, nguyên tắc kết hôn của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng được

thể hiện ở chỗ: nếu người đàn ông của dòng họ bên A lấy người đàn bà của dòng

họ B làm vợ thì người đàn ông thuộc dòng họ B vẫn có thể lấy người đàn bà ở

dòng họ A làm vợ, nhưng không được phép hai anh chị em lấy hai anh chị em

trong cùng một gia đình (xem hình vẽ 2.1).

Hình 2.1: Nguyên tắc ngoại hôn dòng họ của người Dao Họ ở huyện

Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

A B

Chú thích: - Đàn ông; - Đàn bà

- Được phép quan hệ hôn nhân.

(Nguồn: Vẽ theo tư liệu điền dã dân tộc học của tác giả luận án)

Page 56: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

50

Qua kết quả nghiên cứu và dưa vào hình vẽ trên có thể thấy, khi hai cá thể

nam và nữ thiết lập thành một tổ hợp gia đình thì mỗi người sẽ hình thành cho

mình một mối quan hệ ba chiều, mỗi chiều được gọi là một họ. Với người chồng,

quan hệ ba chiều đó là: họ bên nội gồm toàn bộ những anh em trai cùng thế hệ

có chung một ông tổ; họ bên ngoại là các anh em trai của các chị em gái đã lập

gia đình riêng; họ cô gái, nghĩa là lúc này chàng trai trở thành con rể, những anh

em cọc chèo (hai người đàn ông lấy hai chị em ruột) của chàng trai được gọi là

cọc chèo rể “Tì đòi là làng”. Đối với người vợ, khi đã có chồng thì trở thành con

dâu, những chị em dâu trở thành cọc chèo dâu “Tì đòi là bồng”

Trước đây, người Dao Họ huyện Bảo Thắng, nếu người nào thiết lập các

mối quan hệ hôn nhân trái ngược với những chuẩn mưc trên thì coi là vi phạm

tập quán pháp. Theo đó, những người phạm lỗi trong quan hệ vợ chồng thì phụ

thuộc vào mức độ gần hay xa của quan hệ họ hàng thân thuộc không những bị

cộng đồng bản làng lên án, mà còn bị bố me và họ hàng hai bên không công

nhận, thậm chí còn bị từ bo, đuổi ra khoi nơi cư trú. Chính vì vậy, từ trước tới

nay, người Dao Họ ở đây chưa có ai vi phạm vào luật tục trên.

2.2.3. Nguyên tắc cư trú sau khi kết hôn

Hình thức cư trú sau kết hôn không chi nói lên việc làm ăn sinh sống của

hai vợ chồng mới cưới mà còn mang y nghĩa xã hội sâu sắc. Nó là một thiết chế

trong hôn nhân, được tập quán quy định, mọi người phải tuân thủ, không ai được

xem nhe và tuỳ tiện làm theo y riêng [22, tr.228]. Qua tư liệu điền dã tại các xã

Sơn Hà, Phú Nhuận và xã Lu ở huyện bảo Thắng thì người Dao Họ trước kia, có

những hình thức cư trú sau kết hôn như dưới đây:

- Hình thức cư trú ở hẳn bên nhà chồng, tức người con gái đi làm dâu (ái

bòng). Sau khi cưới, cô dâu ở hẳn bên nhà chồng và chi trở về nhà me đe của

mình vào những dịp lễ tết, khi gia đình hoặc họ hàng có công việc mời đến.

Page 57: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

51

Qua kết quả nghiên cứu các trường hợp làm dâu, hầu hết các cặp vợ chồng

sau cưới đều ở cùng bố me, tức sống trong một ngôi nhà cùng bố me và anh chị

em. Họ tập trung làm kinh tế và chịu sư điều hành của bố me hoặc anh trai cả

(trong trường hợp bố mẹ mất hoặc già và trao quyên cho con trai cả) trong gia

đình. Của cải làm ra đều do người đứng đầu trong nhà quản ly, hai vợ chồng khi

cần mua sắm hoặc sử dụng vào việc riêng đều phải xin y kiến. Thường sau cưới

vài năm hai vợ chồng được bố me làm nhà cho ra ở riêng, lúc này hai gia đình

nội ngoại tùy điều kiện kinh tế đều có trách nhiệm chu cấp cho đôi vợ chồng tre

những đồ dùng cần thiết cho cuộc sống riêng: dụng cụ bếp núc (xoong, nồi, bát,

đĩa...); công cụ lao động (cày, bừa, cuốc, dao...); đồ dùng sinh hoạt (tủ, hòm,

chăn, màn, đệm, gối...); một số gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, gà... đều phải có

đủ giống cái, giống đưc với hy vọng cầu mong cho đôi vợ chồng tre sau này sẽ

sinh sôi, nảy nở và giàu có...)

- Hình thức cư trú riêng, tức sau khi cưới, đôi vợ chồng tre không ở bên nhà

chồng và cũng không ở bên nhà vợ mà ra tách ra ở riêng. Kết quả nghiên cứu

cho thấy, với người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, chưa có trường hợp nào sau

cưới đã ra ở riêng ngay mà chí ít cũng ở chung với bố me khoảng 3 - 5 năm.

Trong thời gian này bố me, anh chị dạy bảo đôi vợ chồng tre về cách làm kinh tế

để tạo dưng cuộc sống sau này.

- Hình thức cư trú ở hẳn bên nhà vợ. Ở đây chi xảy ra đối với trường hợp

người con trai đến nhà vợ ở rể cả đời khi bên nhà vợ không có anh em trai hoặc

gia đình vợ muốn lấy rể đời để có thêm người làm ăn... Với trường hợp này,

người con rể và vợ mình sẽ sinh con và làm ăn sinh sống ở bên họ hàng nhà vợ,

tức trở thành gia đình thành viên của dòng họ của vợ, bất kể sống chung cùng bố

me vợ hay tách ra ở riêng.

- Hình thức cư trú ở cả hai bên gia đình nhà chồng và nhà vợ, tức ở luân

phiên nhau. Đây là trường hợp ở rể tạm, người con rể cư trú ở bên nhà vợ một

Page 58: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

52

thời gian với nhiều ly do. Hết thời gian ở rể tạm, đôi vợ chồng tre trở về quê

chồng, tức quê nội để làm ăn sinh sống và trở thành gia đình thành viên của họ

hàng nhà chồng. Với người Dao Họ trước đây, qua phong vấn hồi cố một số

người già ở xã Sơn Hà cho thấy, có trường hợp đôi vợ chồng tre sống ở nhà vợ

một thời gian rồi lại quay về nhà chồng ở một thời gian, sau đó lại về ở nhà vợ,

cứ thế đến khi các em vợ trưởng thành và xây dưng gia đình thì trở về ở hẳn bên

họ hàng nhà chồng. Trong trường hợp này rất hiếm, chi xảy ra đối với cặp vợ

chồng tre ở cùng làng hoặc hai gia đình gần nhau.

2.3. Tính chất và hình thức hôn nhân

2.3.1. Tính chất và quyền quyết định hôn nhân

Qua kết quả điền dã nhiều năm tại thưc địa cho thấy, hôn nhân của người

Dao nói chung và của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng nói riêng vẫn mang

tính chất gả bán rõ nét, thông qua việc cha me quyết định thách cưới con gái.

Theo quan niệm chung của đồng bào, khi con gái đi lấy chồng, nhà gái đã mất đi

một lao động, vì thế, để bù lại, nhà trai phải trả cho nhà gái một lượng của cải

nhất định. Đây là sư biểu hiện tính chất mua bán trong hôn nhân thể hiện đặc

trưng điển hình qua thách cưới bằng tiền hoặc lễ vật...

Theo tập quán của người Dao Họ, khi hai gia đình thiết lập mối quan hệ

thông gia, bố me cô dâu là người đứng ra thách cưới. Thách cưới (lăn cha làng)

là những đòi hoi của nhà gái đối với nhà trai về một số lượng lương thưc, thưc

phẩm, đồ dùng cá nhân và một lượng tiền bạc nhất định. Tục lệ thach cưới ở

người Dao Họ tồn tại từ rất lâu đời cho đến tận ngày nay và hầu như không thay

đổi. Thách cưới bao gồm tiền mặt và lễ vật, nếu gia đình nào không có điều kiện

thì có thể giảm bớt chút ít, nhưng không thể không có.

Qua phong vấn hồi cố, số lượng đồ thách cưới do bên nhà gái đưa ra, cụ thể

về số lượng thường như sau: “Bánh rán 12 cân; lợn 1 con 15 - 20 cân; gà sống

Page 59: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

53

thiến 2 con; miến 1 cân; cau 12 quả; trầu 12 la; chè 0,5 cân; thuốc lào 0,1 cân;

muối 12 gói (mỗi gói 0,2 cân); rượu 2 lit; bạc trắng 2 đồng. Ngoài ra, nhà trai

còn mang thêm 1,2 đồng bạc trắng để cho ông thầy cúng 2 hào, 2 người căng

dây trước cổng nhà gai 2 hào, 6 hào cho bà mối hat, trang điểm và dẫn dâu”.

(Phong vấn bà Bàn Thị Vân, 47 tuổi, người Dao Họ ở làng Đền, xã Phú Nhuận,

huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai).

Như vậy, việc định giá cô dâu hoàn toàn do bên nhà gái quy định mà nhà

trai phải chấp nhận và như thế, ở một vài trường hợp cụ thể, cũng có nghĩa cô

gái đã trở thành một món hàng được định giá.

Riêng quyền quyết định hôn nhân, qua nghiên cứu ở một số địa phương

thuộc huyện Bảo Thắng, đôi trai gái người Dao Họ dù có yêu thương nhau say

đắm đến đâu thì vẫn phải đưa nhau về thưa chuyện với cha me. Nếu cha me, họ

hàng không đồng y thì mối tình đó cũng không được chấp nhận. Vì thế, việc

dưng vợ gả chồng cho con cái vẫn chủ yếu do cha me, họ hàng quyết định. Nếu

được bố me chấp thuận thì các nghi thức tín ngưỡng được thưc hiện theo từng

bước tiếp theo như: xem chân gà, so tuổi... Tất cả bước này xong xuôi thì mới

tiến hành tổ chức lễ cưới.

2.3.2. Hình thức hôn nhân

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, hôn nhân truyền thống của người Dao Họ

ở huyện Bảo Thắng đã từ lâu tuân thủ theo chế độ hôn nhân một vợ một chồng

bền vững. Người chồng chi được phép lấy vợ lẽ khi người vợ cả bị chết hoặc

không sinh được con. Đặc biệt, trong trường hợp người vợ không có khả năng

sinh đe, người chồng cũng không vì thế mà đòi bo vợ, cũng không hắt hủi với

vợ, mà thường được giải quyết bằng việc xin con của anh em họ hàng mang về

làm con nuôi. Vì vậy, vợ chồng người Dao Họ sống bình đẳng, hiếm thấy trường

hợp ly dị hoặc bất hòa. Khi đã có vợ, đàn ông không được phép đi tìm người phụ

Page 60: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

54

nữ khác và ngược lại. Việc ngoại tình được xem là hành vi xấu xa nhất và có

những hình phạt nặng nề, nên hiếm khi người đàn ông Dao Họ mắc phải.

Theo tập quán, người Dao Họ cho phép người đàn ông được lấy vợ kế và

người phụ nữ được tái giá. Người đàn ông sau khi ly dị vợ hoặc vợ chết ít nhất

phải sau 6 tháng thì mới được phép lấy vợ kế. “Tôi ly hôn được 3 năm, bố mẹ tôi

tìm cho vợ mới” (Ly Văn Thế, 36 tuổi, người Dao Họ ở thôn Khe Mụ, xã Sơn

Hà, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai). Người phụ nữ được tái giá sau khi mãn

tang chồng (sau 3 năm) và được gia đình nhà chồng đồng y. Phụ nữ bo chồng

muốn tái giá phải trả lại toàn bộ đồ lễ cho nhà chồng cũ rồi mới được nhận đồ lễ

của nhà chồng mới, nếu không sẽ bị xã hội lên án là tham lam, xấu tính.

2.4. Nghi lễ hôn nhân

Nghi lễ hôn nhân là quá trình mà người thân trong gia đình và dòng họ thưc

hiện các nghi lễ dưng vợ, gả chồng cho những đứa con đến tuổi kết hôn. Từ kết

quả nghiên cứu cho thấy, đôi bạn tre người Dao Họ tiến tới hôn nhân phải trải

qua nhiều nghi lễ với những thủ tục khác nhau kể từ khi bố me để y, nhờ người

đánh tiếng cho đến tổ chức đám cưới và cuối cùng là lễ lại mặt.

Qua kết quả nghiên cứu tại một số địa phương như các xã Sơn Hà, Sơn Hải,

Phú Nhuận, Xuân Giao, Lu... ở huyện Bảo Thắng cho biết, đôi trai gái người

Dao Họ có thể tìm hiểu nhau qua các phiên chợ, những lần lên nương, trong dịp

lễ hội, đám cưới... Khi đã ưng nhau họ báo với cha me, thấy cha me đồng y mới

tiếp tục, nếu không thì chi dừng lại ở mức độ bạn bè. Như đã trình bày, cha me

người Dao Họ có quyền từ chối, buộc đôi trai gái phải tuân theo sư lưa chọn của

cha me. Một số công trình nghiên cứu về người Dao cũng khẳng định rằng, trước

đây hôn nhân ở người Dao là do cha me sắp đặt, cha me đặt đâu con ngồi đó

mang tính chủ đạo. Con cái thường phải chấp nhận một cách thụ động, đôi khi

còn ép buộc. Vì thế, có không ít cặp vợ chồng đến hôm cưới mới biết mặt nhau.

Một số người già người Dao Họ ở xã Sơn Hà và Sơn Hải huyện Bảo Thắng còn

Page 61: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

55

cho biết, trước đây vì không biết nhau và không yêu nhau từ trước nên lấy nhau

một thời gian rồi mà vẫn như người xa lạ. “Tôi được bố mẹ tìm vợ cho và cưới,

phải mất môt thời gian đầu chúng tôi mới gần nhau” (Phong vấn ông Ly Văn

Chiên, 58 tuổi, người Dao Họ ở thôn Cố Hải, xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng, tinh

Lào Cai).

Theo ý kiến của nhiều cụ già người Dao Họ ở Bảo Thắng, người Dao Họ ở

đây rất coi trọng việc dưng vợ gả chồng cho con cái; con trai, con gái đến tuổi

13, 14 là đã có thể kết hôn nhưng thông thường, khi gia đình có con trai đến tuổi

16 thì bố me mới đi tìm dâu. Khi đã định cô gái nhà nào thì nhà trai nhờ một

người hàng xóm gần nhà cô gái ấy đến nói chuyện và thăm dò xem cô gái đã có

ai đến hoi cưới chưa, rồi giới thiệu người con trai với cô gái đó.

Ngày trước, tục lệ cưới xin của các nhóm Dao ở Lào Cai đều khá phức tạp;

mỗi vùng, mỗi nhóm Dao có những nghi lễ khác nhau. Ở nhóm Dao Áo Dài,

người ta lấy chi xanh đo buộc ghép hai đồng xu lại với nhau và nhờ người đưa

sang nhà gái để làm lễ đánh tiếng. Nếu nhà gái nhận hai đồng xu thì nhà trai mới

tiến hành làm lễ dạm hoi. Theo đó, nhà trai đem sang nhà gái một chai rượu, một

cân thịt lợn hay một con gà, một gói muối, hai quả cau. Sau khi nghe nhà trai

bày to ý kiến, nếu nhà gái thuận gả con gái thì trao “lôc mệnh” ( tờ giấy đo hoặc

miếng vải đo ghi ngày, tháng, năm sinh, tên) của con gái mình cho nhà trai đem

về so tuổi. Đại diện nhà trai cầm tờ “lôc mệnh” về, trên đường đi nếu không gặp

những điềm xấu như nghe tiếng hoãng kêu, gặp con dúi, tê tê, nhện sa giữa

đường, rắn bò qua mặt đường, cây đổ, đất lở, đá lăn, gặp người vác cuốc xeng...

thì mới làm lễ so tuổi (nai meng) cho đôi trai gái. Trường hợp gặp những điềm

xấu đó thì coi như đám này không hợp với mệnh số của con trai, do vậy người

bố phải đi tìm đám khác cho con mình và trả lại tờ “lôc mệnh”cho nhà gái. Nếu

tuổi hợp nhau, người ta mổ gà mời thầy bói đến làm lễ xem chân gà mà thấy

“mọi sư đều tốt lành” thì nhà trai đem đến nhà gái một con gà hay một ít thịt lợn

Page 62: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

56

để làm lễ “bao mệnh”, tức báo cho nhà gái biết về kết quả của việc so tuổi và

xem chân gà, đồng thời, nhà trai chính thức đặt vấn đề kết hôn với nhà gái. [81,

tr.57-60].

Tiếp đến là ăn hoi, ở nhóm Dao Đo, nhà trai đem sang nhà gái hai con gà

trống thiến, mười chai rượu, mười cân gạo; ở nhóm Dao Tiền, nhà trai mang cho

nhà gái một lợn đã mổ khoảng 20 - 30 cân, mười lít rượu, mười cân gạo và ít trầu

cau; ở các nhóm Dao khác, cũng có những khoản lễ tương tư. Tại lễ ăn hoi, bên

nhà gái cùng đại diện nhà trai thảo ra hôn thư ghi rõ: sư thoa thuận của nhà gái

trong việc “gả bán”, các khoản nhà trai phải nộp cho nhà gái (bạc trắng, thịt lợn,

rượu, gạo, trang sức...), số người đưa và đón dâu. Người ta gấp chéo tờ hôn thư

được viết bằng giấy dó, dọc đôi mỗi bên giữ một nửa. Ở một số nhóm Dao, ngày

cưới được định ngay từ lúc ăn hoi mà tiếng Dao Đo gọi là “ghịa tịnh” và ghi các

khoản thách cưới vào hôn thư. Ở nhóm Dao Đo, Dao Tiền người ta thường

không định ngày cưới trước trong dịp ăn hoi, chi khi nào nhà trai chuẩn bị đầy đủ

các thứ cho ngày cưới thì mới chọn “ngày lành tháng tốt” và nhà trai trưc tiếp

sang báo cho nhà gái. [30, tr. 229-230].

Có thể nói, lễ cưới có sư khác biệt ít nhiều giữa các nhóm Dao, mỗi nhóm

có những nét riêng thể hiện tính đa dạng trong văn hóa Dao. Riêng người Dao Họ

ở huyện Bảo Thắng, qua nghiên cứu cho thấy, tiến trình của một hôn lễ bình

thường được tiến hành tuần tư theo ba giai đoạn chính, gồm: các nghi lễ trước

đám cưới, đám cưới và sau đám cưới với nhiều bước, nhiều thủ tục cho từng giai

đoạn mà dưới đây là nội dung chính của các nghi lễ đó.

2.4.1. Giai đoạn trước đám cưới

2.4.1.1. Cach thức tìm hiểu bạn đời

Như đã trình bày, tình yêu của đôi trai gái người Dao Họ trước đây chủ yếu

là do bố me sắp đặt, con cái chi biết nghe lời. “Trước đây, bố mẹ tự tìm hiểu vê

Page 63: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

57

cô gai để lấy vê làm vợ cho con mình thông qua hàng xóm; cụ thể là hỏi hàng

xóm của người con gai mà mình muốn lấy cho con mình, xem cô ấy hoặc anh ấy

có chăm chỉ, khỏe mạnh... hay không, nếu thấy cô gai ấy tốt thì sẽ đến hỏi cho

con mình”. (Phong vấn ông Trần Văn Trấn, 55 tuổi, người Dao Họ ở thôn Khe

Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai).

Theo những người cao tuổi người Dao Họ ở xã Sơn Hà huyện Bảo Thắng,

từ khi hòa bình lập lại năm 1954, các đôi trai gái Dao Họ ở đây mới dần được tư

do tìm hiểu nhau để lưa chọn bạn đời cho mình. Điểm hen hò là nơi sinh hoạt

cộng đồng như các phiên chợ, những dịp lễ hội, ngày tết, kể cả khi đi làm nương,

nhất là các dịp đi chơi làng sau mùa vụ... đặc biệt là trong cấp sắc, đám cưới, vào

nhà mới của một gia đình nào đó ở bản hoặc của nhà người quen láng giềng. Vào

các dịp đó, thông qua các hoạt động văn hóa như chơi các trò chơi dân gian (ném

còn, đánh cầu, chơi quay, múa và hát đối đáp...) để các chàng trai, cô gái thể hiện

tính khéo léo của mình bằng cách này cách kia mà nhìn nhau qua ánh mắt, thổ lộ

tình cảm với người mình đã chọn. Sau vài lần gặp gỡ qua ánh mắt và cử chi hợp

nhau... họ dần tách khoi đám đông đi chơi riêng để có thời gian thổ lộ tình cảm

với người mình yêu thích. Cứ như vậy, đôi trai gái gặp nhau rồi lại chia tay trong

sư nhớ thương và cùng hen ngày gặp lại.

Trong quá trình đôi trai gái tìm hiểu tại chợ, những lần lên nương, lễ hội...

nếu thích nhau thì họ báo cáo với cha me, thấy cha me đồng y mới tiếp tục để tới

hôn nhân. Cha me có quyền từ chối, buộc con gái phải theo sư lưa chọn của

mình. Có thể nói, hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng cho đến thời

gian gần đây một phần vẫn chủ yếu do cha me quyết định. Con cái thường phải

chấp nhận, vì thế, không ít những cặp vợ chồng đến hôm cưới mới biết mặt

nhau, còn người mình yêu thích thì lại không được lấy nhau.

Trong quá trình tìm hiểu, nếu đôi trai gái đã thưc lòng yêu mến nhau thì

cũng là lúc họ trao cho nhau những kỷ vật làm tin như: vòng tay, nhẫn, hoa tai,

Page 64: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

58

khăn mặt... và hen hò tới các buổi gặp sau được ở bên nhau để trao yêu thương,

cùng hứa hen cho cuộc sống sau này của mình. Sau năm ngày mà không thấy cô

gái trả lại vật kỷ niệm thì coi như đó là dấu hiệu của sư đồng y và cũng là cơ sở

để bên nhà trai đến nhà gái hoi vợ cho con mình. Cũng có trường hợp cô gái trả

lại kỷ vật nhưng chàng trai đã không nhận và còn tặng lại cô gái và lấy đó là tình

bạn về sau.

Cần nói thêm rằng, trong lúc gặp nhau ở đám cưới, chợ, lễ hội... chàng trai

luôn để y xem cô gái nào ưng y thì sẽ thổ lộ bằng lời hát sau:

Cô ở quê cô, anh ở quê anh rất xa xôi

Hôm nay có phúc mới được gặp em.

Hay:

Sang nay ra cổng gặp may

Thắp hương tổ tiên được thiêng

Tổ tiên đa phu hô cho anh gặp em.

Cô gái nếu ưng thuận thì sẽ đối lại:

Em cũng được nghe đến anh, mến anh

Nếu anh không tin thì anh hay nhổ cây trúc lên

Sẽ thấy có môt cai rễ cắm sâu dưới lòng môt đường thẳng

Thì đó là trai tim em giành cho anh.

(Nguồn: Ông Bàn Văn Sang, 66 tuổi, người Dao Họ, thôn Khe Mụ, xã Sơn

Hà, huyện, Bảo Thắng, tinh Lào Cai sưu tầm và cung cấp)

Trường hợp cô gái không bằng lòng, không muốn làm quen với chàng trai

ấy thì sẽ không nói gì và chi cười rồi bo đi chỗ khác.

Page 65: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

59

2.4.1.2. Tiêu chuẩn lựa chon ông mối (tra ta)

Hôn lễ của người Dao Họ nếu thành công, một phần do sư đóng góp không

nho của người làm mối. Vì vậy, trước khi tiến hành hôn sư, gia đình nhà trai phải

tìm người hiểu được phong tục của dân tộc địa phương mình, biết chữ nôm Dao,

khoe mạnh, nhanh nhen, biết làm kinh tế, còn đầy đủ vợ chồng, con cái có đủ

nếp te và phải lớn tuổi hơn chú rể... để làm ông mối. Người Dao Họ thường nhờ

người làm mối trong chi hoặc trong dòng họ và khi không tìm được ai thì mới

nhờ tới người ngoài. Chẳng hạn, qua kết quả điền dã cho thấy, đám cưới anh Bàn

Văn Bóng 24 tuổi, ở thôn Khe Mụ xã Sơn Hà đã nhờ Ông Bàn Văn Dồn 45 tuổi

là anh em đồng hao với bố mình làm ông mối; anh Bàn Văn Chiêu 22 tuổi, ở

thôn Khe Mụ xã Sơn Hà cũng nhờ Ông Bàn Văn Ven 31 tuổi là con chị gái bố

mình làm ông mối.

Khi đã chọn được người làm mối, bố me cùng chàng trai mang một gói

muối nho gói bằng lá dong, bọc giấy đo, bên ngoài dùng dây sợi xo hai đồng xu

buộc lại đem đến thưa chuyện với người làm ông mối. Bắt đầu từ đây, mọi công

việc cần trao đổi với nhà gái đều do ông mối đứng ra thưc hiện. Vì thế, trước

hôm cưới một ngày ông mối làm lễ tam đại nhà mình, mong tam đại phù hộ cho

công việc hệ trọng. Đến nhà trai, ông mối cũng làm lễ với tam đại và mong được

sư phù hộ. Họ quan niệm, để cho công việc thuận lợi, xuôn xe thì trước hôm đến

nhà trai làm nhiệm vụ ba ngày, ông mối phải kiêng không được ngủ cùng vợ cho

đến khi kết thúc công việc và làm lễ tạ ơn tam đại.

2.4.1.3. Tiêu chuẩn chon thầy cúng

Giống như tìm chọn ông mối, nhà trai cũng tìm thầy cúng giúp cho việc

trọng đại của con mình. Theo đó, ông bố phải xem ai là người trong dòng họ

đảm nhiệm được, chi khi không tìm được thì mới nhờ người ngoài để giúp. Thầy

cúng phải là người hiểu được phong tục tập quán của người Dao Họ, biết đọc và

biết viết chữ nôm Dao.

Page 66: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

60

Sau khi đã chọn được thầy cúng như y, ông bố bắt một con gà khoảng nửa

cân đến một cân để cúng tam đại và cầu khấn. Nếu tam đại đồng y cho người đã

chọn làm thầy cúng trong đám cưới của con mình thì khi thịt con gà này và luộc

lên phải có các dấu hiệu: chân gà không có tia màu đo, các ngón phải chụm đều

vào nhau. Sau đó, ông bố đem gà đi thịt và luộc rồi xem chân gà để quyết định.

Nếu trong trường hợp không được, ông bố phải tìm thầy cúng khác và thịt con gà

khác để xem cho bằng được. Thấy tam đại đồng y, ông bố mới tới đặt vấn đề với

thầy cúng ấy. Thầy cúng trước hôm đến nhà trai làm nhiệm vụ ba ngày thì phải

kiêng không ngủ cùng vợ cho đến khi kết thúc công việc làm lễ tạ ơn tam đại.

Trước khi đi, thầy cúng thắp hương xin phép tam đại và mong tam đại phù hộ

cho công việc của mình.

Chọn thầy cúng bên nhà gái thì đơn giản hơn. Nhà gái trước đây đã nhờ ai

xem ngày tổ chức đám cưới thì đến hôm cưới người đó sẽ là thầy cúng.

2.4.1.4. Lễ đặt trầu (ăn diên)

Khi đã được người con trai trưc tiếp gợi y hoặc bố me tư thăm dò được cô

gái nào đó vừa y để làm dâu, ông bố sẽ nhờ người quen biết với nhà gái để đánh

tiếng. Chọn được ngày thích hợp, ông bố cùng người đánh tiếng mang theo hai

điếu thuốc lào đã vê tròn, hai hào bạc trắng sang nhà gái. Trên đường đi phải chú

y quan sát xung quanh, nếu thấy con rắn trườn qua đường, nghe tiếng hoẵng kêu

hoặc gặp người khiêng thú đi qua... thì đó là những điều gở, lập tức phải quay về

nhà. Trường hợp khi đi đến lần thứ ba mà trên đường đi đều gặp điềm gở thì

người con gái đó có xinh đep, đảm đang đến đâu, người bố cũng từ bo y định hoi

làm vợ cho con mình.

Trường hợp không gặp điềm xấu, khi đến nhà gái, người đánh tiếng sẽ đưa

lễ vật cho nhà gái và nêu rõ mục đích. Đại diện nhà gái nhận lễ vật và cho vào

đĩa đặt lên bàn thờ tam đại khấn báo: hôm nay, có người đến hoi cháu gái về làm

dâu nhà họ, nếu tam đại đồng y thì khi con xin the âm dương hãy cho một xấp

Page 67: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

61

một ngửa, trường hợp không bằng lòng thì cho cả hai cùng xấp hoặc cùng ngửa.

Sau khi đại diện nhà gái xin âm dương bằng hai mảnh tre hoặc mảnh gỗ nho

[PL4, ảnh 18] thấy được như lời khấn thì nhà gái sẽ trao tờ “lôc mệnh”, tức tờ

giấy đo hoặc miếng vải đo ghi ngày tháng, năm sinh và tên của cô gái cho đại

diện nhà trai mang về so tuổi.

Tờ “lôc mệnh” được coi là đôi trai gái đã đính hôn. Nếu xin âm dương

không được, nhà gái trả lễ vật cho nhà trai. Khi nhà trai mang tờ “lôc mệnh” đi

về mà gặp các điều kiêng kỵ hoặc đêm đó một trong hai gia đình nghe thấy tiếng

hoẵng kêu, trong làng có súc vật, người sinh nở... thì đó là điều xấu, phải huỷ lễ

đặt trầu ấy. Theo tập tục, nhà trai khi mang trả tờ “lôc mệnh” phải mang theo

một con gà khoảng 1 - 2 cân để nhà gái làm lễ với tam đại, mời người uy tín

trong họ đến chứng kiến hủy bo lễ “ăn diên”và nhà trai đi tìm đám khác cho

con, nếu không có gì xảy ra thì đến bước theo.

2.4.1.5. Lễ dạm ngõ hay còn goi là lễ ăn thịt gà (nhin chay a)

Sau khi đã xem tuổi mà hợp năm cưới, nhà trai chọn ngày tốt sang nhà gái

làm lễ dạm ngõ (nhin chay á). Đoàn nhà trai gồm bố chàng trai và ông mối, họ

mang theo hai đồng tiền kẽm có lỗ. Đến nhà gái, họ lấy một cái bát ăn cơm, một

đôi đũa, dùng dây buộc hai đồng tiền lại với nhau rồi xiên vào đầu đũa trao cho

đại diện nhà gái đặt lên ban thờ. Nhà gái làm mâm cơm gồm có thịt gà, thịt lợn

để thắp hương tam đại với mục đích thông báo việc gia đình nhà trai chính thức

xin đứa cháu gái về làm dâu trong gia đình.

Trong bữa cơm thân mật giữa hai gia đình tại nhà gái, hai bên cùng trao đổi

để thống nhất về hình thức tổ chức cưới, các lễ vật dẫn cưới, kể cả hình thức

"bán dâu" hay "ở rể", đặc biệt là việc nhà trai phải đưa cho nhà gái bao nhiêu

bạc trắng, nếu con trai đến ở rể thì ở bao lâu... Các nội dung thảo luận mà hai gia

đình thống nhất được ông mối viết ra giấy làm hai bản, mỗi bên giữ một bản để

hôm cưới nhà trai mang lễ vật tới, nhà gái sẽ theo đó mà kiểm tra lại những đồ

Page 68: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

62

đã ghi trong giấy. Đặc biệt, trong ngày nhin chay á, đến trước 12 giờ đêm nếu cả

hai gia đình nhìn thấy rắn bò, nghe tiếng hoẵng kêu, có gia súc đe hoặc người

sinh... thì đó được coi là điều xấu buộc phải huỷ đám cưới đã chọn và nhà trai

phải đi tìm đám khác cho con trai của mình. Nếu điều xấu không xảy ra, nhà gái

đi xem ngày tốt để tổ chức lễ cưới cho đôi tre. Theo tập quán của người Dao Họ

ở huyện Bảo Thắng, kiêng cưới vào các tháng Ba, Chín (Âm lịch), ngày cưới

kiêng trùng với ngày, tháng, năm sinh của đôi tre và của bố me hai bên gia đình,

nếu vi phạm thì đôi tre sẽ không gặp may mắn trong cuộc sống sau này.

Trước hôm cưới khoảng một tháng, nhà gái cử hai người sang nhà trai

mang theo tờ giấy màu hồng (xấy sỉ) ghi rõ ngày, giờ và tháng tổ chức cưới và

đón dâu. Hai người ấy không đưa trưc tiếp tận tay cho nhà trai, người ta cầm tờ

giấy cẩn thận, kín đáo giấu ở một chỗ nào đó không cho nhà trai biết. Sau khi họ

ra về, nhà trai mới tìm ở những chỗ có thể giấu tờ giấy để biết được nội dung ghi

chép bên trong. Trong ngày hôm ấy, nếu bố me cô gái và hai người được cử đi

đều không thấy rắn bò, nghe tiếng hoẵng kêu, trong làng không có súc vật nuôi

đe, người sinh thì đó là điều tốt. Nếu gặp phải một trong các điều trên thì họ sẽ

báo cho nhà trai biết để hủy tờ giấy đó và đám cưới cũng sẽ không được diễn ra.

Khi biết được việc nhà gái thông báo qua tờ giấy hồng, từ đó cả hai gia đình bắt

đầu chuẩn bị vật chất và tinh thần cho ngày cưới sắp tới. Đây thường là những

ngày bận rộn nhất của gia đình nên cần có sư trợ giúp của bà con họ hàng, kể cả

việc cử người đi mời anh em bạn bè và người thân ở xa...

2.4.2. Lễ cưới (áy cón)

2.4.2.1. Vai trò, quyên lợi của bà cô, ông cậu (mụ, nòng)

Qua nghiên cứu, đối với gia đình người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, vai trò

bà cô và ông cậu không thấy nhắc đến trong việc trăm năm của đôi tre. Khi hoi

đến người già thì được biết: “Việc hôn nhân của đôi trẻ, bà cô và ông cậu là

người nhà mình và giúp cho khi nhà có công việc thôi, còn quyết định thì do bố

Page 69: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

63

mẹ của cac chau”. Trường hợp bố me không biết hoặc không hiểu tập tục thì

mới nhờ đến, lúc này “mụ, nòng” mới đóng vai trò như bố me để đứng ra lo liệu

mọi công việc từ lúc đi hoi cưới cho đến khi kết thúc hôn lễ. Sau hôn lễ, bà cô và

ông cậu cũng không được gia đình lễ tạ.

Đối với gia đình mà còn ông bà nội, ngoại thì sau đám cưới, đôi vợ chồng

tre mang bánh, keo, thuốc lào đến biếu để to lòng biết ơn công sinh thành ra bố

me mình và mong ông bà dạy bảo trong cuộc sống.

2.4.2.2. Trình tự đam cưới

Trước hôm cưới, nhà trai mời thầy cúng tới làm lễ thinh cầu tam đại về dư

lễ cưới và phù hộ cho gia đình tổ chức lễ cưới suôn xe. Theo tập quán người Dao

Họ, trước khi đi đến nhà trai, thầy cúng thắp hương làm lễ ở bàn thờ nhà mình

cầu thánh thần, tam đại phù hộ. Đến nhà trai, thầy làm ba hình nhân từ giấy màu

vàng rồi lấy mưc đen vẽ mặt, mũi, chân tay tượng trưng cho cô dâu, chú rể cùng

“con” của họ [PL4, ảnh 16, 17]. Sau đó, thầy đặt ba hình nhân trước bàn thờ và

thắp hương, làm phép “niệm chú” vào hình nhân để không bị tà ma ám hại [PL4,

ảnh 20, 21], tiếp đến thầy đem ba hình nhân cài lên vách nhà cạnh cửa ra vào.

Xong việc, thầy viết tên các vị thần vào tờ giấy đo đặt xuống chiếu, lấy gạo rắc

lên và dùng kiếm để đập vào đó, hai tay bắt quyết, làm phép vào tờ giấy (lá bùa).

Thưc hiện xong các động tác yểm bùa, thầy dán lá bùa vào cột trước cửa nhà với

mục đích trấn trị tà ma không cho ám hại cô dâu, chú rể cùng đoàn đi đón dâu.

Đêm hôm ấy, gia chủ thịt một con lợn để thầy cúng mời tam đại về dư lễ cưới và

phù hộ cho gia đình.

Hai ông mối và ông bảo vệ đồ lễ được gia chủ mời tới để chú rể dâng lễ,

vái lạy cầu mong các ông ấy giúp cho việc trăm năm của mình [PL4, ảnh 24, 25,

26]. Sau khi nhận lễ xong, hai ông mối làm lễ thinh mời sư phụ (sư phụ khi cấp

sắc) về giúp cho mình hoàn thành vai trò làm mối [PL4, ảnh 27].

Page 70: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

64

Trong lễ cưới của người Dao Họ ở Bảo Thắng không thể thiếu nghi lễ gói

muối, do thầy cúng tiến hành. Thầy làm lễ xin phép tam đại để cho hai ông mối

cùng các thành viên trong đoàn gói 12 gói muối [PL4, ảnh 31] để mang đến nhà

gái (6 gói có buộc đồng tiền kẽm thì nhà gái giữ lại, còn 6 gói khác không buộc

tiền kẽm được nhà gái mang đi biếu 6 người cao tuổi nhất thôn bản). Qua phong

vấn một số cụ già người Dao Họ ở một số địa phương trong huyện Bảo Thắng,

đồng bào quan niệm rằng, muối là một thứ gia vị, đồ ăn không thể thiếu trong

cuộc sống hàng ngày của họ. Mọi công việc đã chuẩn bị xong, thầy cúng rót ba

chén rượu dâng lên bàn thờ rồi thắp ba nén hương, khấn báo với tam đại: “Hiện

đa chuẩn bị đầy đủ cac lễ vật do nhà gai yêu cầu, ngày mai vào giờ tốt gia đình

sẽ tổ chức đi đón dâu, mong tam đại phu hô cho đoàn đi lại an toàn...”. Có thể

nói, đến nay người Dao Họ vẫn giữ tập quán dùng muối làm lễ vật cúng, tức làm

vật tế trong một số nghi lễ như lễ cầu làng, giải hạn, đám cưới... Điều này có thể

là một trong những hiện tượng gợi nhớ về sư quy hiếm của muối ăn đối với đồng

bào Dao trong thời kỳ sống du canh du cư trước kia. Do vậy, muối không những

là lễ vật khi cầu cúng mà còn làm quà biếu người có uy tín, người già.

Để hồn vía của cô dâu, chú rể và các thành viên trong đoàn đón dâu không

bị thất lạc, vào sáng sớm hôm sau, trước giờ đi đón dâu thầy cúng cùng hai ông

mối phải thinh cầu tam đại phù hộ đoàn đón dâu luôn gặp may mắn trên đường

đi cũng như khi trở về, không gặp những điều xấu... Khấn cúng xong, thầy lấy

một ít gạo cho vào hai tờ giấy đo, rồi làm phép vào đó, một tờ buộc chặt vào đầu

chiếc ô giao cho ông mối chính với y nghĩa nhốt hồn vía cô dâu chú rể để không

bị thất lạc trong thời gian lễ cưới diễn ra, còn tờ kia nhốt hồn vía các thành viên

trong đoàn thì buộc vào đầu gậy giao cho ông mối phụ giữ bên mình trong suốt

thời gian đưa đón dâu [PL4, ảnh 28].

Theo quan niệm của người Dao Họ ở các địa phương trong huyện Bảo

Thắng, số lượng người đi đón dâu phải là số le, để khi quay trở về có thêm cô

Page 71: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

65

dâu sẽ thành số chẵn. Việc ấy cũng giống với người Dao Áo Dài láng giềng,

người Dao Họ ở nơi đây cho rằng số chẵn là may mắn. Riêng người Dao ở địa

phương khác, vấn đề này cũng đã được các tác giả thể hiện trong cuốn Người

Dao ở Việt Nam (The Yao people in Vietnam) [67, tr.153-155].

Vì vậy, qua kết quả phong vấn hồi cố và được quan sát trưc tiếp vào tháng

12 năm 2012 cho thấy, trong đám cưới của anh Bàn Văn Bóng ở thôn Khe Mụ,

xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng mà trên đã đề cập, đoàn đón dâu có 11 người.

Trong đó có: ông mối chính, ông mối phụ, người bảo vệ đoàn và các đồ lễ mang

theo, chú rể cùng các thành viên khác trợ giúp mang đồ dẫn cưới sang nhà gái.

Đoàn đón dâu lên đường đi sang nhà gái, dù cho nhà gái ở gần hay xa vẫn

phải nghi nhờ ở một nhà bà con gần với nhà gái một đêm. Đến chiều tối hôm đến

bản làng nhà gái, người Bong tong (người cầm đèn dầu, đã được nhà trai nhờ

hôm ăn hoi và được biếu một đùi gà) đón ông mối chính, người bảo vệ sang nhà

gái làm lễ và xin phép thầy cúng cho đoàn đón dâu mang lễ vật vào nhà [PL4,

ảnh 50, 51]. Khi đi ông mối luôn cầm theo chiếc ô đã nhốt hồn vía cô dâu, chú

rể. Trên đường đi, hai người phải trải qua nhiều nghi lễ khác nhau, trong đó có lễ

vượt cửa ải bằng cách lấy chân đá ba viên soi nhằm bắn phá, xua đuổi những cái

xấu cản trở trên đường đi vào bên trong nhà gái, không làm ảnh hưởng tới công

việc trong hôn lễ...

Khi vào trong nhà gái, ông mối chính và người bảo vệ đồ lễ ngồi trình diện

trước mâm cơm của thầy cúng nhà gái để xin phép được mang lễ vật vào cúng

tam đại nhà gái [PL4, ảnh 56]. Xong việc, hai người này quay về đón đoàn nhà

trai sang nhà gái làm các nghi thức tiếp theo. Đoàn đi theo hàng một, đi đầu là

ông Bong tong cầm đèn dầu dẫn đường, theo sau là ông mối chính, ông bảo vệ

đồ lễ, tiếp đến là các thành viên mang lễ vật như chè, thuốc, muối, trầu cau...

Riêng chú rể tay phải cầm khăn trắng, tay trái cầm quạt che mặt với mục đích

tránh ma quỷ hoặc ke xấu nhòm ngó [PL4, ảnh 62], đi sau chú rể là đoàn khiêng

Page 72: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

66

lợn, gà, rượu... và cuối cùng là ông mối phụ với tư cách bảo vệ các thành viên

trong đoàn [PL4, ảnh 57, 58].

Tới trước cổng nhà gái, đoàn đón dâu bị ngăn lại bởi một dây vải màu tím,

xanh do hai bà cầm đứng trước cổng. Phía trong cổng, nhà gái đã chuẩn bị mâm

lễ gồm một đĩa thịt lợn sống, hai cái chén, một ca rượu, một đôi đũa với hàm y là

đoàn đi xa moi mệt xin dừng chân dùng tạm cho đỡ đói, đỡ khát. Muốn qua được

cửa ải ở trước cổng nhà gái, ông mối phải hát xin mở dây, sau mỗi bài hát phải

để vào trong dây một ít tiền [PL4, ảnh 59, 60]. Theo đó, hai người nhà gái hát

đối lại với nội dung hoi là đoàn người nào? Từ đâu đến, đến đây có việc gì?...

Sau khi hát xong, đại diện nhà gái mời đoàn nhà trai đi vào nhà gái. Đáng lưu y

là, số tiền mà ông mối khi hát đã bo vào trong dây thì hai người chăng dây được

hưởng [PL4, ảnh 61].

Đoàn nhà trai mang các lễ vật đã được nhà gái ghi trong hôn thư bao gồm:

rượu, bạc trắng, cau, trầu, muối, bánh rán, gà, lợn... đến trước cửa nhà gái và hát

xin được vào nhà. Nhà gái cử hai người cầm hai quả bóng lợn đã được thổi căng

đứng cạnh mâm lễ [PL4, ảnh 64, 65] hát hoi: Đoàn ở đâu đến, đến có việc gì…?

Ông mối đối đáp lại: Đoàn được nhà trai ở bản… đến xin được đón cô gai vê

làm dâu; đoàn đa xin phép và được sự đồng ý của thầy cúng. Nghe xong hai

người đập vỡ bóng lợn bằng tay với ngụ y chúc mừng, chào đón đoàn đã tới và

mời mọi người dùng tạm đồ lễ. Trong khi đó, thầy cúng bên nhà gái đứng phía

trong nhà làm phép mở cửa và trấn trị tà ma vào ba hình nhân rồi xếp xuống đất

[PL4, ảnh 66, 67]. Đoàn nhà trai đi vào nhà, hai ông mối vào trước, chú rể một

tay cầm khăn, tay kia cầm quạt giấy che mặt và được một người trong đoàn cầm

vạt áo kéo vào, chú rể chân giẫm lên hình nhân (chi chú rể giẫm lên hình nhân)

[PL4, ảnh 68] theo sau là các thành viên trong đoàn. Thầy cúng mang các hình

nhân đi đốt tiễn về âm phủ báo cáo với tam đại các nghi lễ ban đầu đã xong, chú

rể đã vào nhà. Vào trong nhà ông mối chính cùng ông bảo vệ xếp các lễ vật ra

Page 73: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

67

trước mặt thầy cúng và họ hàng nhà gái chứng kiến, me cô dâu cùng đại diện nhà

gái lần lượt kiểm tra các lễ vật. Lúc này ông mối chính lấy hai đồng bạc trắng

đưa cho thầy cúng đặt lên bàn thờ, thầy cúng làm lễ thắp hương khấn báo với

tam đại, lấy cân kiểm tra trọng lượng của bạc trắng trước sư chứng kiến của bố

me cô dâu và họ hàng nhà gái, với hàm y công nhận từ đây hai gia đình đã là

thông gia với nhau [PL4, ảnh 70, 71]. Khi làm xong nghi lễ trình báo với tam

đại, thầy cúng trao lại số bạc trắng cho me đe cô dâu, số bạc này phải giữ mãi về

sau. Trường hợp vợ chồng sau này nếu ly hôn thì nhà gái phải trả nhà trai số bạc

đó, nếu vợ chồng trưởng thành và ra ở riêng thì bố me vợ phải giao lại số bạc ấy

cho hai vợ chồng cất giữ cẩn thận.

Khi mọi thủ tục trao nhận lễ vật đã xong thầy cúng xin phép đưa chú rể vào

buồng để làm lễ gắn kết (cắp xấy). Vào tới nơi ông mối hát:

“Nhịp pun sâu dằm sin tièn quả hìn thai bồn.

Dằm sin tièn quả hìn bung noi, ây mông đòng bu điếu dẻn hui.

Ây mông đòng bu dẳn quả dăn tằng pây guầy nhưn gỏi nhận đồn”.

Dịch:

“Đa vào nhà rồi mà chưa nhìn thấy con dâu đâu.

Đa vào trong nhà rồi, chúng tôi đang mong những người đưa dâu vê cho

con rể gặp con dâu.

Gia đình bảo bà Đoong pà mau mau đưa con dâu vào buồng để làm thủ tục

cho hai đứa”.

(Nguồn: Ông Bàn Văn Sang, 66 tuổi, người Dao Họ ở thôn Khe Mụ, xã

Sơn Hà, huyện, Bảo Thắng, tinh Lào Cai dịch và cung cấp)

Bà Đoong pà, người có uy tín, phúc hậu, gia đình đề huề, có đủ con trai con

gái... được nhà trai nhờ tới nhà gái để giúp cô dâu trang điểm, thay quần áo và

Page 74: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

68

dẫn dắt cô dâu suốt quá trình hôn lễ ở bên nhà gái. Vì vậy, sau khi xong công

việc, nhà trai sẽ hậu tạ bà Đoong pà một đồng rưỡi đến bốn đồng bạc trắng tuỳ

theo mối quan hệ thân quen, còn phía nhà gái thì hậu tạ hai cân thịt lợn được lấy

từ lưng xuống tới bụng con lợn .

Theo tập quán người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, bà Đoong pà tay trái

cầm một con dao và đèn dầu được thắp sáng [PL4, ảnh 75] với nhiệm vụ dẫn

đường, tay phải cho ra đằng sau cầm vào vạt áo cô dâu. Cô dâu theo sau bà

Đoong pà, tay trái cầm khăn, tay phải cầm quạt giấy che mặt và đi thẳng đến

giường trong buồng với hàm y không để tà ma nhìn thấy mặt và đồng thời tránh

những điều rủi ro [PL4, ảnh 74]. Bà Đoong pà vừa đi vừa hát bài Xin phép tổ

tiên để được vào nhà trao dâu cho nhà trai. Sau khi trao dâu cho ông mối chính,

bà lấy hai miếng vải đen, trắng quấn vào con dao để vào góc cuối của gầm

giường. Theo quan niệm của người Dao Họ nơi đây, hai miếng vải đen trắng

xoắn vào nhau có nghĩa là hai vợ chồng luôn quấn quyt không rời, còn con dao

với mục đích tượng trưng trấn trị tà ma. Ông mối chính nhận cô dâu và bắt đầu

làm lễ gắn kết (cắp xấy) cho đôi tre thành vợ chồng. Giường được quây kín bằng

vải ri-đô hoặc rèm, ở đó chú rể và ông mối đã ngồi sẵn, trên giường có một bát

gan lợn luộc, một đôi đũa, một ít gạo để trên đĩa, một chén rượu đã được ông

mối phù phép vào đó [PL4, ảnh 77] để cho đôi vợ chồng mãi mãi hạnh phúc bên

nhau. Ông mối lấy hai hạt gạo bo vào trong chén rượu rồi đưa cho chú rể, chú rể

dùng tay lấy một hạt gạo trong chén cho vào miệng nhai rồi uống nửa chén rượu

rồi đưa cho cô dâu, cô dâu cũng làm như chú rể. Tiếp theo, ông mối dùng đũa

gắp miếng gan đưa cho chú rể cắn một nửa, cô dâu một nửa với mong muốn hai

vợ chồng sống bên nhau chọn đời, đói no, sướng khổ luôn ở bên nhau [PL4, ảnh

78, 79, 80, 81]. Xong việc “gắn kết”, ông mối hát to lên để tất cả đều nghe thấy:

“Hop tụ ngầu mây đồn soc mậu, yên giang hop canh màn nìn thủ”.

Dịch:

Page 75: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

69

“Chúng tôi làm công tac, hai bên thành vợ chồng rồi, mong bao cho moi

người là đa thành hôn”.

Khi mọi nghi lễ tiến hành đã xong, cô dâu được bà Đoong pà đưa ra ngoài

ba bước, bà Đoong pà thông báo cho mọi người biết:

“Ciu quai sang đài tẳn guỷnh thú ngầu mây hop tụ phây đồn nhồn”.

Dịch:

“Ông mối đa làm đủ cac thủ tục, đôi vợ chồng đa môt ý chi, vạn năm không

lúc nào xa nhau”.

Ra trước mặt thầy cúng ông mối nói:

“Phắn meng tèng guỳn phú, chảu sâu cong ngành nhìn giả nhìn”.

Dịch:

“Cam ơn ông thầy cúng đa giúp đỡ chúng tôi để hai đứa thành đôi”.

(Nguồn: Ông Bàn Văn Sang, 66 tuổi, người Dao Họ ở thôn Khe Mụ, xã

Sơn Hà, huyện, Bảo Thắng, tinh Lào Cai dịch và cung cấp)

Kết thúc cắp xấy, nhà gái dọn cỗ bàn tiếp đoàn nhà trai. Khi đó, chú rể ngồi

ăn với cô dâu và bạn bè ở ngoài sân; hai ông mối, người giúp việc ngồi trong nhà

cùng đoàn nhà gái (xem hình vẽ 2.2). Khi ăn uống, nhà trai và nhà gái giao lưu

với nhau bằng những bài hát đối đáp cho tới đêm khuya mới tạm nghi đợi công

việc đưa dâu vào sáng hôm sau [PL4, ảnh 82, 83, 84, 85].

Page 76: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

70

Hình 2.2: Hình vẽ minh họa ví trí tiếp đon đoàn nhà trai tại nhà gái (vẽ tại

lễ cưới năm 2012 của cô dâu Bàn Thị Phúc, ở thôn Khe Mụ,

xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai)

Chú thích: 1. Bàn thờ tổ tiên 4. Chỗ ngồi mâm đoàn nhà trai

2. Giường hành lễ gắn kết

3. Gường ngủ

5. Chỗ ngồi mâm thầy cúng

(Nguồn: Tư liệu điền dã của tác giả luận án)

Sáng sớm hôm sau, trước giờ đã định, cô dâu được bà Đoong pà giúp mặc

trang phục cưới và đeo trang sức rồi đưa đến gặp chú rể. Thầy cúng lấy vò rượu

mà nhà trai mang đến và dùng chiếc đũa chọc thủng tờ giấy hồng bịt miệng vò.

Rượu trong bình được rót ra từng chén [PL4, ảnh 86, 87, 88, 89] mời đoàn nhà

trai cùng bố me cô dâu, họ hàng nhà gái uống chia vui. Thầy cúng làm phép hóa

tất cả những giấy tờ trang trí bình rượu về âm phủ để báo với tam đại là rượu nhà

trai mang tới đã nhận và xin gửi tới tam đại [PL4, ảnh 90, 91, 92]. Thầy cúng

đứng trước bàn thờ vái lạy tam đại và làm các nghi thức trao và nhận dâu rể

[PL4, ảnh 95, 96]. Chú rể rót rượu mời và lạy tạ bố me để to lòng cám ơn công

sinh thành, cám ơn mọi người trong gia đình, họ hàng đã đến chia vui và chúc

phúc cho hai vợ chồng, mọi người vui ve uống rượu và mừng quà hoặc tiền cho

4

2

1

5

3

Page 77: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

71

hai vợ chồng tre [PL4, ảnh 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104]. Thầy cúng dùng

dao cắt đôi chiếc bánh giầy [PL4, ảnh 105] do nhà gái chuẩn bị rồi đưa cho ông

mối phù phép vào chỗ cắt cho liền lại. Tác giả luận án đã tìm hiểu và biết được y

nghĩa của việc đó như sau: Bánh giầy tượng trưng cho bầu trời, các núm trên

chiếc bánh là những ngôi sao; nhưng theo quan niệm của người Dao Họ thì trước

khi cưới cô dâu và chú rể mỗi người một nơi; sau khi cắt ra và được ông mối phù

phép trở thành chiếc bánh nguyên ven tức hai người đã trở thành vợ chồng và

không bao giờ lìa xa nhau, các núm trên bánh trở thành những đứa con của họ.

Tiếp đến, thầy cúng lấy con dấu (dau) làm từ củ sắn có khắc hình ngôi sao [PL4,

ảnh 106], chấm vào mưc và đóng lên trán, hai má, cằm các thành viên trong

đoàn nhà trai [PL4, ảnh 107] với y nghĩa “Trước đây cac cụ nhà tôi kể lại: đoàn

đón dâu hay bị nhà gai trêu, doa đanh nên sợ, do vậy trước khi ra vê phải đóng

dấu vào mặt để nếu có đi lạc đường thì còn có người chỉ đường cho vê nhà”

(Phong vấn ông Bàn Văn Sang, 66 tuổi, ở thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo

Thắng, tinh Lào Cai).

Trước khi ra về, ông mối rót hai chén rượu đặt lên đĩa cùng với tờ giấy màu

hồng (xấy sỉ) trả lại cho nhà gái [PL4, ảnh 108], sau khi nhận lại tờ “xấy sỉ”,

thầy cúng dùng phép và hóa tờ giấy về âm phủ để báo cáo với tam đại là nhà trai

đã thưc hiện theo đúng như trong tờ giấy.

Mọi thủ tục đã hoàn tất, đoàn đón dâu đi ra cửa và chuẩn bị trở về thì nhà

gái cử một hoặc hai thanh niên to khoe, tay cầm một cây gậy, miệng la hét, dọa

đánh, chặn lối đi [PL4, ảnh 109]. Thanh niên này, với giọng dọa nạt hoi về tên

của đại diện đoàn đón dâu và tên từng người trong đoàn nhà trai, rồi hoi là từ đâu

đến, không cho đoàn đi về, nếu ai muốn đi về thì mỗi người phải uống một chén

rượu và chui đầu qua cây gậy này...

Để đáp lại lời dọa nạt của người thanh niên, một trong hai ông mối đại diện

đoàn nhà trai đứng ra hát với nội dung: “đoàn đón dâu đa thực hiện đầy đủ cac

Page 78: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

72

thủ tục với gia tiên nhà gai và với chủ nhà, bây giờ là giờ đẹp, xin phép được

cho cô dâu đi vê nhà trai”. Tiếp đến, từng thành viên trong đoàn nhà trai phải tư

đứng ra nói rõ về tên của mình, từ đâu đến và phải uống một chén rượu rồi chui

đầu qua cây gậy mà người thanh niên đang cầm giơ cao để ra về nhà trai [16,

tr.43 - 48].

Qua tư liệu điền dã và việc trưc tiếp nhìn thấy trong đám cưới, có thể nói,

người Dao Họ ở xã Sơn Hà cũng như xã khác của huyện Bảo Thắng vẫn còn giữ

được những tập tục khá ly thú trong diễn trình đám cưới mà chưa có tài liệu nào

đề cập đến. Trong đó, tục lệ đại diện nhà gái vác gậy chặn đoàn đón dâu nhà trai

không cho đoàn và chú rể cùng cô dâu đi về nhà chồng có thể là tàn dư của tục

cướp vợ trong hôn nhân của người Dao Họ trước kia.

Người Dao Họ ở đây vẫn còn giữ tục tre con chăng dây hay chắn ghế

không cho đoàn đón dâu ra về, nếu đoàn muốn ra về ông mối phải lấy tiền ra cho

bọn tre thì chúng mới bo chướng ngại vật để đoàn đi [PL4, ảnh 111].

Đáng lưu y nữa là, sau bữa cơm sáng chia tay với họ hàng nhà gái để đón

cô dâu về nhà chồng, hai ông mối và thầy cúng đứng trước họ hàng nhà gái

tuyên bố nhiệm vụ xe duyên cho đôi bạn tre đã xong. Sau đó, đại diện nhà gái

mang biếu cho hai ông mối, thầy cúng bên nhà gái mỗi người một đùi trước của

con lợn (mỗi đùi khoảng mười cân). Các thành viên mỗi người một miếng thịt

lợn khoảng một cân được cắt từ lưng tới bụng con lợn. Hơn nữa, theo phong tục

của người Dao Họ, khi đoàn đón dâu bắt đầu ra về, bố me cô dâu bắt hai con gà

gồm một trống một mái khoảng từ 3 lạng đến 5 lạng/con cho hai vợ chồng tre

mang theo về nhà trai. Hai con gà này không được thịt, chi để nuôi cho sinh sôi,

nảy nở, với hàm y vợ chồng sẽ sinh con, đe cái đông đúc và dễ nuôi như gà. Tuy

nhiên, ông mối chính phải đưa ít tiền cho nhà gái với mục đích chuộc gà (xụ

chay lấu) [PL4, ảnh 113, 114].

Page 79: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

73

Khi đoàn nhà trai ra tới cổng, cô dâu được bà Đoong pà giúp cởi các bộ

quần áo vừa mặc lúc sáng [PL4, ảnh 115, 116], chi cho cô dâu mặc một bộ trên

người để cho thoải mái khi đi đường về nhà chồng. Số quần áo mà cô dâu vừa

cởi ra được nhà gái gấp gọn và cho vào tay nải, lúc này ông mối chính phải đưa

cho hai bà một ít tiền (tiền chuộc) thì các bà mới trao tay nải cho phù dâu khoác

theo về nhà trai.

Trên đường đi về nhà chồng, cô dâu không được ngoảnh nhìn ra phía sau,

vì sợ sau này vợ chồng sinh sống với nhau không được hạnh phúc. Nếu gặp cầu

bắc qua sông, suối hoặc đến ngã ba, cô dâu hoặc chú rể phải thả tiền (tiền kẽm có

lỗ) [PL4, ảnh 117, 118] với y nghĩa tiền đường, tiền cầu phà qua sông suối cho

ma sông ma suối, nếu không thì sẽ bị các ma này bắt hồn hoặc làm cho cô dâu bị

đau ốm, cuộc sống không được hạnh phúc. Điều này cũng giống như nhóm Dao

Đo ở tinh Hà Giang phải kiêng đi dưới máng nước, nếu máng nước ở trên cao thì

phải tháo ra rồi mới được đi vì sợ sau này sẽ gặp hạn hoặc làm ăn không thành

đạt...[44, tr.188].

Đoàn về đến cổng nhà trai thì đã có hai bà đứng đón sẵn. Hai bà này thường

là vợ của ông mối chính (cha tí) và một chị hoặc cô người nhà chú rể giúp cô

dâu mặc lại những bộ quần áo đã cởi, rửa chân tay cho cô dâu với hàm y tẩy rửa

những uế tạp khi đi trên đường [PL4, ảnh 121, 122, 123, 124]. Tiếp theo, hai bà

đưa cô dâu vào nhà. Cô dâu tay cầm khăn và quạt giấy che mặt đi đến cửa nhà và

ngồi lại [PL4, ảnh 125], rồi ông mối đứng trước cửa xin phép tam đại cho đoàn

đưa cô dâu, chú rể vào nhà. Trong nhà, thầy cúng bên nhà trai làm lễ xin phép

tam đại để cho đoàn vào nhà [PL4, ảnh 126]. Xong việc, thầy cúng ra cửa làm

phép mở cửa, trấn trị tà ma và xếp các hình nhân xuống đất (với đam cưới bình

thường là ba hình nhân, nhưng trong đam cưới này, do chú rể đi xem và biết bị

hạn trong thang tổ chức đam cưới của mình nên thầy cúng đa làm 4 hình nhân.

Ngoài ý nghĩa của 3 hình nhân như đa trình bày ở trên, hình nhân thứ 4 mang ý

Page 80: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

74

nghĩa giải hạn cho chú rể) [PL4, ảnh 127, 128, 129]. Khi mọi thủ tục đã xong,

đoàn mới được bước qua cửa đi vào nhà: Hai ông mối đi trước, tiếp đến cô dâu

dẫm chân lên hình nhân (chi cô dâu dẫm) [PL4, ảnh 130, 131], theo sau cô dâu là

chú rể cùng mọi người đi theo hàng một, họ phải đi một vòng trước bàn thờ tam

đại theo chiều ngược kim đồng hồ. Sau đó cô dâu, chú rể rót rượu và được thầy

cúng làm lễ ra mắt tam đại cùng lễ “tơ hồng” [PL4, ảnh 132, 133]. Tiếp theo,

thầy cúng, hai ông mối, bà (Cha tí) đưa cô dâu, chú rể đi vào buồng hạnh phúc

[PL4, ảnh 134], cửa buồng được dán đôi câu đối với nội dung chúc đôi vợ chồng

trăm năm hạnh phúc. Các thành viên khác trong đoàn đón dâu của nhà trai tới vái

tạ, cảm ơn tam đại đã phù hộ cho đoàn đã đi và trở về bình yên...

Sau khi nghi ngơi, cô dâu, chú rể lấy rượu rót ra chén làm lễ tạ ơn hai ông

mối, bà mối, thầy cúng [PL4, ảnh 135]. Kể từ đây gia đình ông mối có công việc

như ngày tết, đám hiếu... hai vợ chồng phải mang lễ sang, đồng thời coi ông bà

mối như bố me đe của mình. Tiếp đến, hai vợ chồng lần lượt rót rượu, lạy tạ ông

bà, bố me đã sinh thành và nuôi lớn, lần lượt tới anh chị em, cô dì, chú bác đã

đến chung vui chúc phúc cho mình... Sau cùng, thầy cúng gỡ bo bùa, đem các

hình nhân ra đốt hóa đi. Trước khi ông mối ra về thì lấy ô xòe ra cho gạo rơi lên

đầu đôi vợ chồng tre với hàm ý công việc cưới xin đã diễn ra tốt đep, nay thả

hồn vía của hai vợ chồng ra [PL4, ảnh 136, 137]. Riêng ông mối phụ thì ra một

nơi kín đáo xé tờ giấy đo, tung gạo ở trong đó lên cao với y nghĩa thả hồn vía các

thành viên trong đoàn và vứt bo cây gậy. Sau lễ tơ hồng, cỗ bàn được bày ra,

mọi người cùng nhau ăn uống, múa hát chúc tụng cho đôi vợ chồng tre trăm năm

hạnh phúc.

Kết thúc công việc, thầy cúng, ông mối cùng đoàn đón dâu đứng trước họ

hàng nhà trai tuyên bố về nhiệm vụ xe kết duyên cho đôi bạn tre đã thưc hiện

xong. Bố me hoặc đại diện nhà trai nói lời cảm ơn và mang thịt lợn tạ ơn đoàn.

Thầy cúng, hai ông mối cùng mọi người trong đoàn đi đón dâu với số lượng

Page 81: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

75

giống như bên nhà gái đã biếu. Theo phong tục, thầy cúng mang thịt về luộc chín

rồi đặt lên bàn thờ tam đại nhà mình để làm lễ tạ ơn, sau đó mời người thân tới

cùng chung vui.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phong tục của người Dao Họ huyện Bảo

Thắng nếu chưa làm lễ lại mặt thì vợ chồng chưa được “ngủ” cùng nhau. Bởi

lúc này cô dâu còn đang mặc trang phục cưới, vía còn cao nên sợ không được

hạnh phúc. Mặt khác, ngày cưới khách còn ở lại, nếu chú rể vào ngủ cùng cô dâu

sẽ không tiện. Do vậy, khi làm lễ lại mặt xong, đôi vợ chồng mới được phép

động phòng.

Theo phong tục, hôm cưới khi cô dâu về đến cổng nhà chồng, bố me chồng

phải lánh mặt đi nơi khác tới lúc cô dâu đã vào hẳn trong nhà, bố me mới trở về.

Người Dao Họ quan niệm rằng, trong ngày cưới vía cô dâu rất cao, nếu bố me

không tránh thì sẽ bị cô dâu át vía, sinh ra ốm đau, không làm việc được, hoặc

ngược lại, nếu cô dâu bị át vía sẽ sinh ra đau ốm, sinh đe khó. Điều này cũng

giống như như người Kinh ở nước ta, người nhưng chưa thấy tài liệu nhắc đến

khi nghiên cứu về người Dao, đặc biệt là về người Dao Họ.

2.4.2.3. Lễ lại mặt (làu hoa lậu)

Qua nghiên cứu tại địa bàn cho thấy, lễ lại mặt của người Dao Họ diễn ra

khá đơn giản, được tiến hành tại nhà gái và ngay sau ngày cưới. Bố me hoặc anh

chị của chú rể cùng hai vợ chồng tre [PL4, ảnh 138] và hai người nữa cùng đi

sang nhà gái. Khi đi, họ mang theo lễ vật gồm một con gà trống, một chai rượu,

bánh chưng một cặp hoặc bánh rán khoảng từ một đến ba cân. Sang tới nơi, đoàn

nhà trai và hai vợ chồng tre cùng đi thịt gà, vào bếp nấu cỗ, làm cơm cúng tam

đại. Sau đó hai vợ chồng tre lạy tạ bố me [PL4, ảnh 140], rồi cùng nhau ăn uống

vui ve.

Page 82: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

76

Giống như một số nhóm Dao khác, lễ lại mặt là cơ hội để hai vợ chồng

người Dao Họ to lòng cám ơn các bậc sinh thành thông qua việc làm cơm cúng

tam đại nhà gái. Khi đoàn trở về, nhà gái chuẩn bị cho mỗi người một ít quà như

bánh chưng, bánh rán... Theo tập quán của người Dao Họ, từ hôm cưới đến hôm

về nhà bố me đe làm lễ lại mặt, cô dâu vẫn phải mặc nguyên bộ trang phục cưới.

Sau khi lễ lại mặt hoàn tất, trở về lại nhà chồng thì mới được cởi bo bộ đồ cưới

và thay bằng bộ thường phục. Đây là điểm khác biệt ở người Dao Họ so với một

số nhóm Dao khác, bởi nhóm Dao Tiền ở huyện Ba Bể (tinh Bắc Kạn) chẳng

hạn, sau cưới khoảng một tháng đôi vợ chồng tre mới tiến hành lễ lại mặt [78,

tr.194], nhóm Dao Đo ở tinh Hà Giang sau cưới 30 ngày đôi vợ chồng tre mới

quay trở lại gia đình bố me vợ làm lễ lại mặt [44, tr.193]. Có thể nói, sư khác

nhau về thời gian tiến hành lễ lại mặt sau cưới của các nhóm Dao ở nước ta đã

phản ánh được tính đa dạng trong văn hóa của tộc người Dao.

Điều đáng lưu y, trong khoảng thời gian từ hôm cưới đến hôm làm lễ lại

mặt, hai vợ chồng tre chi được phép ở nhà bố me vợ (nếu ở rể) hoặc bố me

chồng, và kiêng đến các gia đình khác. Bởi quan niệm rằng, chưa làm lễ lại mặt

thì “vía” của hai vợ chồng sẽ rất cao, nếu vào nhà người khác chơi thì e gia đình

đó không làm ăn được. Cô dâu không được về thăm bố me đe vì đồng bào quan

niệm khi đi lấy chồng đã làm lễ “tách khẩu” (Pú chấy xật mu dăm toi) khoi gia

đình và dòng họ nhà mình trước bàn thờ tam đại và “nhập khẩu” (Pú tam đai cấn

dăm chéo) với gia đình, dòng họ bên nhà chồng.

2.4.2.4. Tục ở rể (ai làng)

Người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng theo chế độ phụ hệ. Do vậy, theo

nguyên tắc sau khi cưới người vợ phải cư trú bên chồng và chịu sư chi phối của

nhà chồng. Song, về thưc tế thì ở rể là một tập tục lâu đời của người Dao Họ.

Ngày xưa, người con rể nhất thiết phải về ở bên nhà vợ sau lễ cưới thông thường

là từ 3 đến 5 năm gọi là rể tạm (ái làng) hoặc phải ở rể đời (ái làng ton). Với mỗi

Page 83: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

77

trường hợp cụ thể, thời gian ở rể dài hay ngắn là do hai bên gia đình thoả thuận

và quyết định ngay trong lần ăn hoi (lễ ăn thịt gà/nhin chay a). Sau lễ cưới,

chàng trai chính thức làm nghĩa vụ ở rể theo tập tục. Chàng rể tư coi mình là

thành viên chính thức trong gia đình vợ, hòa nhập vào cuộc sống sinh hoạt, tăng

gia sản xuất cùng gia đình vợ. Lao động của chàng rể được tính theo lao động

chung của nhà vợ. Đối với người Dao Họ, chàng rể không những không bị đối

xử bất bình đẳng mà còn nhận được chú y quan tâm của cả gia đình vợ. Trong

thời gian ở rể là để bố me và gia đình bên vợ huấn luyện, dạy bảo việc làm ăn

cùng các kỹ năng lao động tăng gia sản xuất, tạo điều kiện để chàng rể tập làm

chủ gia đình, xây dưng một gia đình mới...

- Ở rể đời (ái làng ton): Bản thân chàng rể không phải đổi họ của mình sang

họ nhà vợ mà các con vẫn theo họ của bố mình và những đứa con của hai vợ

chồng không phải thờ cúng tam đại bên nhà me. Hai vợ chồng chi trở về nhà

chồng khi bên nhà có công việc mà gọi về và được sư đồng y của bố me vợ.

Trong cuộc sống thường ngày, gia đình vợ luôn coi trọng chàng rể và quy chàng

rể như con trai trong nhà, đồng thời, người con rể được thừa kế tài sản nhà vợ

khi bố me vợ qua đời.

Qua nghiên cứu, người Dao Họ huyện Bảo Thắng, nếu phải ở rể đời thì

thường xảy ra với trường hợp nhà gái không có con trai để nối dõi tông đường

hoặc nhà gái có đông con nhưng còn ít tuổi mà cần sức lao động thì nhà gái yêu

cầu nhà trai phải cho ở rể đời. Cũng có trường hợp nhà trai khó khăn về kinh tế

hoặc có nhiều con trai, nên đã yêu cầu nhà gái cho con mình ở rể đời. Trong các

trường hợp này, nhà gái không đòi hoi lễ vật mà do nhà trai tư nguyện mang đến,

đám cưới được diễn ra bình thường, đơn giản. Khi cưới thì đón dâu về nhà làm lễ

với tam đại, ít ngày sau (thường một tuần) nhà gái mang lễ (con gà, chai rượu)

sang nhà trai xin cho hai vợ chồng về ở rể.

Người con trai khi ở rể phải gánh vác mọi công việc bên nhà vợ như thờ

Page 84: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

78

cúng tổ tiên, làm ruộng nương, lo cho mọi thành viên trong gia đình, đối nội, đối

ngoại, xây dưng gia đình cho các em bên vợ, lo việc thờ cúng sau này khi bố me

vợ mất... do đó được hưởng mọi quyền lợi như người con trong nhà. Và chi khi

gia đình bố me đe có việc gọi về thì hai vợ chồng mới về. Khi có con, các con

theo họ của người bố và chi thờ cúng tổ tiên bên nội.

“Tôi sang ở rể môt năm thì ông bà cho miếng đất ở ngay cạnh nhà, hai vợ

chồng được bên nôi, bên ngoại làm cho cái nhà và mua sắm môt it đồ đạc. Tôi

vẫn phải lo việc của gia đình vợ, theo việc thờ cúng tam đại bên vợ. Các con tôi

đêu mang ho của tôi và sau này chúng nó không phải thờ cúng tam đại bên ông

bà ngoại” (Phong vấn ông Đặng Văn Thu, 46 tuổi, người Dao Họ ở Khe Tắm, xã

Lu, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai).

Người Dao nói chung, qua một số công trình đã công bố, khi nhà gái yêu

cầu con trai ở rể đời thì nhà trai không phải nộp sính lễ cho nhà gái, trái lại,

nhiều khi nhà gái phải mang thịt rượu đến cho nhà trai. Tuy vậy, cũng có trường

hợp nhà trai mang cho nhà gái một số tiền gọi là đi mua lôc mệnh để người con

trai tuy đi ở rể đời, nhưng không phải bo họ mình và còn được theo họ cha. Có

trường hợp, tuy người con rể vẫn giữ họ mình, nhưng về sau con cái một nửa

theo họ me hoặc có một người con thờ tổ tiên họ me. [30, tr.220]. Trước đây,

người Dao Đo còn có tục cưới rể cho con gái, các bước cũng giống như đám

cưới bình thường nói chung, nhưng nhà cô dâu lại làm các thủ tục để cưới rể,

rước rể về. Tuy nhiên, đám cưới rể cũng có phần đơn giản hơn. Người con trai đi

làm rể đời phải là người chưa làm lễ cấp sắc (cháy khùng), về nhà vợ mới làm lễ

này. Khi về nhà vợ, chú rể sẽ được cải họ sang họ vợ (giữ nguyên tên mình và

mang họ bố vợ) như là một nghĩa vụ, hưởng quyền lợi giống như con trai trong

nhà vợ [110, tr.174]. Có thể nói, việc đổi họ là điểm khác biệt so với tập quán ở

rể đời của người Dao Họ mà trên đã đề cập.

Page 85: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

79

- Ở rể tạm hoặc ở rể luân phiên (ái làng): Sau khi đám cưới diễn ra, chàng

trai sang bên nhà vợ ở rể, thường từ 3 đến 5 năm. Trong thời gian này, hai vợ

chồng chi về nhà bố me chồng vào những dịp lễ tết, khi gia đình và họ hàng nhà

chồng có công việc lớn. Chàng rể không phải thờ cúng tổ tiên bên vợ, sau ba

năm ở rể thì bố me chồng sang thưa chuyện cùng thông gia để đón gia đình con

mình về nhà. Nếu đón dâu về hẳn và con trai không sang làm rể nữa, tức không

phải ở rể luân phiên nữa thì gia đình nhà trai phải mang lợn, gà, rượu... để làm

cơm chia tay và cảm ơn họ hàng nhà gái. Nếu còn phải quay lại ở rể tiếp thì gia

đình nhà trai không phải mang gì sang nhà gái. Hôm sang đón con về, trên

đường đi nếu gặp những điều xấu như rắn bò qua đường, người xách dúi, nghe

tiếng hoẵng kêu... lại quay về nhà và chờ một tháng sau mới trở lại sang đón. Cứ

như vậy, gia đình bên vợ sau ba năm cũng sang nhà trai thưa chuyện cùng thông

gia để đón gia đình con mình về ở rể ba năm tiếp theo... Nhưng thông thường thì

chàng trai chi ở rể ba năm, rồi hai vợ chồng về làm dâu một thời gian, sau đó xin

tách ra ở riêng. Lúc này, cả hai gia đình thông gia đều tập trung làm nhà và cho

các con một số tài sản nhất định để tạo dưng cuộc sống gia đình ban đầu.

Nhiều người dân Dao Họ xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng cho rằng, ở rể là

một cách thể hiện sư biết ơn của con rể đối với công lao dưỡng dục của cha me

vợ. Ngoài ra, thời gian ở rể cũng là thời gian thử thách sư chung thủy của người

con trai với vợ của mình. Theo chúng tôi, rất có thể đây chi là tàn dư của chế độ

gia đình mẫu hệ đang tồn tại ở bộ phận người Dao này cũng như ở tộc người

Dao và nhiều dân tộc thiểu số khác. Mặt khác, như trên đã đề cập, hầu hết các

cuộc hôn nhân của người Dao Họ trước kia đều không xuất phát từ tư tìm hiểu

nhau của đôi lứa, có người trong lễ cưới mới biết mặt chồng, do vậy, việc ở rể

sau hôn lễ còn giúp cho các cô dâu làm quen dần với cuộc sống vợ chồng trước

khi về ở hẳn bên nhà chồng.

Page 86: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

80

2.5. Các trường hợp hôn nhân đặc biệt

2.5.1. Các trường hợp trai chưa vợ lấy gái góa, gái chưa chồng lấy trai

góa, trai gái góa lấy nhau...

Giống như nhiều nhóm Dao khác, đối với người Dao Họ huyện Bảo Thắng,

hôn nhân của các trường hợp trai chưa vợ lấy gái góa, gái chưa chồng lấy trai

góa, trai gái góa lấy nhau, người ly hôn lấy nhau... cũng đều tiến hành các nghi

lễ như những đám cưới bình thường. Tuy nhiên, đám cưới của các trường hợp

này được tổ chức đơn giản hơn, không trang trọng bằng các đám cưới của các

đôi trai gái còn trinh trắng. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, đây cũng là điểm

chung so với một số tộc người thiểu số khác sinh sống trên cùng địa bàn.

Hôn lễ của những trường hợp đặc biệt trên cũng tùy thuộc vào điều kiện,

hoàn cảnh của hai bên gia đình mà tổ chức đám cưới cho phù hợp, tương xứng.

Việc tiến hành các nghi thức cho một cuộc hôn nhân đối với những trường hợp

đặc biệt cũng có sư khác nhau. Đám cưới thường tổ chức đơn giản hơn so với

đám cưới của đôi trai gái bình thường ở chỗ: cỗ cưới đơn giản, ít món ăn hơn,

khách mời chi là những người có họ hàng gần với gia đình, vai trò ông mối chi là

hình thức cho phù hợp với phong tục tập quán, thời gian đưa đón dâu thường

được rút ngắn trong ngày.

Trong trường hợp trai tân muốn lấy gái góa thì nhà gái không thách cưới,

nhà trai mang gì sang cũng được, khi đi đón dâu chi có ông mối, chú rể và bạn

chú rể. Đến nhà gái, ông mối phải làm các thủ tục như cúng tam đại, xin đón dâu

về... bởi vì nhà gái không mời thầy cúng đến. Trong ngày cưới, khi đón dâu về

đến nhà chồng, ông mối đưa hai vợ chồng vào trước ban thờ cúi lạy tam đại rồi

thầy khấn cầu mong tam đại nhận dâu mới và phù hộ cho đôi vợ chồng hạnh

phúc. Theo người dân Dao Họ nơi đây, trường hợp này tuy không bị dân bản chê

cười, nhưng hiếm khi xảy ra.

Page 87: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

81

Khi gái tân lấy trai góa thì đám cưới phải được gia đình cô gái đồng y và tổ

chức theo yêu cầu của nhà gái. Nhà gái thường yêu cầu nhà trai phải làm các thủ

tục, nghi lễ của đám cưới đầy đủ như cưới vợ lần đầu. Qua nghiên cứu cho thấy,

trường hợp này trong thưc tế cũng rất hiếm xảy ra và thậm chí không có đối với

người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng.

Nếu đàn bà góa lấy đàn ông góa hoặc ly hôn lấy nhau thì mọi việc diễn ra

khá bình thường và thậm chí còn đơn giản hơn. Đám cưới được tổ chức ở nhà

gái với các nghi thức ngắn gọn. Theo luật tục của người Dao Họ, nếu hai người

góa lấy nhau, khi cưới nhà gái không thách cưới, nhà trai mang gì sang cũng

được, khi đi đón dâu chi có ông mối, chú rể và bạn của chú rể. Sang đến nhà gái,

ông mối làm các thủ tục như cúng tam đại, xin đón dâu về... bởi ở trường hợp

này nhà gái cũng không có thầy cúng. Khi đón dâu về đến nhà chồng, ông mối

đưa hai vợ chồng vào trước ban thờ để cúi lạy tam đại và cầu khấn mong tam đại

nhận dâu và phù hộ cho đôi vợ chồng hạnh phúc. Bắt đầu từ ngày đó đôi vợ

chồng coi ông mối như bố me mình, mọi công to việc lớn của nhà ông mối hai

vợ chồng ấy đều phải có mặt và có lễ mang đến. Theo phong tục của người Dao

Họ ở huyện Bảo Thắng thì tất cả các trường hợp trên đều không có lễ lại mặt.

2.5.2. Trường hợp cô gái có thai trước khi cưới

Trong quá trình tìm hiểu, trai gái trót quan hệ với nhau trước lễ cưới, không

may cô gái mang thai, thì vẫn được phép lấy nhau nhưng lễ cưới sẽ đơn giản

hơn, không cần đủ thủ tục và trình tư như một đám cưới bình thường. Theo quan

niệm của người Dao Họ ở Bảo Thắng, khi đôi nam nữ trót quan hệ và dẫn tới có

thai trong vòng tháng đầu mà biết thì chàng trai phải báo cho bố me biết, nếu họ

biết làm phép thì sẽ tư làm còn nếu không thì phải nhờ người khác làm giúp. Cụ

thể, lấy một bát nước phù phép vào đó và cho 3 hạt gạo vào, úp tay lên miệng bát

rồi phù phép cho thai trong bụng không mất và coi đôi trai gái đã là vợ chồng

(theo bên âm) thì mới cưới được. Lúc này đám cưới diễn ra chi là hình thức.

Page 88: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

82

Trước hôm cưới một ngày, chủ nhà nhờ thầy cúng làm hai hình nhân rồi phù

phép thành một trai, một gái, sáng hôm đón dâu mang ra cổng đốt tiễn về âm phủ

để các bà mụ quản ly đứa bé trong bụng cô dâu với mục đích sau này đứa bé ra

đời sẽ không quấy rối bố me và gia đình nữa. Trước khi đón dâu về nhà chồng,

cô dâu được uống nước thuốc đã được thầy cúng phù phép (bào chế từ một số

cây thuốc nam lấy trong rừng). Bởi nếu không làm vậy thì coi như cô dâu mang

thai của người khác vào nhà mình sẽ mang đến những điềm gở cho gia đình. Do

vậy, khi uống bát nước thuốc thì tạm thời cô dâu và cái thai trong bụng được

cách ly nhau để không liên quan đến gia đình nhà chồng nhằm tránh mang theo

những điềm gở, bệnh tật về nhà chồng. Nếu không làm phép như vậy thì phải đợi

cô dâu phải đe xong và sau 45 ngày mới tổ chức đám cưới. Lúc khấn báo tam đại

chi báo đứa bé là con nuôi rồi một thời gian sau mới làm lễ lại (lễ này thường

làm ghép với các lễ rằm tháng giêng, Tết cơm mới) và khấn báo đó là con đe.

2.6. Luật tục xử phạt của dòng họ, làng bản

2.6.1. Ly hôn (tì buếnh)

Chúng ta đều hiểu rằng, ly hôn là tấn bi kịch lớn nhất của gia đình, là vết

thương lớn cho cả hai vợ chồng và đặc biệt là các con. Hay nói một cách khác, ly

hôn chính là mặt trái của hôn nhân, có ảnh hưởng sâu sắc đến cộng đồng. Dân

tộc Dao nói chung, nhất là người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng nói riêng thường

lên án những cặp vợ chồng hay có những mối bất hòa trong cuộc sống hàng ngày

và ít khi đồng bào ủng hộ việc ly hôn. Chính vì thế, hôn nhân của người Dao Họ

cho đến nay khá bền vững, ly hôn là hiện tượng hiếm gặp trong nhóm người này.

Theo phong tục, khi ly hôn nếu do bên chồng thì nhà gái không phải bù đắp

lại những khoản chi phí trong hôn nhân, ngược lại, trường hợp do bên vợ đứng

ra ly hôn, bên nhà gái phải bù đắp tất cả những khoản chi phí trong quá trình

xem mặt cho đến kết thúc bằng lễ lại mặt do nhà trai mang tới. Trong trường hợp

hai bên cùng thoả thuận được thì không phải đền.

Page 89: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

83

Sư bền vững của các gia đình người Dao Họ có nhiều ly do, trong đó có

một số điểm đáng lưu y như sau:

Thứ nhất, do sư bảo lưu các quan niệm truyền thống về những nghĩa vụ của

các thành viên trong gia đình.

Thứ hai, nếu gia đình tan vỡ, số phận người phụ nữ Dao Họ rất buồn thảm.

Họ sẽ bị gia đình, họ hàng cười chê, phải trở về nhà bố me đe của mình sinh

sống. Đây là điều đồng bào không mong muốn xảy ra.

Thứ ba, kinh tế là một yếu tố rất quan trọng. Dù nguyên nhân ly hôn do vợ

hay chồng, thì họ đều phải trả chi phí quá lớn cho các nghi lễ của một đám cưới

để họ thành vợ chồng.

Qua kết quả nghiên cứu đã chi ra rằng, phong tục của người Dao Họ ở

huyện Bảo Thắng tinh Lào Cai còn qui định: Sau khi cưới, nếu vợ chồng chung

sống không hợp nhau thì cũng không ràng buộc, tức có thể bo nhau. Trường hợp

vợ bo chồng thì nhà gái phải trả lại nhà trai toàn bộ lễ vật ăn hoi, cưới và hai

đồng bạc trắng. Nếu khi chồng bo vợ thì nhà gái không phải trả lại hai đồng bạc

trắng, lễ vật ăn hoi và cưới. Trường hợp cả hai cùng đồng thuận thì nhà gái chi

phải trả hai đồng bạc trắng.

Cũng theo phong tục của người Dao Họ, khi ly hôn thì của cải trong nhà

được chia làm hai, người chồng một nửa và người vợ một nửa, con cái có thể ở

với bố hoặc me đều được. Thông thường, con trai theo bố, con gái theo me,

những đứa tre còn quá nho thì mới ở với me.

2.6.2. Các trường hợp khác

- Trong trường hợp người chồng chết, sau ba năm khi hết tang thì người vợ

mới được phép đi bước nữa, còn nếu ly hôn thì người vợ được phép tái giá sau

ba tháng. Với người đàn ông, sau một năm khi vợ chết có thể lấy vợ mới, nhưng

nếu ly hôn thì có thể tái giá ngay sau đó.

Page 90: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

84

- Trường hợp người phụ nữ chửa hoang (chi pàm chằng xấy), gia đình cùng

cô gái được người đứng đầu trong làng gọi đến dưới sư chứng kiến của các vị

cao niên, trưởng họ để tra hoi cô gái xem tác giả của cái thai trong bụng và ghi

chép lại vào sổ của làng. Gia đình phải mang nộp phạt một con lợn khoảng 15

đến 30 cân để cả làng làm thịt và ăn uống. Đối với chàng trai đã làm cô gái có

thai nếu chưa có vợ thì làng bắt phải lấy cô gái, đám cưới được diễn ra đơn giản,

chi có hai gia đình và một số người thân trong dòng họ tham dư. Về số lượng

cũng như các lễ vật, nhà gái chi yêu cầu hai đồng bạc trắng nhưng thường thì nhà

trai mang đến theo yêu cầu của nhà gái và còn có thêm một ít cau, trầu, chè,

miến, đôi gà.

- Nếu chàng trai có vợ, không thể lấy cô gái đó thì khi cô gái đe, gia đình

chàng trai phải đến chăm cho hai me con trong 15 ngày. Sau khi đứa tre ra đời,

chàng trai phải kiêng 15 ngày và cô gái phải trong 45 ngày không được vào nhà

người khác, vì trong thời gian ấy cô gái “không được sạch”.

Nói chung, trong trường hợp nào thì cả hai bên gia đình đều phải chịu trách

nhiệm trước tập quán pháp, bởi vì tội lỗi ở chỗ không những phá hoại hạnh phúc

gia đình mà còn làm hại đến thanh danh và thân phận của người khác, họ bị làng

xóm chê cười và xa lánh. Chính vì vậy mà chuyện chửa hoang hoặc đã có gia

đình mà vẫn quan hệ với người khác đã không thấy xảy ra ở vùng người Dao Họ.

Chính vì thế, những bậc cha me người Dao Họ cũng giống như các nhóm

Dao khác khi có con gái đến tuổi trưởng thành, đồng bào đã quản rất chặt. Tuy

nhiên, việc quản ly chặt không có nghĩa là họ cấm con cái không cho đi chơi bời,

quan hệ với bạn bè thanh niên cùng trang lứa trong thôn bản mà việc quản ly của

họ mang tính chất giáo dục để ngăn ngừa. Họ rất sợ con gái mình chửa hoang,

làm mất mặt cha me và họ hàng. Do vậy, họ thường xuyên để y, nhắc nhở dạy

bảo để con mình tránh những việc xấu xảy ra. Đối với con trai, họ lại lo con

mình rượu chè, cờ bạc và họ sợ nhất là con trai mình đi hủ hóa với người đã có

Page 91: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

85

chồng, mang tội vạ cho bố cho me. Có thể nói, việc chửa hoang hoặc đã có gia

đình mà vẫn quan hệ với người khác đã không thấy xảy ra ở vùng người Dao Họ

ở huyện Bảo Thắng.

Ngoài những điều quy định cụ thể trên đây liên quan đến hôn nhân, cho đến

nay, trong cộng đồng người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng rất hiếm gặp những

trường hợp như vợ hoặc chồng ngoại tình, cưỡng dâm, loạn luân... Do đó, qua

nghiên cứu cho thấy, đồng bào Dao Họ không có những quy định khác phải ứng

xử thế nào đối với những trường hợp này.

Riêng nhóm Dao khác, chẳng hạn như người Dao Tiền ở Bắc Kạn thì người

phụ nữ mà có con ngoài giá thú (dủng ton tỏi) không chi bị làng xóm mà ngay cả

anh em trong dòng họ chê cười. Người trong dòng họ thì cho rằng người phụ nữ

dủng ton gỏi là bất hiếu, không nghe lời cha me, đặc biệt là có tội với tổ tiên

dòng họ. Còn làng xóm thì chê trách bố me và anh em cô gái không biết dạy bảo

em nên mới xảy ra sư xấu xa cho họ hàng và dân bản. Tuỳ từng nơi, trước đây

người phụ nữ chửa hoang có thể bị trừng phạt về thể chất và tinh thần như bắt

làm lễ rửa tội trước bàn thờ tổ tiên dòng họ, bắt lấy chồng là người có tuổi nhưng

chưa kiếm được vợ... [78, tr.42-43].

Tiểu kết chương 2

Hôn nhân truyền thống của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tinh Lào

Cai mang đậm nét văn hóa của tộc người Dao nói chung, của người Dao Họ nói

riêng. Quá trình diễn ra mỗi cuộc hôn nhân có nhiều bước, nhiều nghi lễ cũng

như các quan niệm và tập quán khác có liên quan, song, vẫn đảm bảo được các

nguyên tắc và cùng yếu tố mang tính luật tục của cộng đồng người Dao Họ, thể

hiện sư đa dạng và thống nhất trong văn hóa tộc người Dao.

Trước khi tiến hành kết hôn, các cô gái chàng trai người Dao Họ vẫn được

tư do tìm hiểu, nhưng quyết định cuối cùng lại là cha me, họ hàng và thậm chí

Page 92: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

86

một số ít trường hợp còn có sư sắp đặt bởi các bậc cha me. Độ tuổi kết hôn

truyền thống của người Dao Họ còn khá sớm, thường là 15 - 16 tuổi do nhu cầu

nhân lưc lao động trong gia đình.

Một trong những điểm cơ bản mang tính bản chất của hôn nhân truyền

thống ở người Dao Họ là gả bán người con gái do tục thách cưới. Đặc biệt, tục ở

rể không chi với ly do gia đình nhà gái thiếu người sản xuất và thiếu người con

trai để nỗi dõi tông đường, mà còn có y nghĩa như trả ơn công sinh thành, đồng

thời, thể hiện sư dạy dỗ của nhà vợ với chàng rể trong công việc làm ăn, đối

nhân xử thế và quan trọng hơn là biết cách quản ly gia đình. Bên cạnh đó, các

hình thức hôn nhân khác như hôn nhân của người góa, ly hôn... cũng đã có trong

xã hội truyền thống của người Dao Họ, nhưng không bị xã hội lên án mà chi

mang tính chất cá biệt.

Các nghi lễ trong đám cưới của người Dao Họ phản ánh bản sắc văn hóa

tộc người độc đáo và mang tính nhân văn sâu sắc. Về mặt truyền thống, đám

cưới của đồng bào bao gồm nhiều thủ tục với nhiều nghi thức và lễ vật khác

nhau, phải huy động sư tham gia của nhiều người. Vì vây, qua đám cưới thể hiện

được sư tương trợ giúp đỡ nhau của các gia đình, mối quan hệ đoàn kết trong gia

đình, dòng họ và cộng đồng người Dao Họ.

Một trong những nhân vật quan trọng luôn giữ vai trò liên lạc giữa hai bên

gia đình nhà trai và nhà gái trong quá trình diễn ra hôn nhân là ông mối. Ông

mối có trách nhiệm từ đầu đến cuối của cuộc hôn nhân, là người dẫn dắt cuộc vui

cũng như duy trì không khí vui ve, thân thiện giữa hai họ trong đám cưới. Vì

vậy, sau lễ cưới, ông mối được đôi vợ chồng tre coi như bố me nuôi, vào dịp lễ

tết phải đến thăm, khi chết phải để tang... Theo tập quán, sau hôn lễ gia chủ luôn

có phần tạ ơn xứng đáng tới từng thành viên trong đoàn nhà trai và nhà gái khi

đưa và đón dâu, đặc biệt là hai ông mối, thầy cúng.

Page 93: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

87

Chương 3

NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA HÔN NHÂN

3.1. Tiền đề và mốc thời gian của sự biến đổi

Trong quá trình phát triển đi lên của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ Đổi

mới từ năm 1986 và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sư thay

đổi về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, sư giao lưu văn hóa ngày càng

được mở rộng, kéo theo những thay đổi đáng kể về văn hóa của tộc người Dao

nói chung, của bộ phận người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng nói riêng. Qua kết

quả nghiên cứu thưc tế hiện nay, bên cạnh việc bảo lưu các giá trị truyền thống,

văn hóa của người Dao Họ cũng đã tiếp thu, ảnh hưởng từ các yếu tố mới mang

tính phổ thông và hiện đại. Tuy vậy, bản sắc văn hóa nói chung, những yếu tố

đặc trưng và các giá trị văn hóa tộc người của đồng bào nói riêng vẫn được thể

hiện một cách rõ nét.

Bởi vấn đề ở chỗ, khái niệm về "Giá trị văn hóa truyền thống" (Value of

Traditional Cultural) theo cách diễn đạt của các nhà Nhân học nói chung, Nhân

học văn hóa nói riêng là “Những dạng thức văn hóa khac nhau của môt dân

tôc/tôc người đa, đang và sẽ tồn tại trong tương lai”. Điều này có nghĩa là, một

yếu tố của một dạng thức văn hóa nào đấy của một tộc người nhất định, chẳng

những đã tồn tại và phát huy được tác dụng trong quá khứ, mà còn đang hiện

diện một cách thiết thưc và sinh động trong cuộc sống hôm nay cũng như trong

tương lai.

Theo quy luật đó, trong bối cảnh ngày nay các tập tục lạc hậu không còn

phù hợp với sư phát triển của xã hội và đã được người Dao Họ tư mình xóa bo

dần hoặc được cải biến, rút gọn đi trên cơ sở tiếp thu cái mới thông qua giao lưu,

hội nhập. Tuy nhiên, ở giữa các vùng sâu và vùng xa với các khu vưc trung tâm

Page 94: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

88

xã, gần đường quốc lộ, thị trấn, giữa các tầng lớp xã hội (cán bộ, giáo viên, công

nhân, nông dân) thì, mức độ thay đổi cũng ít nhiều có sư khác biệt nhau, phụ

thuộc vào trình độ nhận thức, nhất là khả năng và điều kiện kinh tế của từng gia

đình cho phép.

Bên cạnh đó, vai trò của các đoàn thể, quần chúng (Hội Phụ nữ, Đoàn

Thanh niên, hội Cưu chiến binh, các cấp uỷ, chính quyền địa phương) trong

phong trào xây dưng đời sống văn hóa mới, thông qua các phương tiện thông tin

đại chúng, các bản quy ước... cũng góp phần quan trọng trong việc loại trừ

những tập tục không còn phù hợp với điều kiện của đời sống mới hiện nay.

Trong Thông tư số 04/2011/TT-BVHTT ngày 21/1/2011 của Bộ Văn hóa -

Thông tin về hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang,

lễ hôi đã ghi rõ: "Tổ chức, ca nhân khi tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hôi phải

tuân thủ cac nguyên tắc sau:

1. Không trai với thuần phong mỹ tục của dân tôc; không để xảy ra cac

hoạt đông mê tin dị đoan.

2. Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hôi để hoạt đông nhằm chia rẽ

đoàn kết dân tôc, gây mất đoàn kết trong công đồng, dòng ho và gia đình.”

(Nguồn:http://laocai.gov.vn/sites/soldtbxh/vanbanhuongdan/Trang/20110303112

559.aspx)

Về mặt ly thuyết, một khi các điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng thay đổi,

thì các phong tục, tập quán truyền thống sẽ ngày càng giảm bớt đi bởi việc tiếp

thu các yếu tố hiện đại. Song, một xu thế đang nẩy sinh hiện nay là: sư phục hồi

trở lại của các phong tục, tập quán truyền thống. Những lễ cưới được tổ chức ăn

uống linh đình, những lễ cấp sắc tốn kém chi phí và kéo dài cũng như lễ vào nhà

mới, thậm chí lễ đặt tên cho con, mừng sinh nhật, liên hoan cho con đi học...

nhất là ở tầng lớp tre, ở lớp cán bộ, nhà có kinh tế khá giả đang là những vấn đề

Page 95: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

89

bức xúc đối với các cấp uỷ, chính quyền địa phương sở tại. Về thưc chất, đây

chính là sức ỳ của thói quen, tâm ly "phú quy sinh lễ nghĩa" của một bộ phận dân

chúng không phù hợp với cuộc sống mới, gây tốn kém hoặc nguy hại đến sức

khoe, nhân cách của con người. Họ đang tư đánh mất đi truyền thống và bản sắc

văn hóa tốt đep của dân tộc mình.

Các phương diện khác nhau như thông tin truyền thông, sư phát triển kinh

tế, xã hội... đang làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong

lĩnh vưc hôn nhân cũng không tránh khoi sư thay đổi đó. Trong khoảng vài thập

niên gần đây, bộ phận người Dao Họ nói riêng và dân tộc Dao cùng các dân tộc

khác sống trên đất nước Việt Nam nói chung đã dần thay đổi nhiều mặt theo xu

thế chung của xã hội và sư phát triển đi lên.

Trong bối cảnh trên của quá trình Đổi mới đất nước từ năm 1986, hôn nhân

của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng tinh Lào Cai cũng đã và đang dần dịch

chuyển từ khuôn mẫu hôn nhân truyền thống sang hôn nhân hiện đại và việc này

cũng diễn ra trên một phạm vi rộng lớn với tất cả các dân tộc.

3.2. Các yếu tố biến đổi

3.2.1. Biến đổi trong quan niệm và nguyên tắc hôn nhân

Từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình được ban hành, hôn nhân đã được điều

chinh bằng thiết chế của luật pháp. Chính vì vậy, tệ nạn tảo hôn, ép duyên đã dần

được khắc phục và loại bo. Nam nữ các dân tộc được tư do hơn trong tình yêu

hôn nhân. Hơn nữa, các cơ sở hạ tầng, giao thông, phương tiện thông tin, giáo

dục ngày càng được mở mang, nên sư giao lưu giữa nam nữ khác thành phần tộc

người đã không còn bị cách trở, cấm đoán như trước kia. Đấy là điều kiện để

nam nữ thanh niên Dao nói chung và Dao Họ nói riêng tăng cường giao lưu, kết

bạn, tiếp thu văn hóa của các tộc người khác... dẫn đến thay đổi các quan niệm

về tập quán hôn nhân. Do đó, phần lớn các cuộc hôn nhân của họ đều có quá

trình và thời gian tìm hiểu, yêu thương nhau.

Page 96: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

90

Trước hết là, quan niệm về việc “cha me đặt đâu con ngồi đó” đã mờ dần,

thay vào đó là sư tư do tìm hiểu của đôi trai gái và sư tôn trọng của cha me đối

với quyền quyết định của con tre. Do có sư tuyên truyền của các cấp các ngành ở

địa phương, nhất là sư quan tâm của các ban ngành như: Hội Phụ nữ, đoàn

Thanh niên... tới từng hộ gia đình và từng cá nhân, đã làm cho sư hiểu biết của

mọi người về luật Hôn nhân và Gia đình dần được nâng cao, nên độ tuổi kết hôn

sớm đã giảm đi ở người Dao Họ. Mặt khác, hiện nay do nam nữ thanh niên

người Dao Họ có trình độ học vấn cao hơn trước, nên đã y thức được việc kết

hôn sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống tương lai.

Trước đây, quan niệm và nguyên tắc hôn nhân của người Dao Họ chi muốn

kết hôn với người đồng tộc, ngày nay xu hướng này đã dần thay đổi. Đó là do sư

tác động của việc giao lưu, hội nhập, sinh sống đan xen giữa các dân tộc. Do đó,

từ khi Đổi mới đất nước đến nay đã có nhiều trường hợp người Dao Họ ở huyện

Bảo Thắng kết hôn với người Kinh, người Giáy... Trong xã hội hiện nay, khi các

hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội mở rộng ngày càng phát triển theo xu hướng

liên vùng và xuyên vùng miền, thậm chí xuyên biên giới quốc gia thì các dân tộc

ngày càng có xu thế xích lại gần nhau hơn, từ đó nảy sinh nên các mối quan hệ

hôn nhân hỗn hợp là tất yếu. Chính vì vậy, bức tranh văn hóa các dân tộc ngày

trở lên phong phú và đa dạng, trong đó có văn hóa hôn nhân của người Dao Họ ở

huyện Bảo Thắng.

Bên cạnh đó, quan niệm về tiêu chuẩn đối với người bạn đời đã thay đổi.

Do sư thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội nên đã góp phần không nho tới

việc lưa chọn bạn đời của giới tre. Các tiêu chuẩn trước đây như khoe mạnh, biết

chăm lo cuộc sống gia đình, có khả năng sinh đe... đã thay đổi dần sang tiêu

chuẩn mới như: phải hiểu biết rộng, có trình độ học vấn, công tác trong các cơ

quan nhà nước hoặc nghề nghiệp phải ổn định... Đó là những lưa chọn thể hiện

sư thay đổi về quan niệm trong hôn nhân của thanh niên Dao Họ.

Page 97: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

91

Qua kết quả phong vấn, từ sau năm 1986, nhất là gần đây, việc quen biết

của thế hệ tre người Dao Họ huyện Bảo Thắng không còn bó hep ở các phiên

chợ, ngày hội, đám cưới, đi làm nương rẫy... mà được mở rộng hơn rất nhiều.

Nhiều cặp trai gái quen nhau rồi trở thành vợ chồng thông qua các lớp tập huấn

về kiến thức sản xuất nông nghiệp, công tác Đoàn, đi học nghề, các buổi đi chơi

dã ngoại, giao lưu... Trước đây, họ nên vợ, chồng và tìm hiểu nhau qua những

buổi chợ phiên, qua lời qua tiếng hát. Ngày nay, cùng với sư phát triển kinh tế -

xã hội, giao thoa văn hóa giữa các tộc người đang diễn ra mạnh mẽ, các chàng

trai, cô gái người Dao Họ có nhiều cơ hội gặp gỡ, giao lưu hơn để chọn cho

mình một người bạn đời tâm đầu y hợp. Bên cạnh đó là sư phát triển mạnh mẽ

của công nghệ thông tin như điện thoại, mạng internet... thì càng có cơ hội giúp

cho các bạn tre tìm đến với nhau và hiểu về nhau thuận tiện hơn. Đây là sư tiếp

nhận văn hóa mới, không chi ở người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng mà còn là ở

các nhóm Dao khác, các dân tộc khác sống trên đất nước ta. Do đó các hình thức

tìm hiểu nhau cũng đa dạng hơn so với truyền thống trước đây. Sư tiếp nhận ấy

đã giúp cho đời sống tinh thần của người Dao Họ thêm phong phú và đa dạng

trong bối cảnh xã hội hiện nay và đã làm cho nguyên tắc hôn nhân trong nội tộc

người dần được thay đổi, với bằng chứng là ngày càng có nhiều cặp vợ chồng

hỗn hợp dân tộc xuất hiện.

Trước đây, như đã trình bày, khi đôi bạn tre đã quen biết và có tình yêu với

nhau thì họ thường trao cho nhau những kỷ vật để làm tin như: vòng, nhẫn, hoa

tai, khăn mặt, bao dao... thì nay còn có thêm những món quà sang trọng như hoa

tươi, keo socola... vào dịp sinh nhật, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày lễ tình yêu

14/2, lễ Nôen...“Trước đây mình chỉ được tặng khăn mặt khi anh ấy tỏ tình.

Người Dao Ho mình không có những lễ như ngày nay, nhưng mình nghĩ rằng

vào cac ngày lễ mà có người yêu tặng những món quà du nhỏ nhưng rất ý nghĩa,

vì nó thể hiện được sự quan tâm” (Phong vấn chị Bàn Thị Ngay, 33 tuổi, người

Dao Họ ở thôn Trì Thượng 1, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai).

Page 98: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

92

Quyền quyết định hôn nhân tuy vẫn là của bố me, nhưng ngày nay bố me

đã để cho đôi tre tư tìm hiểu và quyết định tiến tới hôn nhân, tức bố me chi đứng

lên tổ chức các nghi lễ cho các con. Đáng lưu y là tuy có sư thay đổi về nguyên

tắc hôn nhân nội tộc người, nhưng nguyên tắc hôn nhân ngoại dòng họ thì trước

đây và bây giờ cũng vậy, nếu thờ cúng cùng một ma tam đại vẫn sẽ không bao

giờ lấy được nhau. Chi trong trường hợp tuy cùng một tên họ nhưng khác dòng

hoặc chi mà lấy nhau thì người con gái phải thay họ của mình (đổi họ âm) như

trên đã trình bày, đó là trường hợp của anh Bàn Văn Diễn sinh năm 1980 lấy vợ

là chị Bàn Thị Hoa sinh năm 1983 ở cùng địa chi thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà,

huyện Bảo Thắng. Với trường hợp này, đổi họ bên âm có nghĩa là khấn cúng báo

tam đại về việc đổi họ Bàn sang họ khác (họ Ly hay họ Đặng chẳng hạn), còn

trong các giấy tờ tùy thân và giấy tờ khác của chị Bàn Thị Hoa vẫn dùng họ Bàn.

Cũng khoảng thời gian gần đây, quan niệm “ăn cơm trước keng” đã được

cộng đồng người Dao Họ xem nhe nhàng hơn: “Nếu cai thai là của con trai

mình thì tốt. May mà nó có thai chứ lấy vê mà không có thì chữa chạy tốn kém

lắm” (Phong vấn ông Bàn Văn Hạnh, 42 tuổi, người Dao Họ ở thôn Khe Mụ, xã

Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai). Nếu người con gái có thai trước khi

cưới thì gia đình nhà trai chi làm lễ hoá giải đơn giản. Cụ thể là thịt một con gà

thắp hương khấn báo với tổ tiên về chuyện của đôi tre để tổ tiên thông cảm và

không trách phạt. Sau đó, lễ cưới vẫn được tổ chức và diễn ra bình thường,

nhưng gia đình phải thông báo trước với thầy cúng về việc cô dâu đã có thai.

Qua đó, trước lúc đón dâu, thầy cúng mới không quên làm lễ hoá giải những

điềm xấu mà cô dâu có thể gặp khi trên đường đi về nhà chồng để không làm

ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng cô dâu.

Gần đây, hình thức cư trú sau hôn nhân cũng có sư thay đổi. Trước năm

1986, do cần nhân lưc lao động hoặc nhà không có con trai nên nhà gái thường

yêu cầu con trai phải ở rể đời hay rể tạm. Hiện nay, sau ngày cưới, đại đa số các

Page 99: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

93

cặp vợ chồng tre thường về ở cùng với bố me chồng một thời gian rồi ra tách ở

riêng. Nhà ở của đôi vợ chồng tre thường gần nhà bố me chồng, cũng có thể làm

nhà ở một khu đất mà bố me chồng hoặc bố me vợ chia cho. Tuỳ thuộc vào hoàn

cảnh kinh tế của hai bên gia đình, bên nào có điều kiện thì lo cho con, không

phân biệt nhà nội hay nhà ngoại. Vì thế, qua kết quả phong vấn có người Dao Họ

đã nói: “Ngày nay thanh niên Dao Ho chúng tôi không muốn ở rể nữa vì cảm

thấy không thoải mai, bị gò bó. Chúng tôi thich ở nhà mình hơn vì nó tự do theo

ý mình hơn. Hơn nữa ngày nay cũng rất it và thậm chi là không có trường hợp

nhà gai yêu cầu con trai đến ở rể nữa” (Phong vấn anh Bàn Văn Quân, 28 tuổi,

trưởng thôn làng Đền, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai).

Trước năm 1986, đối với người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, khi con gái đi

lấy chồng, bố me thường chi cho hai đồng bạc trắng mà nhà trai mang sang hôm

cưới và một đôi gà (môt trống, môt mai) như đã trình này. Gần đây, do nền kinh

tế đã phát triển hơn trước, gia đình người Dao Họ đều sinh ít con, vì vậy điều

kiện chăm sóc, quan tâm tới con cái đã có sư chu đáo hơn. Nhờ đó, khi con gái

đi lấy chồng, ngoài hai đồng bạc trắng và đôi gà vẫn giữ nguyên như trước kia

thì thường tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà bố me cho thêm tiền

mặt, vàng, xe máy cùng nhiều thứ khác. “Nhà tôi có hai chị em. Tôi đi lấy

chồng, bố mẹ cho môt chiếc xe may làm phương tiện đi lại và là của hồi môn”

(Phong vấn chị Trương Thị Kiều (sinh 1992), người Dao Họ ở thôn Ly, xã Lang

Thíp, huyện Văn Yên, tinh Yên Bái).

Có thể nói, từ Đổi mới đến nay, trong hôn nhân của người Dao Họ ở huyện

Bảo Thắng đã có sư thay đổi đáng kể về quan niệm, tiêu chuẩn chọn vợ hoặc

chồng, về nguyên tắc kết hôn nội tộc người, tục ở rể, người con gái có thai trước

khi cưới... Bên cạnh đó, những yếu tố mang bản văn hóa tộc người vẫn được bảo

lưu, chẳng hạn như nguyên tắc ngoại hôn dòng họ, của hồi môn truyền thống

Page 100: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

94

gồm hai đồng bạc trắng và tặng đôi gà cho cô dâu hôm cưới, hai bên gia đình

cùng lo cuộc sống cho đôi vợ chồng tre khi ra ở riêng...

3.2.2. Những thay đổi trong thách cưới

Trong khoảng thời gian gần đây, các bước tiến hành trong nghi lễ hôn nhân

tuy vẫn được giữ nguyên, nhưng đã giản tiện khá nhiều về mặt hình thức cũng

như các lễ vật, điều đó đã được thể hiện rất rõ qua một số đám cưới diễn ra gần

đây. Cụ thể vào tháng 2/2012, có đám cưới anh Bàn Văn Bóng (sinh 1990) thôn

Khe Mụ, xã Sơn Hà huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai với cô dâu Trương Thị Kiều

(sinh 1992) thôn Ly, xã Lang Thíp, huyện Văn Yên, tinh Yên Bái; trong tháng

9/2012 có đám cưới của chú rể Bàn Văn Đen (1992) làng Đền, xã Phú Nhuận và

cô dâu là Bàn Thị Phúc (1994), thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà ở cùng huyện Bảo

Thắng; tháng 11/2014 đám cưới của chú rể Bàn Văn Chiêu (1992) thôn Khe Mụ,

xã Sơn Hà với cô dâu Bàn Thị Hằng (1996) làng Đền, xã Phú Nhuận cùng ở

huyện Bảo Thắng.

Về sư biến đổi tổng thể, so với trước năm 1986, thời gian gần đây, lễ vật

nhà trai đưa sang nhà gái có xu hướng giảm đi. Đặc biệt, nhà gái không còn

thách cưới cao đối với nhà trai nữa, mà tuỳ theo điều kiện kinh tế của hai gia

đình để cùng bàn bạc, thoả thuận về các đồ sính lễ nhằm giảm bớt đi gánh nặng

kinh tế cho đôi vợ chồng tre sau khi cưới.

Qua nghiên cứu ở các đám cưới trên cho thấy, lễ vật được nhà gái thách cưới

cũng khá đơn giản, gọn nhe hơn so với trước (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1: Lễ vật thách cưới của người Dao Họ trước và sau năm 1986

Trước 1986 Sau 1986

STT Lễ vật Số lượng Số lượng

1 Lợn 1 con (12 cân) 1 con (10 cân)

Page 101: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

95

2 Gà trống thiến 3 đôi (10 - 12 cân) 1 đôi (3 - 4 cân)

3 Gà trống 1 con (1,5 cân) 1 con (1,5 cân)

4 Rượu 1 vò (2 lít) 1 vò (2 lít)

5 Bạc trắng 2 đồng 2 đồng

6 Tiền xu có lỗ vuông 2 đồng 2 đồng

7 Muối hột 12 gói (2,4 cân) 12 gói (2,4 cân)

8 Chè 1cân 5 lạng

9 Thuốc lào 2 lạng 1 lạng

10 Lá trầu 12 lá 12 lá

11 Cau 12 quả 12 quả

12 Miến 1 cân 1 cân

13 Bánh rán 12 cân 8 cân

Nhà trai phải mang thêm 1,2 đồng bạc trắng để

cho ông thầy cúng 2 hào, 2 người căng dây trước cổng

nhà gái, mỗi người 2 hào, 6 hào cho “Đoong pà”

Nhà trai mang thêm

300.000 đồng để cho

ông thầy cúng...

(Nguồn: Tư liệu điền dã dân tộc học của tác giả luận án tháng 12/2012)

Qua so sánh ở bảng 3.1 ở trên có thể thấy, từ sau năm 1986, nhất là từ năm

2010 trở lại đây, lễ vật thách cưới có phần gọn gàng hơn, song một số thứ mang

tính truyền thống vẫn bắt buộc phải có như bạc trắng, rượu, lợn và tiền mặt

khoảng 1 - 2 triệu đồng (thay cho các lễ vật). “Trước đây rất cầu kỳ, cac lễ vật

nhà gai đưa ra thach cưới thì phải có đầy đủ, nhưng giờ đây cũng đa giảm hơn,

nhà gai không đòi hỏi nhiêu nữa mà tuy theo điêu kiện kinh tế của nhà trai.

Thậm chi, khi dẫn cưới chỉ có 2 đồng bạc trắng, hai đồng tiên xu, hai lit rượu và

Page 102: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

96

cac thứ khac thì được gói gon trong khoảng 1 - 2 triệu đồng tiên mặt” (Phong

vấn bà Ly Thị Luận, 62 tuổi, người Dao Họ ở thôn An Trà, xã Sơn Hà, huyện

Bảo thắng, tinh Lào Cai).

Với các đám cưới này, hầu hết các bạn tre đều quen biết nhau khi đi chơi lễ

hội, qua giao lưu văn nghệ hoặc trên đường đi đến trường... Sau khi quen biết và

tìm hiểu, rồi cùng quyết định gắn bó với nhau cả đời thì các bạn mới thưa

chuyện với bố me để làm các bước tiếp theo của nghi lễ hôn nhân.

Đối với các đám cưới như trên đã đề cập, điểm chung còn thể hiện ở các

bước xem tuổi cũng như số lễ vật do nhà gái yêu cầu... Đó là, sau khi hai gia

đình nhà trai, nhà gái trưc tiếp gặp gỡ, trao đổi để cho đôi tre được phép đi lại

tìm hiểu và định ngày cho lễ dạm hoi, lễ cưới. Sau đó nhà trai mang tờ giấy viết

ngày tháng năm sinh của đôi bạn tre và một gói muối (khoảng 1 lạng) cùng với

hai đồng xu đen có lỗ vuông ở giữa đến nhà thầy cúng nhờ xem tuổi cô dâu có bị

“kim lâu” không, ngày tháng để tổ chức đám cưới phải tránh với ngày tháng

trùng với năm sinh của bố me hai bên và của đôi tre... “Nếu bố mẹ hai bên sinh

vào thang 8, 10; đôi trẻ sinh vào thang 2, 4 thì sẽ không tổ chức cưới vào cac

thang 2, 4, 8, 10. Ngày sinh cũng vậy, phải tranh cac ngày sinh không tổ chức

đam cưới” (Phong vấn thầy cúng Bàn Văn Sơn, 75 tuổi, người Dao Họ ở thôn

Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai).

3.2.3. Biến đổi về độ tuổi kết hôn, vai trò của ông mối, thầy cúng

- Biến đổi vê đô tuổi kết hôn

Qua việc thưc hiện Luật hôn nhân và Gia đình của Nhà nước, đối với mỗi

một đám cưới, việc duy trì các nghi lễ truyền thống về thưc chất chi còn mang ý

nghĩa duy trì bản sắc văn hoá tộc người. Bởi vì, ngày nay, tổ chức đám cưới

được cộng đồng và xã hội công nhận, mỗi cá nhân được pháp luật bảo vệ thông

qua việc được cấp giấy đăng ky kết hôn. Vì vậy, độ tuổi kết hôn cũng đã từng

bước thay đổi và nâng cao dần, bởi vì trước kia nam nữ người Dao Họ ở huyện

Page 103: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

97

Bảo Thắng được khoảng 13 - 14 tuổi đã có thể kết hôn thì ngày nay độ tuổi kết

hôn đã thưc hiện theo pháp luật của Nhà nước Việt Nam là nam 20 và nữ 18

tuổi. Có thể nói, đây là điểm khác biệt giữa hôn nhân truyền thống và hôn nhân

hiện nay. Trước đây, việc dưng vợ gả chồng cho con cái thông thường là bằng

hình thức hôn nhân truyền thống dưới sư thừa nhận của cộng đồng làng bản.

Ngày nay, các yếu tố pháp lý trong hôn nhân từng bước được hoàn thiện và được

người dân chấp hành.

Theo tài liệu thống kê, chủ yếu là sổ đăng ky kết hôn từ một vài năm trở lại

đây của Ban Tư pháp các xã Sơn Hà, Sơn Hải, Phú Nhuận và xã Lu thuộc huyện

Bảo Thắng tinh Lào Cai cho thấy, độ tuổi kết hôn của người Dao Họ ở nơi này

đã thưc hiện khá nghiêm túc theo luật pháp của Nhà nước Việt Nam. Cụ thể là số

tuổi kết hôn trong các cặp đã đăng ky kết hôn với Ban Tư pháp của Ủy ban Nhân

dân xã đều 20 tuổi đối với nam và 18 tuổi đối với nữ và được cấp Giấy chứng

nhận kết hôn [PL4, ảnh 156, 157] (xem bảng 3.2).

Bảng 3.2: Số lượng các cặp người Dao Họ ở các xã

đăng ký kết hôn từ năm 2007 đến hết năm 2014

Năm Sơn Hà Sơn Hải Lu Phú Nhuận

2007 6 cặp 1 cặp 2 cặp 17 cặp

2008 9 cặp 1 cặp 1 cặp 12 cặp

2009 10 cặp 1 cặp 4 cặp 41 cặp

2010 12 cặp 1 cặp 7 cặp 40 cặp

2011 9 cặp 1 cặp 7 cặp 27 cặp

2012 9 cặp 4 cặp 1 cặp 24 cặp

Page 104: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

98

2013 13 cặp 2 cặp 0 cặp 18 cặp

2014 13 cặp 1 cặp 1 cặp 18 cặp

Tổng số 81 cặp 12 cặp 23 cặp 197 cặp

(Nguồn: Số liệu của Ban Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân

các xã Sơn Hà, Sơn Hải, Lu và Phú Nhuận)

Qua số liệu trong bảng 3.2 ở trên cho thấy, từ 2007 đến 2014 xã Sơn Hà có

81 cặp, xã Sơn Hải có 12 cặp, xã Lu có 23 cặp, xã Phú Nhuận 197 cặp đăng ky

kết hôn tại Ban Tư pháp của Ủy ban Nhân dân xã. Trong đó, tất cả các cặp này

đều thưc hiện theo đúng luật Hôn nhân và Gia đình của nước ta.

- Biến đổi vê vai trò ông mối, thầy cúng

Như đã trình bày, trước năm 1986, để tiến tới đám cưới, đôi bạn tre cũng

như hai bên gia đình phải trải qua rất nhiều bước với nhiều nghi lễ khác nhau

theo quy định của tập quán như: đánh tiếng, xem mặt, so tuổi, dạm ngõ, thông

báo, thách cưới, lễ cưới và lễ lại mặt. Tất cả các bước đều không thể thiếu vắng

ông mối đại diện cho bên nhà trai, thậm chí như việc giải quyết số lượng lễ vật

khi thách cưới, thưc hiện các nghi lễ trước và trong đám cưới cũng phải thông

qua ông mối. Nay, các bước đã được rút gọn đi khá nhiều, nên ông mối cũng

không phải quá vất vả như trước kia. Bên cạnh đó, trên đường đi sang nhà gái

trước đây nếu gặp rắn bò qua hoặc nghe tiếng hoẵng kêu thì ông mối phải quay

về và cứ thế cho đến ba lần mới bo đi tìm đám khác cho con mình thì ngày nay

khi gặp phải trường hợp trên ông mối về làm lễ hoá giải, tung gạo muối ra đường

trước khi đi với mục đích“điêm dữ hóa lành”. Chính vì vậy, những người được

chọn làm ông mối trong việc thưc hiện hôn nhân của người Dao Họ hiện nay

không chi đỡ vất vả hơn nhiều do các bước lễ được rút gọn mà còn không phải

nhiều lần đi lại để đến được nhà gái.

Page 105: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

99

Như đã trình này, trong hôn nhân của người Dao Họ ở Bảo Thắng trước kia

có không ít đôi trai gái không hề biết mặt nhau mà cho đến hôm cưới thì mới

nhìn thấy nhau, bởi việc hôn nhân do cha me áp đặt, trong khi mọi liên hệ giữa

hai gia đình hoàn toàn giao cho ông mối đảm nhiệm. Từ khi Đổi mới năm 1986

trở lại đây, nam nữ thanh niên người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng đã được tư do

tìm hiểu, yêu đương và chủ động bàn bạc với bố me đôi bên để tiến hành đám

cưới. Cũng vì thế, vai trò ông mối đã giảm đi nhiều, bởi trong hôn nhân người

làm mối chi đóng vai trò như người trung gian giữa cha me đôi bên, chứ không

còn vất vả trong việc thương thuyết các khoản thách cưới như xưa, thậm chí

người làm mối chi mang tính tượng trưng để điều hành một số nghi thức trong

đám cưới.

Từ vài năm gần đây, nam nữ thanh niên được tư do hơn trong quyết định

hôn nhân, bố me hai bên chi đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ về kinh tế, nghi thức...

Tuy nhiên, người làm mối vẫn do chính người anh, chú hoặc bác trong họ hàng

đảm nhận. Trên thưc tế, những cặp trai gái đi thoát ly công tác, có trình độ học

vấn cao, nên nhiều trường hợp, sau thời gian tìm hiểu, họ chủ động báo cáo với

tổ chức, cơ quan và được cơ quan đứng ra giúp đỡ mà không cần có người làm

mối. Hay như có những trường hợp trai gái người Dao Họ kết hôn với tộc người

khác với sư khác biệt về phong tục tập quán, nên đôi bên cha me tư bàn bạc,

thống nhất nghi thức tổ chức đám cưới mà tuyệt nhiên không có vai trò của

người làm mối.

Tuy vậy, sư đóng góp to lớn của người làm mối trong hôn nhân trước kia

của người Dao Họ là rất quan trọng. Nhờ có người làm mối mà hôn nhân của

đôi bạn tre trước đây luôn bền vững, ổn định, ít xảy ra tình trạng ly hôn. Còn

hiện nay, dưới sư tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, cùng với sư

thay đổi về quan niệm, lối sống, bên cạnh vai trò của người làm mối giảm đi thì

việc đổ vỡ trong hôn nhân, kèm theo là hiện tượng ngoại tình, quan hệ tình dục

Page 106: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

100

ngoài hôn nhân cũng đã xuất hiện... có những tác động không nho đến lối sống

của cộng đồng và xã hội nói chung.

Riêng thầy cúng, trong hôn nhân hiện nay của người Dao Họ chưa thể bo

tập quán dưa vào các tiêu chuẩn và xem chân gà để lưa chọn thầy cúng như đã

trình bày ở trên. Tuy nhiên, từ sau năm 1986, đa số thầy cúng lớp tre ở vùng

người Dao Họ đều không thật am hiểu về nội dung chi tiết các bài cúng do

không thông thạo chữ nôm Dao như lớp già tuổi. Trong khi, thầy cúng vẫn

không thể thiếu trong các đám cưới của người Dao Họ. Thầy cúng lớp già thì ít

dần do tuổi tác ngày càng cao và không thể tham gia thưc hiện các nghi lễ cưới.

Bởi thế, nhiều thầy cúng tre tham gia trong lễ cưới nếu chưa thông thạo về cách

cúng và làm phép thì phải nhờ người già trong dòng họ hiểu biết hơn đứng ở

bên cạnh để trợ giúp. Sư thay đổi này đã làm giảm phần nào uy tín của người

thầy cúng, vì thế, vai trò của thầy cúng trong đám cưới đôi khi cũng không còn

được ở vị trí như trước đây.

3.2.4. Quy mô đám cưới

- Hat đối trong đam cưới

Gần đây, việc thưc hiện các bài ca nghi lễ như hát đối, hát mời... ở đám

cưới của người Dao Họ đã giảm đi rất nhiều, điều này ly giải bởi nhiều ly do.

Thứ nhất, hiện nay còn rất ít người Dao Họ biết hát đối trong các nghi lễ. Các

điệu hát rất khó nên phải nhìn vào sách để hát (sách viết bằng chữ nôm Dao)

[PL5, ảnh 36]. Do vậy, không phải ai cũng biết đọc, đặc biệt là không phải ai

cũng hát được, mà phải những người biết chữ nôm Dao và trên 40 tuổi mới có

thể thuộc, nên hầu hết các đám cưới hiện nay đều phải đi nhờ người biết hát đến

hát. Thứ hai, khi có hát đối thì đám cưới tuy hấp dẫn và vui nhộn nhưng lại phải

kéo dài hơn, tức diễn ra lâu hơn, vừa mất thời gian, vừa tốn kém lương thưc,

thưc phẩm cho gia chủ.

Page 107: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

101

Trong quá trình điền dã, tác giả luận án đã từng hoi một số ông mối người

Dao Họ như: Bàn Văn Sơn 75 tuổi, ở xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng; ông Bàn

Văn Dồn, 45 tuổi, ở xã Ba Soi, huyện Văn Bàn; ông Ly Văn Cùng, 55 tuổi, ở

Thôn Trà Chẩu, Sơn Hà, Bảo Thắng; các ông Bàn Văn Sấm (65 tuổi), Trần Văn

Trấn (55 tuổi), bà Triệu Thị Nọn (64 tuổi) và Bàn Thị Chày (55 tuổi) ở thôn Khe

Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng... Họ đều là những người có uy tín, hiểu biết

các thủ tục, nghi lễ trong đám cưới, biết hát và đã được mời làm ông mối, bà mối

nhiều lần. Song, trong bối cảnh hiện nay họ đều chung y kiến là: “Đam cưới bây

giờ thủ tục đa rút gon nhiêu rồi, hat cũng phải rút ngắn lại, nếu hat cho đủ cac

thủ tục thì phải mất cả ngày, cả đêm. Trước đây đi đón dâu phải hai ngày, môt

đêm, phải hat suốt, thậm chi lúc ăn uống vẫn hat. Giờ cac con, cac chau chúng

tôi, cả trai lẫn gai, hầu như không biết hat đối, hoặc biết thì cũng không thuôc

nhiêu, vì chúng nó còn phải làm ăn, không có thời gian, với lại chúng nó bây giờ

không biết chữ Dao nên không đoc được chữ để hat”.

Rõ ràng, việc sinh hoạt ca hát mang tính nghi lễ cũng như hát vui, đối đáp...

trong đám cưới người Dao Họ ở Bảo Thắng hiện nay đã không còn được thưc

hiện đầy đủ như trước đây, mà chi được duy trì ở mức độ bắt buộc phải hát khi

có liên quan đến nghi lễ. Song, việc hát cũng đã biến đổi, chủ yếu mang tính

hình thức, nghĩa là chi cần đáp ứng được thủ tục của tập quán mà thôi, không

cần phải cầu kỳ và mang tính đua tài như cách hát trong các đám cưới trước kia.

- Biến đổi vê trang phục cưới

Trang phục được mặc trong ngày cưới hiện nay đã biến đổi khá nhiều và rõ

nét ở cô dâu, chú rể và cả những người tham dư lễ. Qua kết quả khảo sát ở một

số đám cưới tại huyện Bảo Thắng, nếu như trước đây cô dâu, chú rể mặc trang

phục truyền thống thì ngày nay chú rể chi mặc bộ trang phục ấy khi đi đón dâu.

Khi đón dâu về nhà mình và làm lễ tổ tiên xong thì chú rể thay trang phục truyền

thống sang bộ Âu phục rồi ra tiếp khách [PL4, ảnh 141]. Riêng cô dâu vẫn mặc

Page 108: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

102

nguyên bộ truyền thống cho đến khi làm lễ lại mặt xong mới cởi ra thay trang

phục khác. Cũng qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi được biết sư thay đổi về

trang phục trong đám cưới theo xu hướng sau:

Một xu thế đang dần được người Dao nói chung và người Dao Họ ở huyện

Bảo Thắng nói riêng tiếp nhận, đó là hiện tượng chụp ảnh trước khi cưới. Cách

ngày cưới ít ngày, cô dâu và chú rể đưa nhau đến những hiệu ảnh để chụp ảnh

cưới [PL4, ảnh 142, 143, 144, 145] làm album, làm đĩa video để hôm cưới treo

lên phông và để làm lưu niệm. Các cô dâu, chú rể dù có khó khăn về kinh tế

cũng cố gắng tìm đến các hiệu ảnh để thuê trang phục cưới và chụp vài kiểu để

làm kỷ niệm cho bằng bạn, bằng bè. Những gia đình có mức sống khá giả, họ

còn thuê cả thợ chụp ảnh đến tận nhà chụp hôm tổ chức đám cưới, thậm chí quay

video làm lưu niệm.

- Các hình thức biến đổi khác

Trước đây, khi mời dư đám cưới thì phải đến từng nhà và mời bằng miệng

không nhưng ngày nay khi mời họ kèm theo thiếp mời [PL4, ảnh 146] và có

trường hợp ở xa mà thông cảm được họ chi gọi điện thoại mời. Nếu trước kia chi

có họ hàng thân thích mới tặng quà cho cô dâu, chú rể, thì hiện nay, theo trào lưu

chung, ai đến dư đám cưới cũng có quà mừng và đa số cũng đã chuyển từ quà

mừng bằng hiện vật sang mừng bằng tiền, tiền mừng được cho vào phong bì và

khi đến ăn cỗ họ sẽ tư bo phong bì vào hộp mà gia chủ đã chuẩn bị sẵn [PL4, ảnh

147, 148, 149]. Số tiền mừng sẽ được dùng để chi trả trong đám cưới. Với cuộc

sống ở nông thôn thì tiền mừng đám cưới cũng là việc phải lo, bởi lẽ, tiền mừng

theo một nghĩa nào đó cũng như việc trả nợ miệng. Tiền mừng nhiều hay ít còn

tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế và mối quan hệ với gia đình cô dâu, chú rể.

Người già thường mừng khoảng 30 - 50 nghìn đồng, nam nữ thanh niên hoặc

công chức nhà nước thì có thể mừng từ 50 - 100 nghìn đồng... Tâm ly chung

hiện nay của các gia đình khi được hoi đều muốn được mừng bằng tiền hơn hiện

Page 109: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

103

vật, bởi lẽ tiền dùng để trang trải các công việc trong đám cưới và mua sắm

những vật dụng cần thiết cho gia đình “Nếu bằng hiện vật thì sẽ mang ý nghĩa

hơn nhưng không tiện vê sau vì những hiện vật đó gia đình sẽ phải dung chứ

không được đem ban hay cho người khac. Tiên thì sẽ được dung đến trong công

việc hiện tại và sau này” (Phong vấn ông Bàn Văn Hạnh, 42 tuổi, ở thôn Khe

Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai). Còn đối với người đi dư đám

cưới cũng muốn mừng bằng tiền cho nhe nhàng, tiện lợi không phải suy nghĩ đắn

đo lưa chọn quà mừng sao cho phù hợp với đôi vợ chồng tre. “Mưng bằng tiên

mặt thì tiện cho chủ nhà hơn và coi như mình góp môt phần để chủ nhà chi trả

cho bữa ăn” (Phong vấn anh Bàn Văn Quân, 28 tuổi, ở thôn Làng Đền, xã Phú

Nhuận, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai). Qua sư biến đổi trên cho thấy, nền kinh

tế thị trường tác động không nho tới cuộc sống của người Dao Họ ở huyện Bảo

Thắng nói riêng, tới các dân tộc thiểu số khác nói chung, nó đã len loi tới từng

thôn bản, từng khía cạnh, lĩnh vưc của cuộc sống một cách rõ rệt. Điều này

không đơn giản chi là tình cảm mà còn hơn thế nữa đã và đang xuất hiện tâm ly

thu lợi thông qua hình thức cưới hoi của một số người, nhất là những người có

địa vị, quyền chức trong xã hội.

Thời gian tổ chức đám cưới trước đây thường là hai đến ba ngày (hôm

trước, hôm chính và hôm sau) thì nay đã được rút gọn xuống chi còn một ngày,

mọi người đến ăn cỗ, chúc tụng nhau rồi về để còn phải đi làm ăn.

Trước kia, khi nhà tổ chức đám cưới cho con, người Dao Họ thường chi tổ

chức ăn uống ở ngoài sân và ngồi xổm, thức ăn được bày lên lá chuối rừng, trong

nhà chi để cho việc làm lễ và dành cho thầy cúng, ông mối cùng với những

người cao tuổi ngồi ăn. Dần dần đồng bào đã làm mái tạm (bằng lá cọ, căng bạt)

để mở rộng nơi tổ chức lễ cưới. Còn thời gian gần đây, hầu hết các đám cưới đều

được người Dao Họ nơi đây đã không còn bài trí khánh tiết của đám cưới với

những nếp nhà truyền thống, mà thay vào đó là dưng rạp với cách trang trí hiện

Page 110: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

104

đại [PL4, ảnh 150]. Do đó, khách đến dư tiệc cưới, kể các cụ ông, cụ bà đều ngồi

trên ghế nhưa, với cách bố trí sáu người một mâm, gia chủ cùng cô dâu chú rể đi

đến từng mâm mời chào...

Các món ăn trong đám cưới đã có nhiều thay đổi và ảnh hưởng của các dân

tộc sống đan xen. Số lượng món ăn nhiều và đa dạng hơn trước, ngoài các món

truyền thống như nấu, luộc... thì còn thêm các món rán, nướng, hấp... và cả hoa

quả tráng miệng được bày chung trên bàn. Có gia đình khá giả đã mổ cả trâu bò

làm cỗ cưới. Người Dao Họ cho rằng cỗ như vậy mới phong phú, đa dạng và phù

hợp với cuộc sống xã hội hiện đại. “Hiện nay người Dao Ho xa tôi trong đam

cưới cỗ bàn kha to, có khi còn làm cỗ to hơn cả người Kinh. Mình làm bảy tam

phần thì ho làm tới mười phần, kinh tế thị trường mà, ho toàn đi thuê hết”

(Phong vấn ông Ngô Đình Chương, 56 tuổi, cán bộ Tư pháp xã Sơn Hải, huyện

Bảo Thắng, tinh Lào Cai).

Hiện nay, do ảnh hưởng của các dân tộc chung sống đan xen, nhất là người

Kinh láng giềng đã mở ra những dịch vụ chuyên phục vụ đám cưới, đám hoi...

cho thuê phông bạt, bát đũa, bàn ghế và thậm chí có cả loa đài, ti vi, MC (người

dẫn dắt chương trình) [PL4, ảnh 151], do đó, gần đây, âm nhạc trong nhiều đám

cưới của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng thường là những bản nhạc rock bốc

lửa, họ không còn múa hát những làn điệu dân ca nhe nhàng như ông cha xưa

nữa. Trong không ít đám cưới, các chàng trai, cô gái người Dao đều cùng nhau

nhảy những điệu nhảy mới quay cuồng trong những bản nhạc mạnh. Có thể nói,

với nền kinh tế thị trường, “có cung ắt có cầu”, cuộc sống người dân Dao Họ nói

chung ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì những

đặc trưng bản sắc văn hoá tộc người trong đám cưới chắc chắn sẽ dần bị mai

một. Việc đưa đón dâu hiện nay đã xuất hiện những phương tiện hiện đại như ô

tô, xe máy thay vì đi bộ như trước đây... Những biến đổi này là tất yếu và tiến

bộ, thể hiện sư đi lên của cuộc sống ở vùng người Dao Họ, vẫn đề đặt ra chi là

Page 111: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

105

giúp cho đồng bào về y thức giữ gìn những bản sắc tốt đep trong văn hóa hôn

nhân truyền thống.

3.2.5. Hôn nhân hỗn hợp dân tộc thể hiện sự biến đổi nguyên tắc hôn

nhân nội tộc người

Hôn nhân hỗn hợp dân tộc là một hiện tượng kết hôn giữa nam và nữ thuộc

các thành phần tộc người khác nhau mà không trái với quy định của pháp luật.

Đó còn là một hiện tượng phổ biến diễn ra trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Bởi vì, quá trình tiếp xúc giao lưu văn hoá không chi bó hep trong phạm vi một

cộng đồng tộc người mà xu hướng sẽ phát triển ra bên ngoài. Vì vậy, hôn nhân

đã không còn chi diễn ra trong nội bộ tộc người, mà đã mở rộng ra phạm vi quốc

gia, thậm chí xuyên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa như ngày nay.

Hôn nhân hỗn hợp dân tộc là một xu hướng mới của sư phát triển quan hệ

hôn nhân ở người Dao Họ huyện Bảo Thắng với các dân tộc khác, đây là một

minh chứng cho sư xích lại gần nhau của các dân tộc anh em trong vùng. Hôn

nhân hỗn hợp dân tộc do vậy, có thể xem như một trong những tác nhân dẫn đến

những thay đổi nhất định trong nếp sống truyền thống của đồng bào Dao Họ ở

nơi đây. Trong một cuộc hôn nhân hỗn hợp không chi là sư hòa hợp giữa hai cá

nhân của hai tộc người khác nhau, mà còn phản ánh sư hòa hợp của hai gia đình,

hai cộng đồng tộc người. Phải khẳng định rằng, hôn nhân không chi là việc riêng

của hai người, mà còn là sư kiện trọng đại chung của cả gia đình và cộng đồng.

Hôn nhân đã trở thành sợi dây thắt chặt tình cảm yêu thương, gắn bó; tình đoàn

kết giữa các thành viên trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, hôn nhân hỗn hợp

dân tộc đã thể hiện sư đoàn kết giữa hai gia đình, hai họ của hai tộc người khác

biệt nhau.

Luật Hôn nhân và Gia đình được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/06/2000 và có hiệu lưc thi

hành từ ngày 01/01/2001, trong đó có các Điều khoản quy định riêng về việc áp

Page 112: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

106

dụng Luật này với đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia

đình vẫn được xây dưng trên nền tảng tôn trọng và khuyến khích đồng bào các

dân tộc giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán tốt đep về hôn nhân và gia

đình thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Đó là những tập quán có tính bền

vững, không trái với các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt

Nam, phù hợp với đạo đức xã hội. Nghị định số 32/2002/NĐ-CP của Chính phủ

đã chính thức khuyến khích các dân tộc phát huy các phong tục, tập quán.

Cho đến nay, Luật Hôn nhân và Gia đình của nước ta được đề ra là nhằm

bảo hộ cho quyền tư do quyết định hôn nhân của nam nữ thanh niên nói chung

và thanh niên các dân tộc thiểu số nói riêng, thúc đẩy sư phát triển tiến bộ xã hội.

Sư ra đời của Luật Hôn nhân và Gia đình đã khiến cho hôn nhân và gia đình của

các dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao và người Dao Họ ở huyện Bảo

Thắng có những biến đổi tích cưc không nho, nhất là đã tạo điều kiện thuận lợi

hơn cho sư phát triển các cuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc.

Trong xã hội hiện đại, giao lưu và hội nhập ngày càng gia tăng, hiện tượng

hôn nhân với người khác tộc của người Dao nói chung và người Dao Họ nói

riêng cũng ngày càng có cơ hội và điều kiện phát triển mạnh. Khi các hoạt động

kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển thì các dân tộc ở huyện Bảo Thắng cũng như ở

nơi khác ngày càng có điều kiện xích lại gần nhau. Từ đó làm nảy sinh mối quan

hệ hôn nhân hỗn hợp dân tộc cũng là một điều tất yếu, và tạo nên một bức tranh

văn hóa mới trong hôn nhân hiện nay so với hôn nhân truyền thống.

Bên cạnh việc kết hôn giữa người Dao với nhau, trong những năm gần đây

việc kết hôn giữa người Dao Họ với các dân tộc khác sống đan xen cũng đang

ngày càng phổ biến. Việc gia tăng các mối kết hôn này một mặt do bố me hai

bên có mối quan hệ như bạn bè, làm ăn...; mặt khác, cũng do lớp tre quen biết

khi đi chợ, đi lễ hội, đi dư các đám cưới, đám ma, thậm chí quen biết khi đi học,

đi tập huấn... Vì thế, đến nay đã xuất hiện ngày càng nhiều cặp vợ chồng người

Page 113: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

107

Dao Họ với người Kinh hoặc người Dao Họ với tộc người khác. Theo kết quả

thống kê qua sổ đăng ký kết hôn của Ban Tư pháp các xã Sơn Hà, Sơn Hải, Lu,

Phú Nhuận ở huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai từ năm 2007 đến 2014 cho thấy, có

không ít cặp hôn nhân hỗn hợp dân tộc (xem các bảng: 3.3; 3.4; 3.5; 3.6).

Bảng 3.3: Thống kê số lượng cặp hôn nhân hỗn hợp dân tộc

của người Dao Họ từ năm 2007 đến năm 2014 của xã Sơn Hà

STT Năm Người Dao kết

hôn với nhau

Kết hôn với

người Kinh

Kết hôn với tộc người

khác (Tày, Giáy)

Tổng số

1 2007 5 1 6

2 2008 7 2 9

3 2009 10 10

4 2010 8 4 12

5 2011 9 9

6 2012 6 2 1 9

7 2013 9 3 1 13

8 2014 11 2 13

Tổng 65 14 2

(Nguồn: Theo sổ đăng ky kết hôn của Ban Tư pháp xã Sơn Hà)

Page 114: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

108

Bảng 3.4: Thống kê số lượng cặp hôn nhân hỗn hợp dân tộc

của người Dao Họ từ năm 2007 đến năm 2014 của xã Sơn Hải

STT Năm Người Dao kết

hôn với nhau

Kết hôn với

người Kinh

Kết hôn với tộc người

khác (Tày, Giáy)

Tổng

số

1 2007 1 1

2 2008 1 1

3 2009 1 1

4 2010 1 1

5 2011 1 1

6 2012 3 2 5

7 2013 2 2

8 2014 1 1

Tổng 7 4 2

(Nguồn: Theo sổ đăng ky kết hôn của Ban Tư pháp xã Sơn Hải)

Bảng 3.5: Thống kê số lượng cặp hôn nhân hỗn hợp dân tộc

của người Dao Họ từ năm 2007 đến năm 2014 của xã Lu

STT Năm Người Dao kết

hôn với nhau

Kết hôn với

người Kinh

Kết hôn với tộc người

khác (Tày, Giáy)

Tổng

số

1 2007 2 2

Page 115: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

109

2 2008 1 1

3 2009 4 4

4 2010 6 1 7

5 2011 5 1 1 7

6 2012 1 1

7 2013 0

8 2014 1 1

Tổng 18 4 1

(Nguồn: Theo sổ đăng ky kết hôn của Ban Tư pháp xã Lu)

Bảng 3.6: Thống kê số lượng cặp hôn nhân hỗn hợp dân tộc

của người Dao Họ từ năm 2007 đến năm 2014 của xã Phú Nhuận

STT Năm Người Dao kết

hôn với nhau

Kết hôn với

người Kinh

Kết hôn với tộc người

khác (Tày, Giáy)

Tổng

số

1 2007 16 1 17

2 2008 10 2 12

3 2009 38 3 41

4 2010 39 1 40

5 2011 26 1 27

6 2012 18 2 4 24

Page 116: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

110

7 2013 12 2 4 18

8 2014 11 5 2 18

Tổng 170 11 16

(Nguồn: Theo sổ đăng ky kết hôn của Ban Tư pháp xã Phú Nhuận)

Từ các bảng thống kê trên cho thấy, từ 2007 đến 2014, tuy người Dao Họ

kết hôn với các tộc người khác chưa nhiều: xã Sơn Hà có 14 trường hợp; xã Sơn

Hải và xã Lu mỗi xã có 4 trường hợp; đặc biệt là xã Phú Nhuận có 11 trường

hợp người Dao Họ kết hôn với người Kinh, tức nhiều hơn so với các trường hợp

người Dao Họ lấy người Giáy hoặc người Tày, Thái, Hmông... ở các xã như sau

Sơn Hà và xã Sơn Hải mỗi xã chi có 2, xã Lu có 1 trường hợp. Có thể nói, đây là

điều kiện quan trọng để người Dao Họ nâng cao chất lượng dân số và mở rộng

sư giao lưu với các dân tộc khác. Đó còn là cơ sở để tạo ra những biến đổi khác

liên quan đến các nghi lễ, ứng xử trong cuộc sống gia đình, dòng họ và xã hội.

Qua nghiên cứu tại nhiều địa phương có người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng

cho thấy, các cặp vợ chồng kết hôn không cùng tộc người đều không bị bố me

sắp đặt mà dưa trên cơ sở của tình yêu. Phần nhiều các trường hợp này đều là

cán bộ viên chức, công chức nhà nước, công nhân đi làm ở các khu công nghiệp

như: Khu công nghiệp Tằng Long tại tinh Lào Cai, công ty Sam Sung ở tinh

Thái Nguyên... hoặc là qua các công việc cùng nhau buôn bán, làm thợ... ở địa

phương khác. Từ kết quả khảo sát cho thấy, các cặp hôn nhân hỗn hợp dân tộc

này đều có cuộc sống ở mức trung bình trở lên, nhà cửa hầu hết ở những địa bàn

thuận tiện giao thông. Điều này phản ánh sư thay đổi trong nhận thức của người

Dao Họ về nguyên tắc, quan niệm trong kết hôn truyền thống trước đây. Nó cũng

đã cho thấy sư phá vỡ của nguyên tắc nội hôn tộc vốn phổ biến ở người Dao Họ

huyện Bảo Thắng tinh Lào Cai trước đây.

Page 117: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

111

Do các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số có

phần ưu tiên nên đã dần xuất hiện tình trạng người con khi ra đời có quyền lưa

chọn theo thành phần dân tộc của người bố hoặc người me. Do vậy hiện nay có

những dòng họ của người Kinh bắt đầu xuất hiện trong các dân tộc thiểu số.

“Chỉ khoảng đến năm 2014 xa này có khoảng 80% là người có hô khẩu dân tôc

thiểu số vì thanh niên đi ra ngoài biết nhau và lấy vê đây rồi con cai mang ho bố

nhưng thành phần dân tôc lại theo mẹ, tức theo người Dao, người Hmông... có

ho Nguyễn chẳng hạn, luật cho phép mà, ho làm không sai” (Phong vấn ông

Ngô Đình Chương, 56 tuổi, cán bộ Tư pháp xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng, tinh

Lào Cai).

Như vậy, sư biến đổi về quan niệm trong hôn nhân, nghi lễ, hình thái cư trú

sau hôn nhân cũng như việc gia tăng các trường hợp hôn nhân đa tộc người của

cộng đồng người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng đã tạo ra các mối quan hệ gia đình,

quan hệ dòng họ, cộng đồng ngày càng rộng mở. Đây là một trong những hình

thức mà người Dao Họ thích ứng với quá trình giao lưu và phát triển về kinh tế,

văn hoá, xã hội của vùng Tây Bắc và của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

3.3. Nguyên nhân của sự biến đổi

Theo quy luật, biến đổi là thuộc tính của văn hóa, bởi nó luôn vận động và

biến đổi không ngừng. Trong lĩnh vưc hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo

Thắng nói riêng và của dân tộc Dao cùng với các tộc người khác trên lãnh thổ

Việt Nam nói chung, các yếu tố văn hóa của hôn nhân cũng đều nằm trong quy

luật đó. Tuy nhiên, không phải mọi nền văn hóa đều vận động và phát triển cùng

một hình thức, một xu hướng... Trái lại, sư vận động biến đổi không ngừng luôn

mang tính đa dạng, đa chiều, đa cấp độ tùy thuộc vào yếu tố con người, tư nhiên

và xã hội của mỗi nền văn hóa. Nguyên tắc, hình thức và các nghi lễ trong hôn

nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng cũng vậy, cho đến nay vẫn đang

hiện diện và tồn tại. Tuy nhiên, chúng cũng đã có những biến đổi về nhiều mặt

Page 118: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

112

để sao cho phù hợp với sư thay đổi không ngừng của cuộc sống, dưới sư tác

động của nhiều yếu tố.

3.3.1. Tác động của thể chế chính trị

Như đã đề cập, về ly thuyết, hôn nhân là một trong những yếu tố phản ánh

trình độ xã hội. Do đó, dưới chế độ xã hội nào thì sẽ có những hình thức hôn

nhân tương ứng và phù hợp với nó. Dưới chế độ phong kiến, hôn nhân của nhóm

người Dao Họ nói riêng, dân tộc Dao và các dân tộc thiểu số nói chung, đều do

luật tục điều chinh, bắt buộc mọi thành viên phải tuân theo.

Ngày nay, chế độ xã hội chủ nghĩa đã mở ra một bước phát triển mới cho

hôn nhân và gia đình các dân tộc ở nước ta, trong đó có tộc người Dao và người

Dao Họ ở huyện Bảo Thắng. Hôn nhân và gia đình được Nhà nước Việt Nam

bảo vệ và được ghi trong Hiến pháp, đảm bảo quyền con người, quyền bình đẳng

giữa nam và nữ trong nhiều lĩnh vưc khác nhau của đời sống xã hội.

Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 1959 với việc bảo đảm bình

đẳng giới trong gia đình đã được công bố và đã dần phát huy tác dụng. Cách

mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa

ra đời, đánh dấu một thời kỳ mới trong quá trình phát triển xã hội của các dân

tộc ở ta. Quyền bình đẳng nam, nữ và chế độ hôn nhân một vợ một chồng được

Nhà nước Việt Nam công nhận và quy định tại Hiến pháp đầu tiên của nước ta

năm 1946 và trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, thể hiện sư tiến bộ xã

hội, góp phần thúc đẩy việc hình thành và từng bước hoàn thiện quyền dân chủ

trong quan hệ hôn nhân cũng như quan hệ gia đình Việt Nam. Điều 1 của Luật

Hôn nhân và Gia đình năm 1959 quy định: "Nhà nước đảm bảo việc thực hiện

đầy đủ chế đô hôn nhân tự do và tiến bô, môt vợ môt chồng, nam nữ bình đẳng,

bảo vệ quyên lợi của phụ nữ và con cai, nhằm xây dựng những gia đình hạnh

phúc, dân chủ và hòa thuận, trong đó moi người đoàn kết, thương yêu nhau,

giúp đỡ nhau tiến bô".

Page 119: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

113

Nói chung, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, trên cơ sở nam nữ được

bình đẳng trong việc thưc hiện quyền kết hôn cũng như ly hôn theo quy định của

pháp luật đã có sư tác động nhất định đến tập quán hôn nhân của các dân tộc ở

nước ta, trong đó có dân tộc Dao và người Dao Họ, mặc dù chưa thật sư mạnh

mẽ so với thời kỳ từ Đổi mới đến nay.

Ngày 19/12/1986, Luật Hôn nhân và Gia đình lần hai được ban hành, trên

cơ sở kế thừa và phát triển Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, có bước tiến

mới quan trọng đối với việc phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong hôn nhân,

xây dưng và củng cố gia đình Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đặc biệt, ngày 6/9/2000, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam đã thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, cụ thể hóa Hiến pháp

năm 1992 và các quy định của Luật Dân sư về hôn nhân và gia đình, có kế thừa

và phát triển những nguyên tắc cơ bản về các quy định còn phù hợp của Luật

Hôn nhân và Gia đình năm 1986. Từ đó đến nay, Luật này đã tạo ra những biến

đổi đáng kể đối với hôn nhân của người Dao Họ. Chẳng hạn như đã trình bày,

tuổi kết hôn của lớp tre được nâng lên, quan niệm về tình yêu đôi lứa đã được

các bậc cha me quan tâm và mở rộng, thách cưới đã giảm đi, gia tăng dân các

trường hợp hôn nhân hỗn hợp dân tộc..., nhất là trước khi cưới đôi tre đã tư

nguyện đăng ky kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã.

Có thể nói, Luật Hôn nhân và Gia đình là một phần trong cuộc cách mạng

về tư tưởng văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là những cơ sở pháp ly

quan trọng được xây dưng trên những nguyên tắc cơ bản là:

1. Xây dưng chế độ hôn nhân một vợ một chồng, trên cơ sở tư nguyện, bình

đẳng và tiến bộ.

Page 120: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

114

2. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau.

Gia đình cùng với xã hội có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

những người cao tuổi, nhất là bảo vệ quyền lợi của bà me và tre em.

3. Khuyến khích đồng bào các dân tộc phát huy và giữ gìn những phong tục

tập quán tốt đep về hôn nhân và gia đình, từng bước vận động đồng bào xóa bo

những yếu tố lạc hậu trong hôn nhân và gia đình.

Các nguyên tắc trên hoàn toàn phù hợp và có vai trò quan trọng đối với việc

lưu giữ các giá trị tốt đep trong văn hóa hôn nhân và gia đình của các dân tộc

Việt Nam. Đồng thời, đóng vai trò quan trọng tạo ra những sư biến đổi trong hôn

nhân của đồng bào theo xu hướng tiến bộ và hiện đại, những vẫn giữ được

những bản sắc đặc trưng của tộc người

Hơn nữa, tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khoá

XI) đã đặt vấn đề hôn nhân và gia đình ở một tầm quan trọng mới trong sư

nghiệp xây dưng văn hóa và phát triển về mọi mặt của đất nước. Đây cũng là yếu

tố mang tính thể chế chính trị tác động đến sư biến đổi nhiều mặt trong hôn nhân

của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có hôn nhân của người Dao Họ ở

huyện Bảo Thắng.

3.3.2. Tác động của sự phát triển kinh tế

Trong vòng vài chục năm trở lại đây, đặc biệt từ khi Đảng và Nhà nước

thưc hiện chính sách Đổi mới đất nước, đã mang lại những thay đổi lớn lao về cơ

cấu kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thay đổi quan

trọng trong chính sách đất đai và sở hữu đất đai, tài chính và tín dụng, đầu tư cho

các dịch vụ xã hội cơ bản như: điện, nước sạch, giao thông nông thôn, trường

học, y tế... và các chương trình quốc gia phát triển nông nghiệp và nông thôn...

đã tạo những chuyển biến quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam. Nhất là từ

khi Luật Đất đai (1993) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai

Page 121: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

115

năm 1998 cũng như các văn bản dưới luật, là những văn kiện pháp ly quan trọng,

đảm bảo sư ổn định và sử dụng đất đai một cách hiệu quả, đã làm cho nền kinh

tế của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, công

cuộc đổi mới nông thôn từ sau Khoán 10 đã có những tác động không nho đến

đời sống kinh tế của người Dao Họ và các dân tộc khác cư trú ở đây nói chung,

tạo điều kiện cho sư biến đổi nhiều yếu tố liên quan đến hôn nhân, nhất là biến

đổi về quan niệm trong hôn nhân, góp phần làm gia tăng các cuộc kết hôn hỗn

hợp dân tộc.

Một trong những nhân tố kinh tế mới có ảnh hưởng trưc tiếp đến đời sống

của bà con trong huyện Bảo Thắng nói riêng và của cả vùng Tây Bắc nói chung,

đó là cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến tư duy làm kinh tế của đồng

bào. Tư duy truyền thống của một nền kinh tế tư cung tư cấp đã dần thay đổi

sang nền kinh tế thị trường. Hàng loạt các chợ trung tâm và chợ nho đã mọc lên,

hàng hóa phong phú, việc bán và mua diễn ra sầm uất đã thưc sư tạo nên bước

chuyển mới về kinh tế của đồng bào ở đây. Đồng thời cũng tạo ra sư giao lưu

kinh tế và văn hoá giữa các tộc người trong vùng, giữa miền núi và miền xuôi,

và thậm trí còn vượt qua biên giới sang các quốc gia lân cận như Trung Quốc.

Trên cơ sở đó, xuất hiện các dịch vụ liên quan đến cưới xin như cho thuê phông

bạt, loa đài, bàn ghế, chụp ảnh thuê... làm cho việc trang trí và hình thức tổ chức

lễ cưới của người Dao Họ ở nơi đây ngày càng mang tính phổ thông và hiện đại.

Từ 31-7-1998, chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi

được triển khai, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ở đây, đặc biệt là

các vùng sâu xa đã giảm được đáng kể tỷ lệ các hộ đói nghèo, hầu như không

còn các hộ đói kinh niên. Hơn nữa, đường giao thông liên tinh, liên huyện, liên

xã, thậm chí liên bản cũng được xây dưng kiên cố, góp phần tích cưc vào việc

giao lưu kinh tế của toàn huyện Bảo Thắng, thúc đẩy việc học hành của con em

các dân tộc, ngày càng có nhiều người trí thức là dân tộc thiểu số. Chính đội ngũ

Page 122: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

116

cán bộ công chức, kỹ thuật, công nhân, giáo viên, lao động thủ công, làm công

tác nghiên cứu khoa học, trong đó có con em của dân tộc Dao nói chung, của

người Dao Họ nói riêng, không chi góp phần thúc đẩy sư phát triển kinh tế - văn

hoá của đồng bào mà còn tạo điều kiện mở rộng giao lưu, làm phá vỡ các quan

niệm cũng như nguyên tắc hôn nhân nội tộc người của lớp tre là người dân tộc

thiểu số.

3.3.3. Tác động của sự phát triển văn hóa - xã hội và giao lưu

Cho đến nay, huyện Bảo Thắng còn là vùng đất bảo tồn được nhiều loại

hình văn hóa dân gian và nếp sống cộng đồng có tính chất dân chủ, bình đẳng...

Trong đó, có việc sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo của đồng bào Dao Họ ở

các xã của huyện. Cả hệ thống múa nhảy (múa kiếm, múa sạp, múa hoá trang),

cho đến hệ thống dân ca phong phú (từ làn điệu du con, hát giao duyên, hát giáo

huấn...) đã hòa quyện vào nhau tạo thành những lễ hội dân gian độc đáo. Đặc

biệt, các loại nhạc cụ như trống tang sành, trống đất với những hình thức độc tấu,

hòa tấu, làm nhạc đệm cho các sinh hoạt văn hóa đã trở thành sản phẩm văn hóa

tinh thần có nhiều giá trị của Lào Cai. Trong khi, ở những vùng đồng bào Tày có

sinh hoạt hát then, hát giao duyên đêm xuân, hội xuống đồng. Văn học dân gian

phát triển khá mạnh với các loại hình truyện cổ, dân ca, tục ngữ. Nhiều sáng tác

dân gian được tuyển chọn trong các tập “Dân ca Giáy”, “Dân ca Mông”,

“Truyện cổ Dao”, “Truyện cổ Phù Lá”... Các dân tộc ở huyện Bảo Thắng tuy có

những nét riêng về đặc điểm văn hóa, do chung sống xen kẽ ở dải biên cương

nên đã tạo thành nếp sống cộng đồng đoàn kết, các gia đình đều quanh tụ trong

làng bản. Đây là nhân tố tạo ra sư tiếp thu văn hóa, trong đó có văn hóa hôn nhân

giữa các dân tộc trong cùng địa phương với nhau.

Bên cạnh đó, cùng với sư đổi mới về các hoạt động kinh tế, cũng đồng thời

tạo ra sư giao lưu văn hóa, xã hội giữa các tộc người trong huyện và trong vùng,

giữa các huyện và giữa các vùng. Đó chính là những nhân tố mới, tác động trưc

Page 123: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

117

tiếp đến phong tục phập quán, trong đó có văn hóa hôn nhân của người Dao Họ

ở đây. Đặc biệt là nền văn hóa đại chúng đã hình thành và phát triển dưới sư hỗ

trợ và tác động của các phương tiện truyền thông tiên tiến như radio, ti vi, báo

chí... và đặc biệt là sư có mặt của internet với sư hỗ trợ của kỹ thuật điện tử đã

làm cho nền văn hoá đại chúng đã rất phát triển trong giai đoạn hiện nay. Theo

báo cáo của lãnh đạo huyện Bảo Thắng, chi tính đến năm 2000, có tới 13/15 xã

thuộc huyện này đã được dùng điện lưới quốc gia; 15/15 xã thông tin liên lạc

được thông suốt; 7/15 xã có điểm bưu điện văn hoá xã. Từ năm 1997, huyện Bảo

Thắng đã xây dưng xong 3 trạm phát lại truyền hình, 2 trạm truyền thanh ở xã, 1

ở huyện, 7 xã có cụm loa truyền thanh; đến năm 2000, toàn huyện có 13/15 có

hệ thống loa FM, 95% diện tích được phủ sóng phát thanh, 75% được phủ sóng

truyền hình... Đây là một thành công lớn, không chi góp phần nâng cao đời sống

tinh thần của đồng bào các dân tộc trong huyện, trong đó có người Dao Họ, mà

còn nâng cao dần nhận thức của họ về văn hóa hôn nhân, nhất là làm thay đổi về

quan niệm liên quan đến tuổi kết hôn, quyền quyết định kết hôn, hình thức tổ

chức lễ cưới...

Về văn hóa vật thể, các dân tộc ở huyện Bảo Thắng, trong đó có người

người Dao Họ đã tiếp thu nhiều yếu tố mới của người Kinh láng giềng, làm cho

đời sống văn hóa biến đổi nhanh chóng. Như đã trình bày, nhà cửa của đồng bào

là một điển hình của sư thay đổi đó. Ngôi nhà nửa sàn nửa đất truyền thống nay

đã được cải biến cho phù hợp với cuộc sống hiện đại với ngôi nhà trệt đất ([PL4,

ảnh 152] với mái lợp bằng tôn, ngói hoặc tấm pờ rô xi măng thay cho mái bằng

tre nứa bổ đôi lợp theo kiểu ngói âm dương, vách của ngôi nhà không còn là

những tấm liếp được đan bằng thân cây nứa đập dập mà thay vào đó là vách gỗ

hoặc tường xây gạch hay vách nứa nhưng được trát xi măng cát hai mặt... Đơn

giản là do đồng bào đã định cư, cuộc sống ổn định, mặt khác co gianh, lá cọ, tre

nứa, gỗ đang dần khan hiếm và những nguyên liệu này không được bền lâu. Hơn

nữa, mọi vật liệu như xi măng, tấm lợp là những vật liệu có độ bền, chắc chắn,

Page 124: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

118

đep, rất tiện dụng và dễ thi công khi làm nhà, lại được bán nhiều ở nơi họ cư trú.

Ngày nay thậm chí những vùng gần trung tâm kinh tế văn hoá như thị trấn, các

khu nhà máy, xí nghiệp đã xuất hiện loại hình tường xây kiên cố, thậm chí nhiều

nơi đã mọc nên nhiều khu nhà tầng khang trang, hiện đại xây dưng bằng bê tông

cốt thép kiên cố. Đây là yếu tố tạo ra sư thay đổi về vị trí tổ chức các nghi lễ hôn

nhân trong ngôi nhà so với truyền thống, đồng thời góp phần nâng tầm đám cưới

theo xu hướng hiện đại về hình thức cũng như quy mô.

Các dạng thức văn hóa khác như trang phục, ẩm thưc cũng thay đổi. Trang

phục của người Dao Họ đã tiếp thu nhiều chi tiết của yếu tố Âu phục. Hiện nay,

nam giới hầu như mặc Âu phục, kể cả trong các dịp lễ tết, cưới xin... Còn phụ

nữ, hầu hết những người già vẫn mặc bộ truyền thống [PL4, ảnh 153], nhưng lớp

tre thì mặc Âu phục. Ly giải hiện tượng này, đồng bào nói: “Chúng tôi ở nhà

quen mặc quần ao trong làng vì dễ mặc hơn, lại giữ được cai truyên thống của

mình” (Phong vấn bà Ly Thị Luận, 63 tuổi, người Dao Họ ở thôn Khe Mụ, xã

Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai). Nhưng đối với lớp tre: “Chúng chau đi

hoc, đi làm, đi ra ngoài xa hôi phải mặc âu phục vì nó đẹp, gon gàng, không bị

vướng khi hoạt đông và không muốn bị người khac nhìn mình. Chúng chau chỉ

mặc trang phục của dân tôc mình khi tham gia cac hoạt đông trình diễn, giao

lưu văn nghệ nới vê bản sắc của dân tôc mình” (Phong vấn chị Bàn Thị Xuân,

21 tuổi, Dao Họ, thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai).

Tiện nghi sinh hoạt của các gia đình ngày càng hiện đại hơn, bố trí mặt

bằng không gian hợp ly. Nhiều gia đình đã mua sắm bàn ghế salon để tiếp khách,

có kê thêm tủ ly, tủ đưng quần áo, tivi, tủ lạnh, điện thoại bàn, thậm chí có điện

thoại di động, máy vi tính... đặc biệt là những chiếc giường đôi hiện đại đã làm

cho không gian nghi ngơi trong nhà thay đổi hẳn. Một số gia đình lấy chăn nuôi

làm kinh tế đã được Công ty Môi trường Xanh của Sở Nông nghiệp tinh Lào Cai

hỗ trợ xây bể bioga và đun nấu bằng bếp ga [PL4, ảnh 154]. Chẳng hạn như nhà

Page 125: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

119

ông Bàn Văn Hạnh 42 tuổi, người Dao Họ ở thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện

Bảo Thắng đã nuôi hơn mười con lợn thịt, một lợn nái và bốn con trâu. Có thể

nói, yếu tố này có sư ảnh hưởng trưc tiếp đến việc thay đổi văn hóa hôn nhân của

người Dao Họ ở nơi đây.

Ngay trong vấn đề hai vợ chồng xích mích dẫn đến ly hôn thì đã có những

thay đổi rõ rệt khi Luật Hôn nhân và Gia đình có những tác động tới người dân

nơi đây. Song, ẩn chứa trong nó vẫn còn tập quán kèm theo. “Chúng tôi ly hôn

3/2015 nhau được phap luật đồng ý, nhà trai trả lại môt đồng bạc trắng, của cải

không có gì vì vẫn ở chung với bố mẹ chồng, con trai tôi ở với bố chau và tôi

hàng tuần vê thăm con, mỗi thang tôi đóng góp 1.000.000 đồng vào lo cho

chau” (Phong vấn bà Bàn Thị Ngay 33 tuổi, người Dao Họ, thôn Trì Thượng 1,

xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai).

Tuy nhiên, trong quá khứ cũng như hiện tại, ở người Dao Họ huyện Bảo

Thắng, đôi khi sư việc không ai mong muốn về việc ly hôn nhưng vẫn xảy ra

mặc dù không phổ biến. Đặc biệt là từ khi bộ Luật Hôn nhân và Gia đình ra đời,

luật pháp tôn trọng tình yêu đôi lứa, cho phép tư do kết hôn cũng như được phép

ly hôn, nên đã làm cho tình trạng ly hôn có sư xuất hiện và biến đổi ở vùng

người Dao Họ. Trên cơ sở ấy, đã xuất hiện quan niệm mới cho rằng, ly hôn cũng

sẽ là điều tốt đối với những gia đình mà cuộc sống chung đã trở nên không thể

chịu đưng được.

Trong những năm gần đây, nhất là sau thời gian có chính sách mở cửa và

hội nhập, việc thưc hiện nền kinh tế thị trường đã tạo ra những cơ hội mới cho sư

phát triển và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của các gia đình. Đó

cũng là một trong những nguyên nhân làm yếu đi mối quan hệ gia đình, trở thành

nguyên nhân đổ vỡ gia đình, đặc biệt là ở nhóm gia đình tre người Dao nói

chung, người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng nói riêng.

Page 126: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

120

Dưới cơ chế thị trường, các yếu tố trong văn hóa ẩm thưc của người Dao

Họ ở Bảo Thắng đã và đang có sư kết hợp của các món ăn của các dân tộc sống

xung quanh, nhất là của người Kinh. Các món như xôi nếp nương chi xuất hiện

trong dịp lễ tết; món chấm như muối hột với ớt nướng đã thay bằng gia vị, nước

mắm trở thành món phổ biến trong bữa ăn hàng ngày... Đồ uống không chi là

rượu được ủ bằng mem lá, rễ cây thuốc mà thay vào đó là men công nghiệp mua

sẵn, thậm chí có mặt cả rượu Tây, bia, nước giải khát... đã thấy xuất hiện trong

các ngày lễ tết và nhất là trong đám cưới.

Có thể nói, sư xuất hiện mới về nhân tố xã hội là một điều tất yếu, vì văn

hóa vừa là sư bền vững, trường tồn, vừa biến đổi liên tục theo quy luật phát triển

chung của xã hội. Trong khi, huyện Bảo Thắng là một trong những huyện của

tinh Lào Cai có khá nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc lại có

một đặc trưng văn hóa riêng, tạo nên sư phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa.

Vì vậy, các dân tộc ở đây, nhất là các dân tộc cư trú gần với các trung tâm như

thị trấn, thị xã thì mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng qua lại, tác động đến nhau,

luôn tiếp thu những yếu tố mới, thích hợp để tồn tại và phát triển, trong đó có

văn hóa hôn nhân của người Dao Họ ở nơi đây.

3.3.4. Tác động từ sự thay đổi về nhận thức của người Dao Họ

Có thể nói, nguyên nhân chủ quan chủ yếu tập trung vào sư biến đổi nhận

thức của chính bản thân thế hệ tre người Dao Họ về hôn nhân và cưới xin. Trong

thưc tế, vấn đề này được thể hiện rõ nét không chi ở khía cạnh nguyên tắc kết

hôn, tính chất, tuổi kết hôn, tục ở rể... mà còn ở cả việc thưc hiện các nghi lễ,

giản tiện lễ vật dẫn cưới. Theo đó, nếu như trước đây, người Dao Họ ở Bảo

Thắng có xu hướng chủ yếu kết hôn với người trong cộng đồng miễn là không

cùng thờ ma tổ tiên dòng họ. Còn ngày nay, do thay đổi về y thức trong quan

niệm nên việc trai gái người Dao Họ kết hôn với người khác tộc là chuyện bình

thường. Tương tư như vậy, nếu trước kia, quyền quyết định trong hôn nhân của

Page 127: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

121

các bậc cha me được đề cao, thì nay vai trò quyết định của đôi trai gái được đề

cao hơn. Bởi vì, người dân Dao Họ đã dần nhận thức được tác hại của việc ép

duyên. Đặc biệt là, họ cũng biết được tác hại của việc kết hôn sớm sẽ ảnh hưởng

đến sức khoe và có thể bo lỡ nhiều cơ hội, vận may để thay đổi cuộc đời. Vì vậy,

lớp tre người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng giờ đây ngày càng có nhiều người

quan tâm hơn đến việc học hành, nhất là công việc làm ăn của mình khi quyết

định kết hôn.

Trong hôn nhân và cưới xin của người Dao Họ hiện nay, sư biến đổi về

nhận thức còn được thể hiện ở việc tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình, họ hàng

mà tổ chức đám cưới to hay nho, đồ sính lễ nhiều hay vừa đủ so với số bắt buộc

phải có. Trong quá trình điền dã tại các thôn Khe Mụ, Trà Chẩu thuộc xã Sơn

Hà, khi được hoi sau đám cưới, gia đình và cô dâu chú rể thường gánh một

khoản nợ nào không, có một số người Dao Họ đã trả lời rằng: có thể nợ chút ít vì

thương con cái, nhưng một khoản nợ lớn thì hầu như không có. Có thể nói, cuộc

sống của đồng bào tuy đã khá hơn trước, nhưng cũng có gia đình còn gặp nhiều

khó khăn, trong khi để tổ chức các nghi lễ hôn nhân cho con cái với đầy đủ các

nghi thức theo truyền thống thì khá tốn kém. Vì thế, hiện nay do có sư thay đổi

về nhận thức, nên đồng bào đã giản tiện đi một số nghi lễ và lễ vật dẫn cưới, nhà

gái thách cưới tùy theo hoàn cảnh của nhà trai, thậm chí bo qua khâu đánh tiếng,

tổ chức đám cưới ở mỗi bên gia đình chi trong một ngày như đã trình bày...

Tuy nhiên, như nhiều người thừa nhận, văn hóa nói chung, nghi lễ hôn

nhân nói riêng luôn tuân theo quy luật vận động, tiếp thu, ảnh hưởng và biến đổi,

phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thưc tại. Trong quá trình vận động đó, có

những yếu tố truyền thống bị mai một thậm chí mất đi, trái lại, có những yếu mới

du nhập, hòa quyện. Văn hóa hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng

cũng vậy, không nằm ngoài quy luật khách quan đó. Song, phải thừa nhận rằng,

các yếu tố văn hóa mới được hình thành trong hôn nhân thông qua sư biến đổi

Page 128: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

122

không làm mất đi nét đep truyền thống trong văn hóa cổ truyền nói chung, trong

nghi lễ hôn nhân của đồng bào Dao Họ nói riêng. Trái lại, các yếu tố văn hóa

mới đó góp phần làm phong phú thêm bản sắc và giá trị văn hóa của người Dao

Họ nói riêng, của tộc người Dao nói chung.

Rõ ràng, nếu như những nguyên nhân bên ngoài như thể chế chính trị, sư

phát triển kinh tế - xã hội... tạo điều kiện cho sư biến đổi văn hóa hôn nhân của

người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng thì nguyên nhân từ phía chủ thể văn hóa hay

cụ thể hơn là sư lưa chọn của người Dao Họ chính là tiền đề, yếu tố quyết định

đến sư biến đổi trong hôn nhân của họ mà trên đã trình bày.

Tiểu kết chương 3

Từ sau năm 1986 đến nay, văn hóa hôn nhân của người Dao Họ ở huyện

Bảo Thắng, tinh Lào Cai đã có nhiều biến đổi. Đó là những thay đổi về quan

niệm, độ tuổi kết hôn, sư rút ngắn một số nghi lễ, đặc biệt là việc thách cưới đã

không còn nặng nề như trước đây, lễ cưới được tổ chức sang trọng hơn với nhiều

yếu tố mang tính hiện đại kết hợp với truyền thống, gia tăng hôn nhân hỗn hợp

dân tộc. Bên cạnh đó, tập quán ở rể tạm và rể đời và việc cư trú sau lễ cưới cũng

đã có sư thay đổi, thường tùy theo điều kiện của hai bên gia đình và sư lưa chọn

của đôi vợ chồng tre.

Nguyên nhân những sư biến đổi bắt đầu từ những tác động của Luật Hôn

nhân và Gia đình, sư phát triển các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa thông qua

việc thưc hiện đường lối của Đảng, chính sách dân tộc và pháp luật của Đảng và

Nhà nước.

Tuy nhiên, cuộc sống hiện tại của từng gia đình, luôn bị chi phối bởi những

phong tục tập quán riêng của dân tộc mình như: các quan niệm truyền thống về

hôn nhân, về tiêu chuẩn lưa chọn bạn đời, về các hình thức hôn nhân, về vấn đề

Page 129: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

123

cư trú sau hôn nhân và các nghi lễ diễn ra trong quá trình tổ chức đám cưới. Vì

vậy, nhìn nhận về sư biến đổi ở đây là không khó nhưng ly giải và hiểu thấu đáo

về sư thay đổi đó lại là một công việc hết sức khó khăn. Hay nói một cách khác,

những định hướng giá trị về các hiện tượng văn hoá trong lĩnh vưc hôn nhân là

rất khác nhau.

Giống như ở nhiều tộc người, cùng với sư phát triển của khoa học - kỹ

thuật và những tiến bộ về y tế, giáo dục thì các hình thức nghi lễ liên quan đến

hôn nhân, nhất là việc tổ chức đám cưới ở người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng

hiện nay có xu hướng giảm dần về thời gian, nhưng quy mô tổ chức vẫn diễn ra

đầy đủ các thủ tục theo phong tục và hiện đại về hình thức. Tuy nhiên, phạm vi,

mức độ thay đổi giữa các địa bàn, các tầng lớp, lứa tuổi... cũng có sư khác nhau.

Đối với tầng lớp thanh niên, cán bộ, giáo viên, sư thay đổi này diễn ra nhanh

hơn, sâu sắc hơn, còn tầng lớp cao niên lại muốn duy trì và bảo lưu các phong

tục, tập quán truyền thống dân tộc, coi đó là chỗ dưa tinh thần trong đời sống

tâm linh của họ.

Page 130: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

124

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Trong các chương trên, sau khi tổng quan tài liệu, giới hạn các ly thuyết và

giới thiệu điểm nghiên cứu, luận án cũng đã trình bày những nét cơ bản về quan

niệm, nguyên tắc, đặc điểm cũng như các nghi lễ diễn ra trong đám cưới, sư biến

đổi trong hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng tinh Lào Cai, theo các

nội dung được đặt ra trong phần mục đích của luận án. Vì vậy, nội dung chương

này chủ yếu làm rõ thêm những kết quả đạt được trong quá trình thưc hiện đề tài

luận án, đồng thời, bàn luận về vấn đề liên quan.

4.1. Kết quả

Trong quá trình nghiên cứu về văn hóa hôn nhân của người Dao Họ ở

huyện Bảo Thắng tinh Lào Cai, trên cơ sở đánh giá những kết quả có thể khẳng

định rằng cho đến nay, văn hóa hôn nhân của người Dao Họ ở nơi đây vẫn mang

nhiều giá trị của bản sắc tộc người cần được quan tâm bảo tồn và phát huy. Tuy

nhiên, dưới đây chi xin đề cập đến một số giá trị tiêu biểu.

4.1.1. Giá trị nhân văn của hôn nhân

Về mặt ly thuyết, hôn nhân là khởi nguồn hình thành cho một gia đình mới.

Một cuộc hôn nhân tốt đep sẽ tạo dưng được một gia đình tốt, góp phần xây

dưng các mối quan hệ trong gia đình và cộng đồng thôn bản ngày càng tốt đep

hơn. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với người Dao Họ ở huyện Bảo

Thắng, để có một cuộc hôn nhân tốt đep, điều trước tiên là có sư quan tâm của

các bậc cha me kể từ khi con cái họ tìm hiểu nhau và yêu nhau, rồi người khởi

đầu cho việc xe duyên đôi trai gái ấy lại chính là ông bà mối có uy tín trong cộng

đồng, sau đó còn được họ hàng hai bên gia đình chứng kiến và theo dõi tiến trình

thưc hiện các bước và các nghi lễ hôn nhân... Quá trình này, cho đến nay đã trở

Page 131: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

125

thành phong tục tập quán của người Dao Họ nơi đây. Đặc biệt, sau lễ cưới, tức từ

khi đôi tre chính thức trở thành vợ chồng với nhau, ngoài bố me đe hai bên gia

đình và họ hàng còn có ông bà mối là người trưc tiếp đỡ đầu, khuyên dạy họ làm

ăn, hòa giải những xích mích giữa hai vợ chồng nếu có... để làm sao cho cuộc

sống luôn được êm ấm. Rõ ràng, hôn nhân và quá trình thưc hiện các nghi lễ hôn

nhân ở người Dao Họ thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong việc các bậc cha me,

cộng đồng luôn mong muốn tạo dưng được một gia đình mới hòa hợp với cộng

đồng và xã hội, có cuộc sống ổn định và ngày càng phát triển.

Chính vì vậy, hôn nhân của người Dao Họ luôn liên quan chặt chẽ đến nề

nếp trong gia đình của đồng bào, nhất là tính giáo dục, rèn luyện con người từ

khi còn nho tuổi, để mọi người cùng biết yêu thương, biết chăm sóc lẫn nhau,

biết thưc hiện các nghi lễ cũng như phải am hiểu về phong tục tập quán nhằm rèn

luyện mình theo một khuôn phép nhất định mà cộng đồng tộc người mình đã đề

ra và kế thừa qua nhiều thế hệ. Kết quả nghiên cứu tại nhiều địa phương người

Dao Họ ở huyện Bảo Thắng còn cho thấy, đây là một yêu cầu bắt buộc đối với

các gia đình thành viên. Đó là sư bảo toàn, rèn dũa con trai hoặc con rể, con gái

cũng như con dâu của gia đình bất kể bên nội hay bên ngoại, nhằm để hình thành

một gia đình vững chãi: người chồng trở thành trụ cột và chỗ dưa cho vợ và các

con, người vợ chung thuỷ, đảm đang trong việc nội trợ, quán xuyến gia đình,

khéo léo trong việc chăm sóc gia đình và con cái, để gia đình thưc sư trở thành

mái ấm của mỗi con người. Cho đến nay, hầu hết các thôn bản người Dao Họ ở

huyện Bảo Thắng vẫn giữ được tập quán này, do đó, các cuộc hôn nhân của lớp

tre vẫn bền vững.

Hơn nữa, như đã đề cập, quá trình thưc hiện các nghi lễ hôn nhân còn là

yếu tố phản ánh rõ nét cuộc sống thường ngày thông qua các mối quan hệ diễn ra

trong cộng đồng và trong gia đình của người Dao Họ. Đó là mối quan hệ giữa

các thành viên trong mỗi gia đình với nhau, quan hệ giữa các gia đình, quan hệ

Page 132: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

126

giữa gia đình với dòng họ và với cộng đồng thôn bản... Trong hệ thống các mối

quan hệ đó, gia đình thành viên luôn giữ vai trò trung tâm, nhất là mỗi cá nhân

trong gia đình ấy đều phải xác định rõ vị trí của mình trong dòng tộc, trong cộng

đồng thôn bản... nhằm thể hiện đúng mưc qua mối quan hệ và vai trò của mình

để đảm bảo giữ được uy tín của gia đình mình. Từ đó, hình thành nên phong

cách ứng xử mang tính đặc trưng, giàu tình nghĩa giữa con người Dao Họ với

nhau và với cả cộng đồng. Có thể nói, hôn nhân và việc thưc hiện các nghi lễ

hôn nhân của người Dao Họ có giá trị răn dạy con người sống đúng mưc theo

luân thường, đạo ly của cộng đồng.

4.1.2. Giá trị xã hội của hôn nhân

Về giá trị xã hội, qua những kết quả nghiên cứu của luận án đã khẳng định

rằng, xu hướng ngày càng gia tăng các cuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc trong thời

gian gần đây đã và đang làm cho bức tranh quan hệ xã hội trong mỗi gia đình và

cộng đồng người Dao Họ ngày càng trở nên phong phú, đa sắc màu hơn. Đây là

yếu tố góp phần không chi làm phong phú bản sắc văn hóa của người Dao Họ

nói riêng, dân tộc Dao cũng như các dân tộc khác cùng chung sống ở huyện Bảo

Thắng nói chung, mà còn tạo ra sư hòa hợp, xích lại gần nhau về đời sống xã hội

giữa người Dao Họ với các tộc người láng giềng, đặc biệt là với tộc người Kinh.

Hơn nữa, thời gian gần đây, bên cạnh duy trì những giá trị tốt đep mang

tính nhân văn và văn hóa tộc người trong hôn nhân, việc cha me và cộng đồng

tôn trọng hôn nhân tư nguyện của đôi tre, bớt dần đi những đòi hoi không đáng

có, tiết kiệm trong chi tiêu khi thưc hiện các nghi lễ hôn nhân, nhất là tiết kiệm

trong đám cưới của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng cũng là một cách làm cho

chất lượng cuộc sống của đồng bào được nâng cao và bắt kịp với cuộc sống của

thời đại hơn. Để đám cưới của người Dao Họ được độc đáo trên cơ sở giữ được

phong tục xưa mà vẫn văn minh tiến bộ, đó chính là mục đích hiện nay của mỗi

người dân Dao Họ nhằm luôn có hướng vươn tới một nền văn hóa hòa nhập, đặc

Page 133: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

127

biệt là hội nhập xã hội chứ không hòa tan. Đây là y kiến của hầu hết mọi người

dân Dao Họ ở các xã Sơn Hà, Trì Quang, Thái Niên, Lu... thuộc huyện Bảo

Thắng, bất kể người tre hay người già khi được tiến hành phong vấn.

Qua kết quả nghiên cứu còn cho thấy, sư biến đổi trong hôn nhân của người

Dao Họ ở huyện Bảo Thắng hiện nay hoàn toàn phù hợp với tiến trình xây dưng

chế độ mới, nền kinh tế mới, xã hội mới ở nước ta... Vì vậy, việc đáp ứng được

yêu cầu một cuộc hôn nhân phù hợp và tương xứng, vợ chồng hòa thuận..., sẽ

làm cơ sở để xây dưng một gia đình ổn định, hạnh phúc và bền vững, góp phần

cho cộng đồng người Dao Họ nói riêng, xã hội nói chung phát triển ổn định.

4.1.3. Giá trị văn hóa của hôn nhân

Về mặt văn hóa, kết quả nghiên cứu đã chi ra rằng, hôn nhân của người

Dao Họ phản ánh rõ nét về chế độ xã hội tộc người Dao trong lịch sử. Đó là chế

độ hôn nhân phụ hệ, cho đến nay vẫn còn mang tàn dư của chế độ mẫu hệ, được

thể hiện qua tục ở rể, lấy rể đời, khi người cha ở rể đời thì con cái sinh ra có thể

có người mang họ me, đặc biệt là tục lấy cây gậy chặn đường không cho đoàn

đón dâu đưa cô dâu đi về nhà trai... Tuy nhiên, trong xã hội đương đại, gia đình

người Dao Họ là gia đình phụ quyền gia trưởng rõ nét. Cụ thể là trong gia đình,

huyết thống được tính theo dòng cha, con cái mang họ cha và quyền lưc thuộc về

người cha..., vì vậy, vai trò người chủ gia đình đối với các thành viên khác là rất

lớn. Đây cũng chính là yếu tố liên quan trưc tiếp đến sư biến đổi đặc điểm hôn

nhân hiện nay so với trước năm 1986 của người Dao Họ, thể hiện ở chỗ là đa số

các cuộc hôn nhân đều thưc hiện cưới vợ về nhà chồng, chi trong trường hợp nhà

gái không có con trai mới yêu cầu lấy rể đời để có người nối dõi tông đường.

Đây là yếu tố khá tương đồng trong văn hóa hôn nhân của người Dao Họ ở

huyện Bảo Thắng so với một số nhóm Dao khác như Dao Tiền chẳng hạn.

Hôn nhân của người Dao Họ thể hiện tính cộng đồng tộc người trong các

mối quan hệ khác nhau. Đó là sư tham gia của nhiều thành phần vào quá trình

Page 134: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

128

thưc hiện các bước hôn lễ, bao gồm: người làm mối, hai gia đình nhà trai và nhà

gái, hai họ nội và ngoại, thầy cúng, những gia đình hàng xóm trong làng bản, bạn

bè của bố me và của cô dâu, chú rể... Chính vì thế, việc thưc hành các nghi lễ

hôn nhân, nhất là trong đám cưới không chi là nơi giao lưu, mà còn thể hiện tình

cảm của cộng đồng thôn bản, của dòng họ, của gia đình hai bên và của mỗi cá

nhân... Ngoài ra, các thành viên tham gia thưc hiện các nghi lễ hôn nhân trong

đám cưới một cách nhiệt tình, có trách nhiệm, vui ve... cũng thể hiện nét đep văn

hóa của tinh thần đoàn kết, sư tương trợ, giúp đỡ nhau bằng cả vật chất lẫn tinh

thần đối với gia đình và họ hàng khi có lễ cưới. Chưa kể đến đám cưới trước

đây, những người là ông bà mối của nhà trai còn phải hát đối đáp với bên nhà

gái, bất kể lễ cưới ở bên nhà gái hay ở bên nhà trai sau khi ăn uống xong thanh

niên nam nữ, các cụ già đều tổ chức hát đối đáp với nhau mừng đám cưới...

Bên cạnh đó, việc thưc hiện các nguyên tắc, nghi lễ... liên quan đến hôn

nhân của người Dao Họ còn biểu hiện sư giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá

trị văn hóa của người Dao Họ dưới các dạng thức văn hóa vật thể và phi vật thể.

Đó là các giá trị liên quan đến ẩm thưc, trang phục truyền thống, nhà ở, văn học

nghệ thuật, tri thức dân gian... đặc biệt là các làn điệu dân ca, bài hát đối đáp

diễn ra trong các đám cưới. Hơn nữa, những biến đổi trong hôn nhân của người

Dao Họ trong thời gian gần đây, nhất là tình trạng hôn nhân hỗn hợp dân tộc còn

mang đến cho hôn nhân của đồng bào trở nên phong phú thêm về sắc thái văn

hóa không chi trong việc tiến hành các nghi lễ, hình thức đám cưới... mà cả trong

cuộc sống của đôi vợ chồng tre sau này.

4.1.4. Giá trị tín ngưỡng

Giống như hôn nhân ở một số tộc người khác, hôn nhân ở người Dao Họ là

một trong những nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người Dao, không chi thể hiện

mà còn thông qua nhiều yếu tố tín ngưỡng dân gian tộc người Dao. Trong đó, thể

hiện rõ nét các quan niệm dân gian của đồng bào về vạn vật hữu linh, tức mọi vật

Page 135: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

129

đều có linh hồn, xung quanh con người chỗ nào cũng có ma. Trong đó, các loại

ma lành thường phù hộ cho con người như tam đại, ma thổ địa, ma bếp... ngược

lại, các ma xấu như ma sông, ma suối, ma rừng... thường làm hại người sống. Để

phòng tránh ma làm hại khi thức hiện các nghi lễ hôn nhân, người Dao Họ

thường làm lễ cúng tam đại để được phù hộ, cho tiền ma sông ma suối khi đón

dâu đi qua cầu qua suối, dưa vào các hiện tượng tư nhiên để dư báo điềm xấu

hay lành khi đi thưc hiện các nghi lễ, kể cả bói chân gà xem kết quả tốt hay

xấu... Có thể nói, rất nhiều vấn đề liên quan đến việc thưc hiện các nghi lễ trong

hôn nhân của người Dao Họ đều thể hiện đặc điểm tín ngưỡng đa thần của đồng

bào. Những giá trị tín ngưỡng mang tính dân gian như thờ cúng tam đại ở các gia

đình nhà trai và nhà gái kể cả cúng ở nhà thầy cúng, lễ gắn kết đôi vợ chồng tre

với nhau tức lễ tơ hồng... có vai trò không chi tạo niềm tin cho con người về sư

phù hộ của tổ tiên và các loại ma lành, mà còn thể hiện việc “uống nước nhớ

nguồn” của người sống đối với những người đã khuất cũng như với các thần linh

giáng phúc.

Bên cạnh đó, thông qua các nghi lễ trong hôn nhân còn biết được thế giới

quan dân gian của người Dao Họ bao gồm thế giới người sống, thế giới tổ tiên,

thế giới của hà bá và ma sông ma suối... Đây là yếu tố không chi giúp duy trì các

nghi lễ trong hôn nhân của người Dao Họ, mà còn là cái hồn của việc thưc hiện

các nghi lễ ấy. Đồng thời, góp phần không nho trong việc lưu giữ các đặc điểm

mang tính bản sắc của văn hóa hôn nhân cùng với các giá trị của nó ở trong cộng

đồng người Dao Họ, tuy hôn nhân hiện nay đang có sư biến đổi trước những tác

động của nhiều nguyên nhân.

Ngoài ra, giá trị tín ngưỡng trong hôn nhân của người Dao Họ còn thể hiện

ở việc gắn kết các mối quan hệ đoàn kết trong gia đình, dòng họ và những người

có liên quan. Trên cơ sở thưc hiện các nghi lễ từ khi đánh tiếng, xin lộc mệnh

của cô gái... đến lễ cưới ở hai bên gia đình. Chưa kể đến tình trạng trợ giúp nhau

Page 136: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

130

giữa các gia đình trong dòng họ và trong cộng đồng dân cư đổi với gia đình có

hôn nhân để đảm bảo việc thưc hiện các nghi lễ diễn ra xuôn se, đúng theo tập

quán tộc người. Hơn nữa, giá trị tín ngưỡng trong hôn nhân ở người Dao Họ còn

biểu hiện rõ nét khi trưc tiếp hoặc gián tiếp gắn kết đôi bạn tre với các bậc cha

me cùng với những người thân trong gia đình và dòng họ trên cơ sở thưc hiện

các nghi lễ dù dưới hình thức truyền thống hay đã biến đổi. Thông qua đó đã góp

phần củng cố tính bền vững hơn cho cuộc sống của đôi vợ chồng tre kể từ khi

mới cưới.

Về nhận định chung, có thể nói, các kết quả đạt được trong quá trình thưc

hiện đề tài luận án đã chi ra rằng, các nguyên tắc, đặc điểm, những nghi lễ truyền

thống và sư biến đổi hiện nay trong văn hóa hôn nhân của người Dao Họ ở

huyện Bảo Thắng cũng như những quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia

đình và cộng đồng khi thưc hiện các nghi lễ hôn nhân... luôn chứa đưng trong nó

những quan niệm về thế giới quan tộc người, là những sợi dây ràng buộc con

người với nhau... không chi thể hiện được tính nhân văn, đặc điểm văn hóa tộc

người và có giá trị xã hội sâu sắc, mà còn từng bước tạo thêm sức mạnh cho

cộng đồng người Dao Họ ngày càng có cơ hội tiếp thu nhiều yếu tố mới từ bên

ngoài, từng bước hòa nhập với các tộc người láng giềng để tồn tại và phát triển

ngày càng ổn định hơn.

4.2. Bàn luận

4.2.1. Tác động của Luật Hôn nhân và Gia đình, pháp luật của Nhà

nước tới nhận thức của người dân Dao Họ

Qua nghiên cứu thưc tiễn về những biến đổi trong hôn nhân của người Dao

Họ ở huyện Bảo Thắng trong thời gian gần đây và so sánh với sư tác động từ

Luật Hôn nhân và Gia đình của Nhà nước ta có thể bàn luận về những ưu điểm

và hạn chế như sau:

Page 137: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

131

Thứ nhất, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã có những bổ sung về

việc khuyến khích đồng bào các dân tộc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền

thống, phong tục tập quán tốt đep và phù hợp, thể hiện bản sắc riêng của từng

dân tộc, trên cơ sở từng bước xóa bo các yếu tố không còn phù hợp trong hôn

nhân và gia đình. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, mà trình độ nhận thức cũng

như trình độ dân trí của đa số bà con người Dao Họ ở những nơi vùng sâu thuộc

huyện Bảo Thắng hiện nay còn hạn chế. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, đại bộ

phận người dân Dao Họ ở nơi đây còn thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc có hiểu

nhưng không chính xác, vì thế, dẫn đến tình trạng hiệu quả thưc hiện pháp luật

chưa cao, trong đó có việc thưc hiện Luật Hôn nhân và Gia đình. Ngay trong

việc đăng ky kết hôn, nhiều đôi vợ chồng tre chi tiến hành đăng ky kết hôn khi đi

làm giấy khai sinh cho con đầu lòng, thậm chí có trường hợp con đến tuổi đi học

mới làm giấy khai sinh và đăng ky kết hôn, việc thách cưới cũng vậy, hầu như

chi chịu sư tác động bởi quy ước nếp sống mới của cộng đồng thôn bản, pháp

luật mà chưa thưc sư phát huy được vai trò. Trong khi người dân Dao Họ cho

đến nay tuy đã có nhiều thay đổi về mặt tích cưc nhưng vẫn tuân thủ theo tập

quán mà thưc hiện các nghi lễ liên quan đến hôn nhân.

Có thể nói, Đảng và Nhà nước, nhất là chính quyền và các đoàn thể ở địa

phương cần tăng cường giáo dục, vận động và tuyên truyền về pháp luật và việc

thưc hiện pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình cho người dân ở mọi

nơi, nhất là ở những nơi thuộc vùng sâu, giúp đồng bào nâng cao kiến thức, sư

hiểu biết sâu rộng hơn về pháp luật. Đồng thời, có những biện pháp thích hợp

hơn trong việc vận động bà con tích cưc thưc hiện quy chế về nếp sống mới

trong cưới xin cũng như trong lễ hội, giỗ chạp, tang ma, về thưc hành tiết kiệm

vật chất cũng như thời gian; Khuyến khích đồng bào dân tộc, học sinh, công

nhân viên chức mặc trang phục của dân tộc mình trong những ngày lễ quan

trọng, nhất là trong lễ cưới, lễ tang. Việc xây dưng quy ước thôn bản, xây dưng

đời sống văn hóa cộng đồng thôn bản, cần tham khảo các luật tục cũng như

Page 138: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

132

phong tục tập quán của mỗi dân tộc để khai thác và bảo tồn những giá trị tiến bộ,

loại bo những tập tục không còn phù hợp.

Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động của các đoàn thể ở địa phương như Đoàn

Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân trên cơ sở xây dưng các mô hình điểm

tại một số thôn bản ở miền núi với các nội dung hoạt động thiết thưc, nhằm tăng

cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục người dân, đặc biệt là thanh,

thiếu niên, hiểu rõ tầm quan trọng của việc thưc hiện Luật Hôn nhân và Gia đình,

thưc hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước.

Muốn cuộc vận động đạt được hiệu quả tốt, cần trang bị cho họ có những hiểu

biết cơ bản về độ tuổi kết hôn theo pháp luật, về sức khoe sinh sản vị thành niên,

tác hại của việc kết hôn sớm... Bên cạnh đó, nhằm tránh việc tổ chức lễ cưới do

có thai ngoài y muốn, các đoàn thể cần có trách nhiệm trong việc mở rộng mạng

lưới y tế có chất lượng và phù hợp với thưc tiễn từng thôn bản, khuyến khích

người dân sử dụng đa dạng các biện pháp tránh thai, đặc biệt là lớp tre người

Dao Họ ở các bản làng heo hút, khó tiếp cận với các thông tin đại chúng cũng

như các dịch vụ chăm sóc sức khoe.

Thứ ba, từ thưc tế nghiên cứu về hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo

Thắng nói riêng và đồng bào người Dao nói chung, để có đời sống văn hóa, tinh

thần rất phong phú thì các cấp, các ngành và đoàn thể ở địa phương cần tích cưc

hơn nữa trong việc tuyên truyền và hướng dẫn người dân các tộc người thiểu số

thưc hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kể cả

trong việc cưới, việc tang, việc xây dưng gia đình lành mạnh hạnh phúc... Đồng

thời, tuyền truyền giáo dục về truyền thống lịch sử của địa phương của dân tộc

để đồng bào luôn tin tưởng và trung thành với sư lãnh đạo của Đảng, chính

quyền và các cấp các ngành ở địa phương, tích cưc tham gia xây dưng quê

hương ngày càng giàu đep.

Page 139: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

133

4.2.2. Phát huy những tích cực và hạn chế các tiêu cực trong hôn nhân

của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng

Trên cơ sở kết quả thưc hiện đề tài luận án, vấn đề đang đặt ra là làm thế

nào để nhận diện và phát huy các yếu tố tích cưc, hạn chế những tiêu cưc trong

hôn nhân của người Dao Họ. Có thể nói, đây là vấn đề khá ly thú nhưng cũng

không thể giải quyết một sớm một chiều, bởi có một số phong tục tập quán hiện

tại được coi là không phù hợp với cuộc sống mới, nhưng về lâu dài lại là bản sắc

tộc người, cần được gìn giữ. Do vậy, y kiến của chúng tôi trong việc giải quyết

vấn đề này ở dưới đây chi mang tính tương đối.

- Ở giai đoạn trước đam cưới, hôn nhân của người Dao Họ ở Bảo Thắng

còn bộc lộ một số tồn tại, nhất là việc cha me “đặt đâu con ngồi đó” đã dẫn đến

đôi bạn tre gặp không ít khó khăn trong cuộc sống sau đám cưới. Đó là việc đôi

bạn tre tuy được tư do tìm hiểu và đi tới cuộc hôn nhân, nhưng quyền quyết định

lại do bố me, bởi những quan niệm kiêng kỵ và một phần là do tập quán xem

tuổi, việc thưc hiện các bước của nghi lễ hôn nhân. Thậm chí, tuổi đôi tre hợp

nhau nhưng trên đường đi hoặc khi nằm ngủ mơ gặp điềm xấu thì người ta sẵn

sàng từ bo đám đó để đi tìm hiểu đám khác... Phải chăng do phong tục tập quán

kiêng kỵ đã ngầm chia cắt tình duyên đôi tre, mặc dù họ rất yêu nhau. Vấn đề

này, không ít người Dao Họ ở nơi vùng sâu vẫn còn duy trì, song cũng đã không

còn nặng nề so với trước năm 1986, tức chi trong trường hợp thường xuyên gặp

điềm xấu, không thể hóa giải được thì người ta mới bo đám này đi tìm đám khác.

Theo đồng bào, thưc hiện các bước nghi lễ hôn nhân cùng với những kiêng kỵ có

y nghĩa củng cố sư bền vững của đôi vợ chồng tre sau này. Đây cũng là một vấn

đề cần được nghiên cứu thêm.

Đối với các nghi lễ trước đám cưới, ngày nay tuy có rút gọn hơn bằng cách

gộp các nghi lễ đánh tiếng và so tuổi trong cùng một ngày, nhưng về mặt hình

thức vẫn phải diễn ra đầy đủ, do vậy đã gây ra sư khó khăn trong việc chuẩn bị

Page 140: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

134

cũng như thời gian thưc hiện. Như đã đề cập, trước, trong và sau các nghi lễ nếu

gặp các điềm không may mắn, chủ nhà có thể nhờ thầy cúng làm phép giải trừ

các điềm xấu đó để cho các nghi lễ và đám cưới vẫn có thể diễn ra bình thường

theo như ước vọng của đôi tre và của hai bên gia đình. Rõ ràng, việc làm này đã

có sư biến đổi nhưng vẫn giữ được giá trị truyền thống, do đó mang yếu tố tích

cưc, cần được phát huy.

- Đối với lễ cưới, trước đây diễn ra ở cả hai bên gia đình với thời gian vài

ba ngày nên gây ra sư tốn kém, lãng phí cho gia đình về tiền bạc cũng như thời

gian làm bao nhiêu mâm cỗ. Thưc phẩm được chuẩn bị cho ngày đại lễ mà

không có cách bảo quản thường dẫn tới bị hư hong. Phần thịt lợn dành cho thầy

cúng, ông mối chính, mối phụ và các thành viên trong đoàn đưa đón dâu phải sau

khi kết thúc lễ cưới mới hậu tạ, trong khi lợn đã mổ từ hôm trước ngày cưới nên

không đảm bảo chất lượng. Để khắc phục, ngày nay có dịch vụ cho thuê bàn ghế,

bát đũa, phông bạt, loa đài và đã có thêm tủ đông lạnh bảo quản, máy phát điện...

nên việc bảo quản thưc phẩm đã tốt hơn, thậm chí còn có cả giấy nilon bọc đĩa

thức ăn khi bày trên bàn chờ khách đến.

Trong khi đó, hiện nay do đời sống kinh tế phát triển, xã hội thay đổi từng

ngày, cuộc sống dần nâng cao, do vậy trong các đám cưới của người Dao Họ

diễn ra gần đây, việc chụp ảnh tại studio, làm video khá phổ biến, có những đám

cưới còn mời cả ban nhạc sống, MC dẫn chương trình, rồi tổ chức hát karaoke,

nhảy múa theo phong cách hiện đại vào buổi tối hôm trước và lúc cô dâu, chú rể

có mặt... Vì vậy, các làn điệu hát giao duyên truyền thống đang dần bị mờ nhạt

dần, các bài hát trong nghi lễ tuy vẫn tồn tại nhưng bị rút gọn đi. Trước đây dù

cho nhà gái ở xa hay gần thì việc đón dâu phải trong hai ngày một đêm, nhưng

nay chi diễn ra trong một ngày nên các bài hát về cơ bản chi được hát vào những

lúc có nghi lễ. Thay vì đi bộ đón dâu như trước kia, nay hầu hết đi bằng xe máy,

một số gia đình có điều kiện thì thuê ô tô... Nhìn chung, đám cưới hiện nay cũng

Page 141: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

135

tốn kém không ít so với trước kia, thậm chí lãng phí hơn nhiều nếu có sư tranh

đua giữa các gia đình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để cải biến và duy

trì được các bài hát truyền thống diễn ra trong dịp cưới của người Dao Họ.

- Lễ lại mặt, trước đây sau lễ cưới một ngày, gia đình nhà trai thông báo

cho nhà gái biết để cử người đi cùng cô dâu chú rể mang lễ vật sang làm lễ lại

mặt. Còn hiện nay, lễ lại mặt được diễn ra ngay ngày hôm sau thì cũng đã có sư

giảm tiện về mặt thời gian để cho đôi vợ chồng tre còn đi làm. Rõ ràng, sư biến

đổi này là điểm tích cưc mà không khác biệt nhiều so với truyền thống, do vậy

cần được phát huy.

Ngoài ra, trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay, phương tiện đi lại, điện

thoại liên hệ, quà cáp cho đoàn đón dâu, ông mối, thầy cúng... cũng là một vấn

đề, nếu không có những quy định cụ thể từ phía cộng đồng và các cấp các ngành

ở địa phương. Bởi vì, vấn đề này nếu phát triển theo hướng thương mại hóa thì

sẽ lại càng tốn kém so với truyền thống trước năm 1986.

Nhìn chung, quan niệm hôn nhân hiện nay tuy đã có phần tiến bộ hơn so

với trước năm 1986, nhưng tính chất mua bán vẫn đang tồn tại như việc cân đo,

đong đếm lễ vật dẫn cưới khi đoàn nhà trai mang đến, nhất là 2 đồng bạc trắng

phải dùng cân tiểu ly để kiểm tra [PL4, ảnh 69, 70], nếu không đủ thì nhà trai sẽ

mang tiếng là keo kiệt không nghiêm túc, thậm chí nhà gái còn không chấp nhận,

gây khó dễ cho nhà trai. Điều này tuy không phù hợp với quan niệm hôn nhân

cởi mở trong cuộc sống hiện nay, song cũng cần khẳng định rằng, về lâu dài thì

tập quán duy trì việc sử dụng bạc trắng là bản sắc tộc người, thể hiện sư lưu giữ

và trao truyền đồ trang sức bằng bạc trắng và bạc trắng từ thế hệ này sang thế hệ

khác trong cộng đồng người Dao Họ nói riêng, tộc người Dao nói chung. Phải

chăng, chính quyền và các đoàn thể ở địa phương cần quan tâm và có những quy

định cụ thể về vấn đề này.

Page 142: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

136

Như đã trình bày, sư mai một các hình thức hát giao duyên trong đám cưới

thì việc thêm các yếu tố mới trong văn hóa đương đại là tất yếu, song chính đó sẽ

dần làm mất đi những yếu tố cổ truyền trong lễ cưới của người Dao Họ, do đó

cần phải có biện pháp khả thi để lưu giữ bản sắc tộc người, tránh sư du nhập các

loại văn hóa ngoại lai không lành mạnh.

4.2.3. Xu hướng biến đổi trong hôn nhân của người Dao Họ

Quan niệm về việc cha me dưng vợ, gả chồng cho con dù đã ăn sâu vào tâm

trí của mỗi cá nhân trong cộng đồng người Dao Họ, nhất là đối với lớp người

trung niên, người già. Tuy nhiên, ngày nay lớp tre hầu hết lớn lên được đi học,

giao lưu với bạn bè, đi làm công nhân trong các công ty hoặc nhà máy và một số

ít thì làm công chức nhà nước... Chính vì vậy mà quan niệm, đối tượng, độ tuổi

để lập gia đình ở lớp tre cũng đã khác biệt so với cha ông của mình. “Ít nhất

cũng phải 25 tuổi chau mới lập gia đình, vì lúc đó hoc xong và công việc mới ổn

định. Chau thich lấy người ngoài làng và có hoc thức như chau và quan trong là

có công ăn việc làm ổn định, biết chăm lo gia đình” (Phong vấn chị Bàn Thị

Hoa, 21 tuổi, người Dao Họ ở thôn Khe Mụ, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai,

đang theo học năm thứ 2 tại Khoa Di sản Văn Hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà

Nội). Có thể nói, đây là xu hướng biến đổi trong quan niệm về hôn nhân và độ

tuổi kết hôn... để sao cho phù hợp với cuộc sống ngày càng phát triển, dân trí

ngày càng cao hơn.

Hình thức liên lạc để tổ chức nghi lễ hôn nhân cũng đang từng bước biến

đổi rõ nét, chẳng hạn như việc sử dụng điện thoại để hai gia đình cùng trao đổi

thảo luận (nếu hai nhà ở xa nhau) về giờ giấc cũng như cách thức tổ chức nghi

lễ. Hiện nay, các nghi lễ đã rút gọn, không còn kéo dài như trước, việc đi lại hầu

như hoàn toàn bằng xe máy, ô tô. Đặc biệt, ngày hôm tổ chức lễ cưới hầu hết các

đám cưới đều có phông, rạp, loa đài, chụp ảnh... Bên cạnh đó, đồng bào vẫn giữ

được nhiều yếu tố truyền thống trong việc đưa đón dâu, có ông bà mối, cô dâu

Page 143: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

137

mặc bộ truyền thống khi đi về nhà chồng, cô dâu chú rể lễ trước gia tiên ở cả hai

gia đình, làm lễ hợp cẩm, có thầy cúng lo các nghi thức giải hạn cho cô dâu chú

rể... Đây là xu hướng chung của sư biến đổi đối với đám cưới và là điều đáng

mừng về những sư thay đổi trong hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo

Thắng, bởi vì lễ cưới đã diễn tiến theo hướng tiến bộ, tích cưc cả về phương diện

vật chất và tinh thần. Điều đó cũng cho thấy rằng, chính người dân Dao Họ ở nơi

đây đã nhanh nhạy, biết tiếp thu những cái mới, thích sư văn minh tiến bộ,

nhưng cũng luôn biết trân trọng giữ gìn những y nghĩa tinh thần và bản sắc văn

hóa tộc người.

Việc kết hôn giữa lớp tre người Dao nói chung và người Dao Họ ở huyện

Bảo Thắng nói riêng với người thuộc tộc người khác sinh sống đan xen ngày một

gia tăng, đã phản ánh được sư giao thoa mở theo chiều hướng tích cưc. Đây cũng

là xu hướng chung của lớp tre người Dao Họ hiện nay trong việc tư do tìm hiểu

bạn đời là người cùng dân tộc hoặc khác dân tộc và quyết định việc kết hôn của

mình theo Luật Hôn nhân và Gia đình của Nhà nước, đồng thời, thể hiện được sư

hòa nhập của lớp tre người Dao Họ với lớp tre của các tộc người láng giềng.

Nhìn chung, xu hướng này là tất yếu và sẽ gia tăng.

4.2.4. Một số kiến nghị

Bản sắc văn hóa của mỗi tộc người luôn là tài sản quy giá có một không

hai, đo đó cần được tôn trọng, giữ gìn và phát huy trong bối cảnh hội nhập hiện

nay. Văn hóa hôn nhân của người Dao nói chung và của người Dao Họ ở huyện

Bảo Thắng nói riêng đã thưc sư đóng góp tích cưc vào sư đa dạng, phong phú và

độc đáo của văn hóa đa tộc người ở Việt Nam.

Tuy nhiên, việc đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy

các giá trị văn hóa của tộc người Dao nói chung của người Dao Họ nói riêng cần

phải phù hợp với những chủ chương, chiến lược, chính sách dân tộc của Đảng và

Nhà Nước ta, đặc biệt là phải phù hợp và đáp ứng được nguyện vọng của cộng

Page 144: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

138

đồng người Dao. Đây là một trong những quan điểm chung cho việc bảo tồn và

phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam, trong đó

có việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tộc người liên quan đến hôn

nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng. Qua nghiên cứu về hôn nhân của

người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, chúng tôi nhận thấy rằng, trong xu thế hội

nhập và phát triển kinh tế hiện nay, vấn đề đặt ra là việc bảo tồn và gìn giữ

những nguyên tắc, nghi lễ hôn nhân truyền thống tốt đep của người Dao Họ nơi

đây. Những nghi thức và nguyên tắc này cũng rất cần thiết phải được biến đổi

cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mới. Tuy nhiên, có thể khẳng định

rằng, hiện nay và trong tương lai gần, hai yếu tố văn hóa truyền thống và hiện tại

sẽ cùng tồn tại, đan xen và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Vấn đề là làm thế

nào để vừa bảo tồn được những giá trị hôn nhân truyền thống tốt đep của người

Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, nhưng vẫn có thể tiếp nhận một cách có chọn lọc

những yếu tố văn hóa mới. Dưới đây là một số kiến nghị từ kết quả nghiên cứu

của luận án:

- Môt là, trước mắt, các cấp các ngành ở địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa

cho sư nghiệp xây dưng và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng cao theo hướng đa

dạng ngành nghề, đa dạng hóa các hoạt động sản xuất. Trong bối cảnh hiện nay,

kinh tế của đồng bào Dao Họ cũng như các tộc người thiểu số láng giềng đều

phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước. Trong khi đó,

người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống

với kỹ thuật và chất lượng cao như nghề dệt, thêu, đan lát... mà từ lâu đã được

nhiều dân tộc khác đánh giá là bền, tốt. Vì vậy, cần phải đầu tư thích đáng vào

thế mạnh sẵn có và sức lao động trong những ngày nông nhàn của đồng bào. Bên

cạnh đó, người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng biết chăm sóc và yêu quy vật nuôi

như gia súc, gia cầm, cá... Các con vật được họ nuôi đều béo tốt, có chất lượng

cao. Tuy nhiên cho đến nay, họ vẫn chưa nhận thức được tiềm năng kinh tế từ

việc chăn nuôi, nên những vật nuôi của họ vẫn chủ yếu dùng cho mục đích nghi

Page 145: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

139

lễ, phong tục, tín ngưỡng là chính, họ ít nghĩ đến và cũng chưa được dạy hay tập

huấn nâng cao kiến thức để làm giàu từ chăn nuôi, mặc dù khuyến nông khuyến

lâm đã phát triển đến tận xã.

- Hai là, trong quá trình thưc hiện sư nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã

hội phải biết kết hợp hài hòa với việc phát huy những di sản truyền thống tốt đep

của dân tộc, trên cơ sở đẩy mạnh giao lưu với các dân tộc anh em để làm giàu

thêm cho văn hóa của người Dao nói chung, của người Dao Họ nói riêng. Muốn

vậy, phải có những chính sách và cơ chế thiết thưc để vận động, giáo dục,

khuyến khích đồng bào giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đep, trong

đó có văn hóa hôn nhân như: sử dụng trang phục truyền thống; duy trì những lễ

nghi tốt đep trong đám cưới; tạo ra phong trào truyền dạy các câu hát, dân ca,

những lời răn dạy và những truyền thống tốt đep trong hôn nhân cho thế hệ sau;

tiếp tục giữ vững mối quan hệ hòa thuận, đoàn kết, yêu thương, tương trợ lẫn

nhau giữa các thành viên trong gia đình và trong dòng họ và cộng đồng thôn bản

không chi lao động sản xuất và đời sống xã hội mà cả trong việc thưc hiện các

nghi lễ hệ trọng của mỗi gia đình.

- Ba là, Nhà nước cần có chiến lược đầu tư thoa đáng trong công tác xây

dưng chương trình về các thông tin để tuyên truyền, xuất bản các ấn phẩm văn

hóa, các chương trình phát thanh, truyền hình, phim, ca nhạc bằng tiếng dân tộc

thiểu số, trong đó có tiếng Dao để hạn chế việc đồng bào xem đài của nước

ngoài (như đài truyền hình Lào, Thái Lan, Trung Quốc...). Chú trọng tăng cường

cho việc truyền thông vận động phù hợp với đồng bào. Ưu tiên phương pháp

truyền thông theo nhóm nho, những ấn phẩm truyền thông có hình ảnh, lồng

ghép tổ chức phổ biến những tác hại của các mặt tiêu cưc trong hôn nhân như:

cận huyết, thách cưới cao đã dẫn đến nạn tảo hôn, đe dày, đe nhiều. Các biện

pháp chăm sóc sức khoe sinh sản, sinh đe ở tuổi vị thành niên có nguy cơ tác hại

như thế nào đến sức khoe của bà me và tre em... Trong các cuộc họp thôn bản

Page 146: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

140

cũng cần tăng cường phổ biến những kiến thức này và nhất là kiến thức về Luật

Hôn nhân và Gia đình của Nhà nước nhằm xây dưng nếp sống văn hóa mới xây

dưng gia đình văn hóa, xây dưng bản làng văn hóa mới. Để thưc hiện tốt những

vấn đề đó cần có sư chung tay, góp sức và phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ

quan, ban ngành, đoàn thể như hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên, hội Nông dân, hội

Cưu chiến binh... Ngoài ra, cần có những đợt tập huấn cho các già làng, trưởng

bản hiểu về Luật Hôn nhân và Gia đình để từ đó có sư lồng ghép tuyên truyền

trong các buổi sinh hoạt chung của làng, bản. Bên cạnh đó, phải tạo cơ hội cho

phụ nữ và các em gái có quyền tham gia các hoạt động xã hội và học tập. Chú

trọng việc xóa nạn mù chữ và tái mù chữ ở phụ nữ, tạo cho họ cơ hội để giải

phóng sư phụ thuộc về trí lưc, để họ biết y thức về bản thân mình phải vươn lên,

biết có nhu cầu về việc sinh đe có kế hoạch, cũng như các vấn đề khác liên quan

đến sư tiến bộ của phụ nữ.

- Bốn là, việc thưc thi Luật Hôn nhân và Gia đình ở vùng đồng bào dân tộc

thiểu số nói chung, trong đó có người Dao Họ cũng cần được thưc hiện một cách

thích hợp, phù hợp và uyển chuyển với điều kiện cụ thể và trình độ nhận thức

của đồng bào, tránh áp dụng những biện pháp cưỡng chế, áp đặt và nóng vội,

chạy theo thành tích. Mọi biện pháp hành chính, mệnh lệnh cứng nhắc, không

tính đến tính đa dạng tộc người, trình độ phát triển dân tộc... đều có thể dẫn đến

những kết quả không mong đợi. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều hiện tượng mới

trong xã hội nảy sinh, có cái tốt, cái tiên tiến phù hợp với sư phát triển của xã hội

và sư mong đợi của đồng bào, nhưng cũng có cái tiêu cưc tác động đến suy nghĩ,

hành động của đồng bào mà gây ra sư xáo trộn trong đời sống. Vì vậy, nếu quá

nóng vội, chủ quan duy y trí sẽ dễ dẫn đến mắc sai lầm, cái cần giữ lại không

giữ, cái đáng bo thì lại giữ, gây bất lợi cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị

văn hóa truyền thống của đồng bào, trong đó có các giá trị văn hóa hôn nhân.

Bên cạnh đó, việc phổ biến và tiếp thu những yếu tố mới, tiến bộ cũng cần phải

Page 147: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

141

có thời gian và phù hợp với sư chuyển biến trong nhận thức của đại đa số người

dân ở mỗi địa phương vùng thập hay vùng sâu vùng xa...

Tiểu kết chương 4

Kết quả nghiên cứu về hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng

thuộc tinh Lào Cai đã khẳng định rằng, về truyền thống và cho đến nay đồng bào

Dao Họ luôn thưc hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, trên nguyên tắc cơ

bản là hôn nhân ngoài dòng họ, hôn nhân cùng nhóm dân tộc và khác dân tộc.

Từ sau năm 1986, quan niệm lưa chọn bạn đời đã có sư thay đổi ít nhiều, nên

hiện nay rất ít trường hợp “bố me đặt đâu con ngồi đó”. Tuy nhiên, quyền quyết

định cuối cùng của việc kết hôn vẫn do bố me và một phần không nho còn do tập

quán kiêng kỵ.

Ngày nay, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 của Nhà nước Việt Nam đã

được bà con người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng tiếp thu và thưc hiện một cách

khá nghiêm túc, do vậy, tình trạng dưng vợ gả chồng trước tuổi mà luật không

cho phép đã giảm đi rõ rệt trong những năm gần đây. Tình trạng cư trú đan xen

cùng với sư giao lưu về nhiều mặt, nhất là do nền kinh tế phát triển giữa các

vùng và các miền... đã thúc đầy tình trạng hôn nhân hỗn hợp dân tộc giữa người

Dao Họ với tộc người láng giềng và càng ngày có xu hướng tăng lên. Đây là một

trong những yếu tố tạo đã và ra những biến đổi nhanh hơn trong văn hóa hôn

nhân của đồng bào Dao Họ, tạo ra bức tranh đa sắc màu về dân tộc ở trên địa bàn

huyện Bảo Thắng ngày càng đậm nét.

Trong quá trình biến đổi theo xu hướng đi lên, văn hóa hôn nhân của người

Dao Họ đã được chọn lọc do chính xã hội và bản thân đồng bào. Trong đó có

những yếu tố không còn phù hợp được loại bo dần, trên cơ sở tiếp thu những yếu

tố mới và hiện đại. Đây cũng là một vấn đề có thể làm mai một các yếu tố truyền

Page 148: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

142

thống nếu không có biện pháp gìn giữ kịp thời. Trong khi đó, việc tiếp thu các

yếu tố phổ thông và hiện đại cũng cần có sư định hướng từ các cấp các ngành ở

địa phương.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và trong khuôn khổ một luận án, chúng tôi

đã đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các nghi lễ

trong hôn nhân cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Họ ở

huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai. Hy vọng rằng các cấp các ngành ở địa phương

và bản thân người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng sẽ quan tâm hơn đến các giá trị

văn hóa trong hôn nhân của mình.

Page 149: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

143

KẾT LUẬN

1. Kết quả nghiên cứu hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng tinh

Lào Cai đã phần nào cho chúng ta thấy được những yếu tố tương đồng và khác

biệt giữa bộ phận người Dao Họ với các nhóm người Dao nói chung.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng

sản Việt Nam (khóa VIII) đã chi rõ: “Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc... mỗi

dân tộc có một bản sắc riêng, tạo nên tính đa dạng và phong phú của văn hóa

Việt Nam...”. Đặc biệt, vấn đề này tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết Hội

nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Trung ương Đảng ta (Khoá XI). Đây là sư khẳng

định về vai trò của văn hóa các dân tộc, trong đó có văn hóa tộc người Dao và

văn hóa người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng tinh Lào Cai đối với sư phát triển văn

hóa Việt Nam. Thưc tế, tộc người Dao, trong đó có người Dao Họ đã thưc sư là

bộ phận hữu cơ trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Tộc người Dao với một

bản sắc văn hóa đặc trưng, nhiều màu sắc đã góp phần xứng đáng cũng như làm

gia tăng sư phong phú, đa dạng của văn hóa Việt Nam.

Do đó, nghiên cứu về hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng

không chi có y nghĩa quan trọng về ly luận, mà còn có y nghĩa cho thưc tiễn bảo

tồn các giá trị truyền thống trong lĩnh vưc hôn nhân. Về khoa học, kết quả

nghiên cứu này có đóng góp thiết thưc về những tư liệu mới liên quan đến bộ

phận người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng tinh Lào Cai hay nói rộng hơn là ở Tây

Bắc, giúp ích cho các nhà dân tộc học/nhân học có cái nhìn khái quát hơn khi

tiếp tục đi sâu vào chủ đề này cũng như có những so sánh, đánh giá về văn hóa

hôn nhân của tộc người Dao theo từng nhóm địa phương và từng vùng cụ thể.

2. Trên cơ sở tiếp cận từ góc nhìn Nhân học/Dân tộc học, chúng tôi nhận

thấy, hôn nhân của người Dao Họ bao gồm hệ thống giá trị mang tính đặc trưng

Page 150: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

144

sắc thái văn hóa tộc người. Đó là các quan niệm, nguyên tắc, đặc điểm trong hôn

nhân của đồng bào, thể hiện một sư khác biệt tương đối rõ nét giữa các nhóm địa

ngươi người Dao. Trong khi, các nghi lễ hôn nhân của người Dao Họ cũng là

một đặc trưng quan trọng không chi để phân biệt bộ phận người Dao này với các

nhóm Dao khác ở các vùng miền khác cũng như với tộc người khác, mà còn góp

phần làm nên sư đa dạng và phong phú đối với văn hóa tộc người Dao ở nước ta.

Người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng có bản sắc văn hoá riêng độc đáo. Song,

do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà nhiều giá trị truyền thống đó

đang bị mai một. Bởi thế, đi sâu nghiên cứu toàn diện về các khía cạnh của hôn

nhân, để phát huy những truyền thống tốt đep và loại bo những tập tục không

còn phù hợp là một việc làm cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Việc làm đó

chính là cơ sở để xây dưng quy ước thôn bản theo nếp sống mới, xây dưng cuộc

sống ổn định, mang đặc trưng của nền văn hóa mới cho người Dao Họ nói riêng

và dân tộc Dao nói chung. Tìm hiểu có hệ thống về hôn nhân truyền thống của

người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng cũng như những biến đổi của nó trong thời kỳ

mở cửa dưới tác động của kinh tế thị trường, giao lưu hội nhập là một việc làm

hữu ích, nhằm xây dưng luận cứ khoa học để đổi mới chính sách bảo tồn và phát

huy văn hoá dân tộc. Từ đó, tiếp tục làm giàu thêm vốn văn hoá của đồng bào

các dân tộc ở Việt Nam.

3. Nghiên cứu hôn nhân truyền thống của người Dao Họ ở huyện Bảo

Thắng còn mang lại nhiều giá trị quan trọng trong các lĩnh vưc: quá trình lịch sử

tộc người, sư giao thoa tiếp biến văn hóa giữa người Dao Họ với các tộc người

khác; những biểu hiện sinh động của các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể

trong các nghi lễ liên quan đến hôn nhân; triết ly và thân phận con người, nghĩa

vụ của các thành viên trong gia đình và cộng đồng; giá trị văn hóa tạo nên sư gắn

kết giữa các thành viên với nhau... Điều đó cho thấy, về mặt truyền thống, hôn

Page 151: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

145

nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng rất cần được tiếp tục nghiên cứu,

khai thác sâu sắc hơn nữa.

4. Từ khi Đổi mới đất nước năm 1986, văn hóa hôn nhân của người Dao Họ

ở huyện Bảo Thắng đã có nhiều biến đổi. Về cơ bản, những biến đổi ấy diễn ra

theo xu hướng phát triển đi lên của xã hội, phù hợp với Luật Hôn nhân và Gia

đình của Việt Nam, đúng với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Tuy

nhiên, trên thưc tế, cuộc sống của người Dao Họ hiện nay vẫn đang chịu sư chi

phối bởi những phong tục, tập quán riêng. Đó là những nguyên tắc, quan niệm

về tình yêu, tiêu chuẩn ly tưởng về người vợ, người chồng... Những quan niệm

ấy do đã ăn sâu vào nếp nghĩ của bao thế hệ, được cộng đồng người Dao Họ

chấp nhận nên không dễ dàng thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần

có một giải pháp chính sách thích hợp đối với sư phát triển về mọi mặt cho đồng

bào, nhất là đời sống kinh tế mà vẫn không ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa

truyền thống tốt đep.

5. Trong quá trình thưc hiện sư nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa ở

vùng tộc người Dao nói chung, vùng người Dao Họ nói riêng phải biết kết hợp

hài hòa với việc phát huy những di sản truyền thống văn hóa tốt đep của dân tộc,

đẩy mạnh giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em để làm giàu thêm cho bản sắc

văn hóa của tộc người và người Dao Họ. Bên cạnh đó, cần có những chính sách

và biện pháp phù hợp để vận động, giáo dục, khuyến khích đồng bào tư nâng cao

y thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa hôn nhân.

Đặc biệt là việc sử dụng trang phục cổ truyền trong các dịp long trọng của gia

đình và cộng đồng, duy trì các nghi lễ mang tính nhân văn trong đám cưới,

truyền dạy các bài hát, dân ca, những lời răn dạy trong hôn nhân cho thế hệ sau,

cho đôi vợ chồng tre... nhằm giữ vững mối quan hệ hòa thuận, đoàn kết, yêu

thương, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình và trong cộng

đồng thôn bản.

Page 152: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

146

6. Nhà nước cần chú trọng tăng cường đầu tư có chọn lọc các giải pháp

truyền thông vận động phù hợp với đồng bào Dao và các dân tộc thiểu số ở nơi

vùng sâu vùng xa. Ưu tiên phương pháp truyền thông theo nhóm nho, những ấn

phẩm tuyên truyền có hình ảnh, lồng ghép tổ chức phổ biến những tác hại của

hôn nhân cận huyết, thách cưới cao, hậu quả của việc tảo hôn và đe nhiều, đe

dày... Để thưc hiện tốt vấn đề này, cần có sư chung tay và phối kết hợp chặt chẽ

giữa các cơ quan đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân,

Trưởng thôn bản... Ngoài ra, cần có quan điểm bình đẳng để tạo cho phụ nữ và

các em gái có quyền tham gia các hoạt động xã hội và học tập; chú trọng xóa nạn

mù chữ và tái mù chữ ở phụ nữ, tạo cho họ có cơ hội tư giải phóng sư phụ thuộc

vào trí lưc, có nhu cầu sinh đe có kế hoạch... Việc làm ấy không chi có y nghĩa

hỗ trợ cho phụ nữ Dao và phụ nữ các dân tộc thiểu số có cuộc sống tinh thần

ngày càng phong phú, mà còn là sư bù đắp của xã hội đối với những công lao họ

đóng góp.

7. Xuất phát từ thưc tiễn và kết quả nghiên cứu đã đạt được của luận án,

chúng tôi xin đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

- Tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về hôn nhân của người Dao

Họ ở các địa phương khác thuộc hai tinh Yên Bái và Lào Cai để làm cơ sở khoa

học và thưc tiễn cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị của hôn nhân nhân trong

việc xây dưng cuộc sống mới ở vùng người Dao Họ.

- Cần mở rộng nghiên cứu sâu và mang tính so sánh về hôn nhân của

người Dao Họ với hôn nhân của người Dao Quần Trắng trong cùng một nhóm

Dao và với hôn nhân của một số nhóm Dao khác, nhằm góp phần làm rõ thêm

tính đa dạng và phong phú của văn hóa tộc người Dao.

Page 153: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

147

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN

1. Chu Quang Cường (6/2015), “Môt vài tập quan trong lễ cưới của người

Dao Ho ở xa Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Thông tin Khoa

học xã hội, Số 390, tr.43-48.

2. Chu Quang Cường (10/2015), “Nghi lễ Hôn nhân truyên thống của người

Dao Ho ở xa Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Văn hóa Nghệ

thuật. Số 376, tr.34-39.

3. Chu Quang Cường (6/2015), Môt vài biến đổi trong Hôn nhân của người

Dao Ho ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, Tạp chí Phát triển bền vững Vùng, số

2, tr.95-101.

Page 154: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Ban chi đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Báo cáo kết quả chính

thức Tổng điêu tra dân số và nhà ở 1/4/2009, Hà Nội.

2. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (1998), Nghị quyết Hôi nghị Trung ương 5,

BCH Trung ương Đảng khoá VIII, Hà Nội.

3. Báo cáo của Ban tôn giáo Chính phủ về tình hình sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam

2005.

4. Báo cáo của Ủy ban Mặt trận xã Phú Nhuận, ngày 3/1/2012. Số 29/ BC-MT. Khảo sát

việc cải tạo tập quán lạc hậu

5. Báo cáo của phòng Văn hóa và Thông tin, ngày 25/9/2015. Số 120/BC-VHTT. Tổng

kết 13 năm (2002 – 2015) thưc hiện Quyết định số 305/2002/QĐ-UBND ngày

26/7/2002 của UBND tinh Lào Cai về thưc hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc

tang và lễ hội.

6. Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (2006), Văn hoá phi vật thể của các dân tôc

ở vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang, Nxb VHTT.

7. Bonifacy. A, Môt cuôc công cán ở vung người Mán tư thang 10 năm 1901 đến cuối

thang giêng năm 1902, Đỗ Trọng Quang dịch từ tiếng Pháp, Tài liệu lưu trữ tại thư viện

Viện DTH, Ký hiệu D 106.

8. Bonifacy. A, Giản chí vê người Mán Quần Côc, Đỗ Trọng Quang dịch từ tiếng Pháp,

Tài liệu lưu trữ tại thư viện Viện DTH, Ký hiệu D 66.

9. Bonifacy. A, Giản chi vê người Mán Cao Lan, Đỗ Trọng Quang dịch từ tiếng Pháp,

Tài liệu lưu trữ tại thư viện Viện DTH, Ký hiệu D 303.

Page 155: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

149

10. Bộ môn Nhân học, Biến đổi kinh tế, văn hóa, xa hôi của công đồng người Chăm và

Khmer tại TP. HCM, Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM, 2006.

11. Cac văn bản pháp luật vê hôn nhân và gia đình (1992), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

12. Hoàng Bình Chính, Hưng hóa phong thổ lục, bản dịch, Kho lưu trữ, Khoa lịch sử

trường Đại học KHXH & NV Hà Nội.

13. Chính sách dân tộc: Những vấn đê lý luận và thực tiễn (1990), Nxb Sự thật, Hà

Nôi.

14. Nguyễn Văn Chính (2007), Môt thế kỷ dân tôc hoc Việt Nam - Những thách

thức trên con đường đổi mới và hôi nhập, Tạp chí VHDG số 5 (113), tr. 47-67.

15. Chu Quang Cường (2004), Các nghi lễ, tin ngưỡng liên quan đến nhà cửa của

người Dao Ho (Qua khảo sát tại thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tinh Lào

Cai), Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH & NV TP. HCM.

16. Chu Quang Cường (6/2015), Môt vài tập quán trong lễ cưới của người Dao Ho ở xã

Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 390, tr.

43-48.

17. Chu Quang Cường (6/2015), Môt vài biến đổi trong Hôn nhân của người Dao

Ho ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, Tạp chí Phát triển bền vững Vùng, số 2,

tr.95-101.

18. Chu Quang Cường (102015), Nghi lễ Hôn nhân truyên thống của người Dao

Ho ở xa Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số

376, tr.34-39.

19. Dân tôc Mán, Tài liệu lưu trữ tại thư viện Khoa sử Trường Đại học KHXH & NV,

bản đánh máy ky hiệu ĐM 386.

20. Phan Hữu Dật (1973), Cơ sở Dân tôc hoc, Nxb Đại học và Trung học chuyên

nghiệp, Hà Nội.

Page 156: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

150

21. Phan Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn (1973), Vê vấn đê xac minh tên goi và phân

loại cac ngành Dao ở Tuyên Quang, Thông bao Khoa hoc Sử hoc, (5), Trường Đại

học Tổng Hà Nội, tr. 271-280.

22. Phan Hữu Dật (1998), Môt số vấn đê Dân tôc hoc Việt Nam, Nxb Đại học Quốc

gia, Hà Nội, tr. 228.

23. Phạm Thận Duật toàn tập (2000), Nxb VHTT, Hà Nội, tr. 183-185.

22. Phạm Văn Dương (2003), Bô tranh thờ Tam Nguyên của người Dao Ho - Ý

nghĩa và gia trị, Thông báo Văn hóa dân gian 2002, Nxb KHXH, tr. 22-43.

23. Phạm Văn Dương (2003), Bước đầu tìm hiểu tranh thờ của người Dao Ho,

Những công trình nghiên cứu của BTDTHVN (tập IV), Nxb KHXH, tr. 135-160.

24. Phạm Văn Dương (2009), Đời sống tin ngưỡng của người Dao Ho ở Lào

Cai, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Số 301, tr.15-20.

25. Phạm Văn Dương (2009), Thầy Shaman người Dao Ho ở Lào Cai (nghiên

cứu trường hợp ông Bàn Văn Xiêm), Tạp chí DTH. Số 4 (160), tr.14-22.

26. Phạm Văn Dương (2009), Vai trò của thầy cúng trong đời sống văn hóa tinh

thần và sự phát triển của người Dao Ho ở Lào Cai (nghiên cứu trường hợp ông

Bàn Văn Xiêm), Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 73-74, tr.57-64.

27. Phạm Văn Dương (2014), Thầy cúng trong văn hóa tin ngưỡng người Dao

Ho), Nxb VHTT, Hà Nội, tr.25

28. Đảng bộ huyện Bảo Thắng, (9/2009), Lịch sử đảng bô huyện Bảo Thắng tập III

(1997 – 2000), Xí nghiệp in Lào Cai, tinh Lào Cai.

29. Mộng Đắc (2008), Đam cưới người Dao, tạp chí Dân tộc & Thời đại, số

120/2008, tr.5-6.

30. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nam Tiến (1971), Người

Dao ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 15-16, 23, 220, 229-230.

Page 157: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

151

31. Bế Viết Đẳng (1998), Người Dao ở Việt Nam – Những truyên thống thời

hiện đại, Sự phát triển văn hóa xa hôi của người Dao: Hiện tại và tương lai, Kỷ

yếu hội thảo Quốc tế về người Dao tổ chức tại Thái Nguyên tháng 12/1995, Hà

Nội, tr. 130

32. Lê Quy Đôn (1962), Kiến văn tiểu lục, Nxb Sử học, Hà Nội, tr. 390-391

33. Mạc Đường (1959), Nguồn gốc lịch sử và sự di cư của người Mán ở Việt

Nam, Nghiên cứu lịch sử, số 5, tr. 81-86.

34. Mạc Đường (1959), Dân tôc Mán, trong Các dân tôc thiểu số ở Việt Nam,

Nxb Văn hóa, tr.119-138.

35. Emily A.Schultz, Robert H.Lavenda (2001), Nhân hoc môt quan điểm vê

tình trạng nhân sinh, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 266-267, 308, 342, 343.

36. F. Ăng ghen (1959), Hôn nhân và gia đình, Nxb Sư thật Hà Nội.

37. G. Endruweit và G. Trommsdorff (2002), Từ điển Xã hội học, Nxb Thế

giới, tr.222.

38. Thời Ngọc Giai (2008), Di cư người Dao xuống biên giới tây nam Trung

Quốc và môt số nước Đông Nam Á trong thời Minh, Thanh, Nguyễn Viết Hiếu

dịch, Tạp chí DTH, số 6, tr. 59-68

39. Lê Sỹ Giáo chủ biên, Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng (1997),

Dân tôc hoc đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

40. Trần Văn Hà làm chủ biên (2007), Phat triển nông thôn miên núi và dân tôc

trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế (tư thực tiễn môt xa vung cao Tây Bắc), Nxb

KHXH.

41. Mai Thanh Hải (2006), Từ điển Tín ngưỡng tôn giáo Thế giới và Việt Nam,

Nxb VHTT, tr. 418-419.

Page 158: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

152

42. Nguyễn Thị Thanh Hải (2004), Hôn nhân và gia đình truyên thống của

người Dao Quần Trắng ở xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang,

Luận văn thạc sĩ Văn hóa học- mã số 603170. Lưu tại Thư viện Trường Đại học

Văn hóa Hà Nội.

43. Nguyễn Thị Kim Hoa (2015), Nghi lễ hôn nhân của người Dao Đỏ ở xã Bản

Phùng, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sĩ Văn hóa học - mã số

60310640. Lưu trữ tại Học viện KHXH.

44. Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quy chủ biên (1999), Văn hóa truyên thống của

người Dao ở Hà Giang, Nxb VHDT, Hà Nội, tr. 174, 176, 182, 188, 193.

45. Vũ Thị Hồng, Đào Quang Vinh, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2004), Tìm hiểu

hôn nhân và gia đình của người Dao ở xa Yên Lạc, huyện Nguyên Bình, tỉnh

Cao Bằng (Báo cáo đề tài cấp Viện năm 2004, Lưu trữ tại Thư viện Viện DTH).

46. Nguyễn Mạnh Hùng (2013), Lễ cưới người Dao Nga Hoàng, Nxb VHTT, Hà

Nội, tr. 55.

47. Hội Folklore châu Á (2006), Giá trị và tinh đa năng của Folklore châu Á

trong quá trình hôi nhập, Nxb Thế giới.

48. Thu Hương (2005), Tục đặt cau của người Dao Thanh Phan, Khoa hoc vê

Phụ nữ, Số 4/2005, tr.48-54.

49. Jac ques Lemoine (1998), Khái quát vê di sản văn hóa Dao và hiện đại hóa ở Việt

Nam, Trong cuốn Sự phát triển văn hóa xa hôi của người Dao: Hiện tại và tương

lai (Kỷ yếu hội thảo Quốc tế về người Dao tổ chức tại Thái Nguyên tháng

12/1995), Trung tâm KHXH xuất bản, Hà Nội, tr.391-399.

50. J.U. Sêmênốp, Nguồn gốc của hôn nhân và gia đình, Nxb Tư tưởng Matxcơva (bản

dịch), tr. 95, 310.

Page 159: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

153

51. Vũ Tuyết Lan (2006), Các nghi lễ hôn nhân của người Dao Quần Chẹt

(Trường hợp xa Yên Đơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Tho), Thông báo Dân tôc

hoc năm 2005, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.456-463.

52. Vũ Tuyết Lan (2007), Quan niệm truyên thống vê hôn nhân của người Dao

Quần Chẹt, Thông báo Dân tôc hoc năm 2006, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.521-527.

53. Vũ Tuyết Lan (2007), Hôn nhân và gia đình của người Dao Quần Chẹt-

truyên thống và biến đổi (nghiên cứu trường hợp xóm Mạ, xã Tu Lý, huyện Đà

Bắc, tỉnh Hòa Bình), Báo cáo tập sư (Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Viện DTH, Hà

Nội).

54. Vũ Tuyết Lan (2008), Môt số biến đổi trong hôn nhân của người Dao Quần

Chẹt ở xóm Mạ, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Tạp chí DTH, Số 2

(152), tr.26-34.

55. Chảo Văn Lâm (2013), Thơ ca hôn lễ người Dao Đỏ ở Lào Cai, Nxb VHTT,

Hà Nội.

56. Triệu Tài Lâm (1998), Tình hình phân bố dân cư và đôi nét quan hệ xa hôi ở

người Dao, trong cuốn Sự phát triển văn hóa xa hôi của người Dao: Hiện tại và tương

lai, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế người Dao tổ chức tại Thái Nguyên tháng 12/1995,

Hà Nội, tr. 72-75.

57. Ly Dương Liễu (2004), Người Dao ở Lạng Sơn, Sở Văn hóa - Thông tin

Lạng Sơn xuất bản.

58. Nguyễn Thị Quế Loan (2003), Lễ cưới của người Dao Lô Gang (xóm Ba

Nhất, xa Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), Tạp chí DTH, số 3, tr.

66-70.

59. Đỗ Đức Lợi (2002), Tập tục chu kỳ đời người của các tôc người – ngôn ngữ

Mông – Dao ở Việt Nam, Nxb VHDT, Hà Nội, tr. 141, 142, 143.

60. Vũ Đình Lợi (1999), Phong tục cưới xin của người Dao Quảng Ninh, Khoa

học về Phụ nữ, Số 3, tr.32-38.

Page 160: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

154

61. Luật hôn nhân và Gia đình (2000), http://www.asianlii.org/vn/other

/benchbk/reference/Luat%20hon%nhan%202000.htm.

62. Triệu Hữu Ly (sưu tầm và dịch), Bản sắc của dân tôc Dao, Tư liệu đánh máy,

Tài liệu lưu trữ tại thư viện Uỷ ban dân tộc, ky hiệu VC/4.

63. Triệu Hữu Ly (sưu tầm và dịch) (1991), Dân ca Dao, Nxb VHDT, H.1990.

64. Triệu Hữu Ly (sưu tầm và dịch), Qua sơn bảng văn hay Bình Hoàng khoan

điệp, Tài liệu lưu trữ tại thư viện Viện DTH, Ky hiệu B89, tr. 7.

65. Nguyễn Thu Minh (2010), Văn hoa dân gian người Dao ở Bắc Giang, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

66. Hoàng Nam (2002), Đặc trưng văn hóa cac dân tôc Việt Nam, Nxb VHDT,

Hà Nội.

67. Nhà xuất bản Thông tấn (2007), Người Dao ở Việt Nam (The Yao people in

Vietnam), Hà Nội, tr. 153-155.

68. Những tỉnh Bắc kỳ - Hưng Hóa, Ky hiệu M.11233, thư viện Quốc gia, Hà

Nội.

69. Nghị quyết Trung ương V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1998), Nxb

CTQG, Hà Nội.

70. Tẩn Kim Phu (2011), Nghi lễ trong việc cưới - việc tang của người Dao

Khâu (ở Sìn Hồ, Lai Châu), Nxb VHTT, Hà Nội.

71. Phạm Minh Phúc, (2013), Nhà ở của người Dao Áo dài tỉnh Hà Giang, Nxb

KHXH.

72. Vương Duy Quang (2009), Tin ngưỡng tôn giáo của người Dao ở Việt Nam,

Nghiên cứu tôn giáo, số 3, tr. 34 - 39.

Page 161: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

155

73. Lê Ngọc Quỳnh (2011), Khảo sát dân ca Qua lang (ày quai jẳng jùng) của

dân tôc Dao Tuyển ở Lào Cai, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Đại học Sư phạm Hà

Nội - Đại học Quốc gia Hà Nội.

74. Ly Hành Sơn (1991), Vài nét vê tập quán và nghi lễ liên quan đến sinh đẻ và

ma chay của nguời Dao Tiên, Báo cáo điền dã DTH, Tài liệu lưu trữ tại thư viện

Viện DTH, Ký hiệu BĐ2/199.

75. Ly Hành Sơn, Hoàng Minh Lợi (1995), Nữ phục Dao Tiên ở Cao Bằng, Tạp

chí DTH, số 2, tr. 53-58.

76. Ly Hành Sơn (1999), Lễ cưới của người Dao Tiên ở Ba Bể, Bắc Kạn, Tạp

chí DTH, số 3, tr. 53-61.

77. Ly Hành Sơn (2002), Lễ cấp sắc và bản sắc văn hóa Dao, Tạp chí DTH, số

3, tr. 13-23.

78. Ly Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong đời người của nhóm Dao

Tiên ở Ba Bể, Bắc Kạn, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện DTH, Hà Nội, tr. 42-43,

161, 194.

79. Trần Hữu Sơn (1998), Sách cổ người Dao ở Lào Cai-Di sản văn hóa có gia

trị, trong cuốn Sự phát triển văn hóa xa hôi của người Dao: Hiện tại và tương

lai, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế người Dao tổ chức tại Thái Nguyên tháng 12/1995,

Hà Nội, tr. 167-174.

80. Trần Hữu Sơn (1998), Tục ngữ, câu đố người Dao, Nxb VHDT, Hà Nội.

81. Trần Hữu Sơn chủ biên (2001), Lễ cưới người Dao Tuyển, Nxb VHDT, Hà

Nội, tr. 55, 57-60.

82. Trần Hữu Sơn, Trần Thuỳ Dương (2009), Sách cổ người Dao – nguồn tài

liệu quan trong tìm hiểu lịch sử dân tôc Dao, Tạp chí DTH, số 3, tr. 4-14.

83. Nguyễn Ngọc Thanh (1998), Làng bản và nghi lễ của người Dao Đỏ ở môt

xã miên núi, Tạp chí DTH, số 1, tr. 11-16.

84. Nguyễn Ngọc Thanh chủ biên (2015), Người Dao Quần Chẹt ở miên núi và

trung du Bắc bô Việt Nam, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

Page 162: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

156

85. Ngô Đức Thịnh (1998), Bàn Hồ trong folklore dân tôc Dao, trong cuốn Sự

phát triển văn hóa xa hôi của người Dao Hiện tại và tương lai, Kỷ yếu Hội thảo

Quốc tế người Dao tổ chức tại Thái Nguyên tháng 12/1995, Hà Nội, tr. 120-125.

86. Lê Thị Thoa (2014), Nghi lễ hôn nhân của người Dao di cư thôn Hợp Thành,

xã Ea Mdroh, huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk, Luận văn thạc sĩ Dân tộc học (Lưu

trữ tại Thư viện Viện DTH).

87. Cao Thị Thường (2014), Hôn nhân hỗn hợp của người Dao Thanh Y ở xã

Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Dân

tộc học- mã số 602270, (112 tr), (Lưu trữ tại Trường Đại học KHXH & NV Hà

Nội).

88. Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh chủ biên (2012) Phát triển bên vững

văn hóa tôc người trong quá trình hôi nhập ở vung Đông Bắc, Nxb KHXH, Hà

Nội.

89. Trương Hữu Tuấn (1998), Mấy vấn đê người Dao di cư vào Việt Nam, trong

cuốn Sự phát triển văn hóa xa hôi của người Dao: Hiện tại và tương lai, Kỷ yếu

Hội thảo Quốc tế người Dao tổ chức tại Thái Nguyên tháng 12/1995, Hà Nội, tr.

376-385.

90. Nông Quốc Tuấn (2002), Trang phục cổ truyên của người Dao ở Việt Nam,

Nxb VHDT, Hà Nội.

91. Nguyễn Khắc Tụng (1997), Trở lại vấn đê phân loại các nhóm Dao ở Việt

Nam, Tạp chí DTH, số 3, tr. 30-37.

92. Nguyễn Khắc Tụng, Ngô Vĩnh Bình (1981), Đại gia đình cac dân tôc Việt

Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

93. Nguyễn Khắc Tụng, Nguyễn Anh Cường (2004), Trang phục của người

Dao ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

94. Tư điển Nhân hoc, bản dịch tiếng Việt, tập 1 - 2, lưu tại Thư viện Viện DTH,

Hà Nội, ký hiệu TĐ 86, TĐ 89, tr. 519.

Page 163: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

157

95. Tư điển Tiếng Việt, (2007), Trung tâm Từ điển học, Hà Nội, Nxb Đà Nẵng, tr.

866, 1216, 1393.

96. Tư điển Văn hóa, Tin ngưỡng, Phong tục, (2009), Nxb VHTT, tr. 779.

97. Đỗ Quang Trụ, Nguyễn Liễn (2010), Người Dao trong công đồng dân tôc

Việt Nam, Nxb VHDT.

98. Truyện Đặng hành và Bàn Đại Hô, Tài liệu dịch từ tiếng Dao ra tiếng Việt,

Lưu trữ tại thư viện Viện DTH, Ký hiệu B30, tr. 141.

99. Truyện cổ Dao (1978), Nxb VHDT, Hà Nội.

100. Uỷ ban Dân tộc Trung ương, Môt số tài liệu có liên quan đến văn hóa tư

tưởng tâm lý người Mán, Tài liệu Lưu trữ tại thư viện Viện DTH, Ký hiệu B131.

101. Uỷ ban Dân tộc Trung ương, Tư liệu về dân tộc Dao, Trich Bàn Vương

xướng, Tài liệu lưu trữ tại thư viện Viện DTH, Ký hiệu B23.

102. Đàm Thị Uyên - Nguyễn Văn Luyện (2006), Lễ cưới cổ truyên ở người

Dao Quần Trắng bản Khâu Lình, Dân tộc & Thời Đại, số 96, tr. 11-14.

103. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (1996), Vê tôn giao tin ngưỡng Việt Nam hiện

nay, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 130.

104. Đặng Nghiêm Vạn (1998), Vai trò tôn giáo tôc người trong việc thống nhất

ý thức công đồng người Dao, trong cuốn Sự phát triển văn hóa xa hôi của người

Dao: Hiện tại và tương lai, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế người Dao tổ chức tại Thái

Nguyên tháng 12/1995, Hà Nội, tr. 126-134.

105. Văn hóa dân gian những phương phap nghiên cứu (1990), Nhiều tác giả,

Nxb KHXH, Hà Nội.

106. Hà Văn Viễn và Hà Văn Phụng (1972), Các dân tôc thiểu số ở Tuyên

Quang. Ban Dân tộc Tuyên Quang xuất bản.

107. Viện Dân tộc học (2014), Các dân tôc it người ở Việt Nam (các tỉnh phía

Bắc), Nxb KHXH, Hà Nội.

108. Nguyễn Khắc Viện (1994), Tư điển xã hôi hoc, Nxb Thế giới, Hà Nội.

Page 164: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

158

109. Đào Quang Vinh (2004), Hôn nhân và gia đình của người Dao ở xã Yên

Lạc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Luận văn Cử nhân, Đại học

KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Viện DTH.

110. Đào Thị Vinh (2001), Phong tục tập quán của người Dao Thanh Hóa, Nxb

VHTT, Hà Nội, tr. 174.

111. Nguyễn Quang Vinh (1999), Môt số vấn đê người Dao Quảng Ninh, Nxb

VHDT, Hà Nội.

112. Trần Quốc Vượng (1963), Qua nghiên cứu bình Hoàng Khoan điệp thử bàn

vê gốc tich người Dao (Man), Tạp chí DTH, số 40, tr. 46-51.

113. Trần Quốc Vượng (1963), Thử bàn vê gốc tich người Dao, Tạp chí DTH,

(41), tr. 42-46.

114. Trần Quốc Vượng (1967), Đôi điểm vê lịch sử người Dao, Nghiên cứu lịch

sử, số 95, tr. 46-53.

TIẾNG HÀN QUỐC

115. Chu Quang Cường (2013), 자오족, 베트남 혼례문화, 국 립 민 속 박 물

괸, tr. 309-345.

Page 165: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

159

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _________________

CHU QUANG CƯỜNG

PHỤ LỤC LUẬN ÁN

HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở

HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Hà Nội - 2016

Page 166: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

160

MỤC LỤC PHỤ LỤC

Trang

Phụ lục 1: Bản đồ …………………………………………………… 162

1.1. Bản đồ phân bố các dân tộc ở Việt Nam ………………………. 162

1.2. Bản đồ Hành chính huyện Bảo Thắng …………………………. 163

1.3. Bản đồ xã Sơn Hà ………………………………………………. 164

1.4. Bản đồ xã Phú Nhuận …………………………………………... 164

1.5. Bản đồ xã Lu …………………………………………………… 165

1.6. Bản đồ xã Sơn Hải………………………………………………. 165

Phụ lục 2: Danh sách những người cung cấp tư liệu ……………….. 166

2.1. Tinh Lào Cai ……………………………………………………. 166

2.2. Thôn Ly, xã Lăng Thíp, huyện Văn Yên, tinh Yên Bái ………… 170

Phụ lục 3: Một số từ tiếng Dao sử dụng trong luận án ……………… 171

Phụ lục 4: Một số hình ảnh minh họa ………………………………. 173

4.1. Hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt của người Dao Họ …………… 173

4.2. Hình ảnh về hôn nhân của người Dao Họ ………………………. 178

4.3. Một số hình ảnh về biến đổi trong cuộc sống và trong hôn nhân 204

Nguồn ảnh sử dụng trong luận án

- Ảnh bản đồ từ 1.3 – 1.6 do chính tác giả chụp lại bản đồ tại Ủy ban Nhân

dân các xã

- Ảnh 70, 71 đám cưới anh Bàn Văn Đen chụp 2012

- Ảnh 134 - 149, 156 - 161, 164 và 165 đám cưới anh Bàn Văn Chiêu do

Kiều Ngọc (BTDTHVN) chụp 2014

- Các ảnh còn lại đám cưới anh Bàn Văn Bóng chụp 2012.

+ Từ ảnh số 19 đến 44 do Lê Anh Đức (BTDTHVN) chụp

+ Số ảnh còn lại do chính tác giả luận án chụp

Page 167: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

161

Phụ lục 1: BẢN ĐỒ

1.1. Bản đồ phân bố các dân tộc ở Việt Nam

Màu cam thể hiện địa bàn cư trú của ngữ hệ Hmông - Dao

Nguồn:https://onthidialy.wordpress.com/2014/11/18/huong-dan-su-dung-atlat-

dia-li-viet-nam-trang-dan-toc-tr-16/

Page 168: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

162

1.2. Bản đồ hành chính huyện Bảo Thắng

Nguồn: Cuốn “Lịch sử đảng bô huyện Bảo Thắng tập III (1976 – 2000)”

Màu địa bàn nghiên cứu của luận án

Page 169: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

163

1.3. Bản đồ xã Sơn Hà

1.4. Bản đồ xã Phú Nhuận

Page 170: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

164

1.5. Bản đồ xã Lu

1.6. Bản đồ xã Sơn Hải

Page 171: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

165

Phụ lục 2

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP TƯ LIỆU

2.1. Tỉnh Lào Cai

2.1.1. Huyện Bảo Thắng

TT Họ và tên Tuổi Dân tộc

(nhóm)

Nghề

nghiệp

Địa chỉ

1 Bàn Thị Ánh 79 Dao Họ Làm ruộng Khe Tắm, Xã Lu

2 Bàn Văn Bách 69 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

3 Đặng Thị Bê 39 Dao Họ Làm ruộng Làng Chưng, Sơn Hải

4 Ly Thị Biển 37 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

5 Bàn Văn Bình 38 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

6 Bàn Văn Bóng 24 Dao Họ Công nhân Khe Mụ, Sơn Hà

7 Bàn Văn Bồi 45 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

8 Ly Văn Bồi 51 Dao Họ Làm ruộng Khe Tắm, Xã Lu

9 Trương Văn Cán 71 Dao Họ Làm ruộng Làng Chưng, Sơn Hà

10 Bàn Thị Canh 69 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

11 Bàn Thị Chày 55 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

12 Ly Văn Chiên 58 Dao Họ Làm ruộng Cố Hải, Sơn Hải

13 Ly Thị Chiện 29 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

14 Bàn Văn Chiêu 22 Dao Họ Công nhân Khe Mụ, Sơn Hà

15 Ngô Văn Chương 56 Kinh Cán bộ Tư pháp, Sơn Hải

16 Ly Văn Cùng 55 Dao Họ Làm ruộng Trà Chẩu, Sơn Hà

17 Bàn Văn Diễn 35 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

18 Triệu Thị Dòng 65 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

19 Trần Văn Đạn 46 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

20 Bàn Thị Đang 66 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

21 Bàn Thị Đầy 50 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

22 Đặng Thị Đặng 45 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

23 Bàn Văn Đen 23 Dao Họ Làm ruộng Làng Đền, Phú Nhuận

24 Trần Văn Độ 24 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

25 Bàn Văn Gì 46 Dao Họ Làm ruộng Trà Chẩu, Sơn Hà

26 Đặng Văn Guầy 44 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

27 Ly Thị Hai 70 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

28 Bàn Văn Hạnh 42 Dao Họ CT MT UBND xã Sơn Hà

29 Hoàng Thị Hạnh 34 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

Page 172: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

166

30 Bàn Thị Hằng 19 Dao Họ Làm ruộng Làng Đền, Phú Nhuận

31 Bàn Thị Hiền 44 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

32 Bàn Văn Hiển 54 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

33 Bàn Thị Hoa 33 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

34 Bàn Thị Hoa 29 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

35 Trần Thị Hoa 21 Dao Họ Sinh viên Khe Mụ, Sơn Hà

36 Bàn Văn Hồng 35 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

37 Ly Văn Hợp 25 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

38 Trần Văn Hợp 36 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

39 Triệu Văn Kính 51 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

40 Triệu Thị Kính 38 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

41 Bàn Văn Kiêm 40 Dao Họ Làm ruộng Làng Chưng, Sơn Hải

42 Triệu Thị Khuyên 68 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

43 Bàn Văn Lâm 32 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

44 Triệu Thị Lìn 59 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

45 Bàn Văn Long 64 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

46 Ly Thị Luận 62 Dao Họ Làm ruộng An Trà, Sơn Hà

47 Ly Thị Luận 63 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

48 Đinh Quang Lượng 53 Kinh Cán bộ Phòng VHTT huyện

49 Bàn Văn Mao 24 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

50 Bàn Thị Minh 70 Dao Họ Làm ruộng Làng Đền, Phú Nhuận

51 Trần Văn Nản 40 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

52 Triệu Thị Nọn 64 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

53 Trần Văn Nin 30 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

54 Trương Thị Nin 34 Dao Họ Làm ruộng Làng Chưng, Sơn Hà

55 Trần Thị Ngào 50 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

56 Bàn Thị Ngay 33 Dao Họ Làm ruộng Trì Thượng, Trì Quang

57 Trương Thị Nùng 55 Dao Họ Làm ruộng Làng Chưng, Sơn Hải

58 Bàn Thị Phấn 31 Dao Họ Làm ruộng Làng My, Thái Nin

59 Đặng Thị Phêm 25 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

60 Bàn Thị Phúc 21 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

61 Bàn Văn Quang 50 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

62 Bàn Văn Quân 28 Dao Họ Trưởng

thôn

Làng Đền, Phú Nhuận

63 Bàn Văn Sang 64 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

64 Lý Thị Sâm 46 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

65 Bàn Văn Sấm 66 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

Page 173: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

167

66 Triệu Thị Sến 31 Dao Họ Làm ruộng Làng Chưng, Sơn Hải

67 Bàn Văn Si 58 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

68 Triệu Thị Sinh 70 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

69 Bàn Văn Sơn 71 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

70 Ly Văn Sơn 75 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

71 Triệu Văn Su 48 Dao Họ Làm ruộng Làng Đền, Phú Nhuận

72 Bàn Văn Tài 48 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

73 Đặng Thị Tách 41 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

74 Lê Hải Thanh 42 Kinh Phó phòng Phòng VHTT huyện

75 Trần Văn Thạch 70 Dao Họ Làm ruộng Khe Tắm, Xã Lu

76 Ly Văn Thắng 40 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

77 Ly Văn Thế 36 Dao Họ Làm ruộng Thôn Khe Mụ, Sơn Hà

78 Triệu Thị Thinh 45 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

79 Bàn Văn Thích 29 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

80 Bàn Văn Thọ 35 Dao

Tuyển

Làm ruộng Trì Thượng, Trì Quang

81 Trương Văn Thông 57 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

82 Đặng Văn Thu 46 Dao Họ Làm ruộng Khe Tắm, Xã Lu

83 Trương Thị

Thượng

71 Dao Họ Làm ruộng Trà Chẩu, Sơn Hà

84 Triệu Văn Tin 37 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

85 Triệu Văn Tinh 50 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

86 Bàn Văn Toàn 47 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

87 Bàn Văn Tiến 28 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

88 Bàn Văn Trang 42 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

89 Ly Thị Trang 27 Dao Họ Làm ruộng Làng Trà, Sơn Hà

90 Trần Văn Trang 80 Dao Họ Làm ruộng Khe Tắm, xã Lu

91 Trần Văn Trấn 55 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

92 Bàn Thị Vân 47 Dao Họ Làm ruộng Làng Đền, Phú Nhuận

93 Bàn Văn Ven 31 Dao Họ Làm ruộng Làng Đền, Phú Nhuận

94 Phạm Thị Vòng 58 Dao Họ Làm ruộng An Trà, Sơn Hà

95 Bàn Văn Xiêm 70 Dao Họ Làm ruộng Khe Mụ, Sơn Hà

96 Bàn Thị Xuân 21 Dao Họ Sinh viên Khe Mụ, Sơn Hà

Page 174: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

168

2.1.2. Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai

TT Họ và tên Tuổi Dân tộc

(nhóm)

Nghề

nghiệp

Địa chỉ

1 Đặng Thị Diêm 46 Dao Họ Làm ruộng Khe Dài, Tân Thượng

2 Trần Văn Diềm 30 Dao Họ Làm ruộng Khe Quyt, Cam Cọn

3 Triệu Thị Điểm 39 Dao Họ Làm ruộng Làng Cam, Cam Cọn

4 Ly Thị Ghét 24 Dao Họ Làm ruộng Làng Hoa, Cam Cọn

5 Đặng Văn Hành 65 Dao Họ Làm ruộng Làng Cam, Cam Cọn

6 Triệu Thị Hinh 34 Dao Họ Làm ruộng Làng Cam, Cam Cọn

7 Triệu Thị Im 53 Dao Họ Làm ruộng Làng Cam, Cam Cọn

8 Trương Thị Kế 37 Dao Họ Làm ruộng Khe Quyt, Cam Cọn

9 Trương Thị Ki 56 Dao Họ Làm ruộng Làng Hoa, Cam Cọn

10 Chương Thị Khuynh 30 Dao Họ Làm ruộng Khe Quyt, Cam Cọn

11 Trương Thị Nhu 42 Dao Họ Làm ruộng Làng Hoa, Cam Cọn

12 Triệu Thị Nín 39 Dao Họ Làm ruộng Làng Cam, Cam Cọn

13 Bàn Thị Riêng 49 Dao Họ Làm ruộng Làng Hoa, Cam Cọn

14 Triệu Văn Tài 66 Dao Họ Làm ruộng Làng Cam, Cam Cọn

15 Triệu Thị Thu 30 Dao Họ Làm ruộng Làng Hoa, Cam Cọn

16 Trương Thị Thương 49 Dao Họ Làm ruộng Ba Soi,Cam Cọn

17 Đặng Văn Yên 38 Dao Họ Làm ruộng Làng Cam,Cam Cọn

2.1.3. Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai

TT Họ và tên Tuổi Dân tộc

(nhóm)

Nghề nghiệp Địa chỉ

1 Hoàng Thị Bưởi 21 Dao Họ Làm ruộng Khe Dài, xã Tân Thượng

2 Ly Thị Đánh 46 Dao Họ Làm ruộng Khe Dài, xã Tân Thượng

3 Bàn Văn Dồn 45 Dao Họ Làm ruộng Thôn Ba Soi, xã Tân An

4 Triệu Thị Đêm 44 Dao Họ Làm ruộng Khe Dài, xã Tân Thượng

5 Ly Thị Hài 44 Dao Họ Làm ruộng Thôn Ba Soi, xã Tân An

6 Ly Văn Hiền 42 Dao Họ Làm ruộng Khe Dài, xã Tân Thượng

7 Ly Thị Lanh 65 Dao Họ Làm ruộng Thôn Ba Soi, xã Tân An

8 Bàn Văn Ngân 48 Dao Họ Bí thư chi bộ Khe Dài, xã Tân Thượng

9 Trần Văn Thanh 74 Dao Họ CT HNCT Xã Tân An

10 Ly Văn Thiết 41 Dao Họ Làm ruộng Khe Dài, xã Tân Thượng

Page 175: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

169

11 Bàn Thị Thiếp 38 Dao Họ Làm ruộng Khe Dài, xã Tân Thượng

12 Bàn Thị Vui 37 Dao Họ Làm ruộng Khe Dài, xã Tân Thượng

2.2. Thôn Ly, xã Lăng Thíp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

TT Họ và tên Tuổi Dân tộc

(nhóm)

Nghề nghiệp

1 Ly Thị Cam 48 Dao Họ Làm ruộng

2 Trương Thị Kiều 23 Dao Họ Làm ruộng

3 Bàn Văn Lượng 57 Dao Họ Làm ruộng

4 Triệu Văn Quang 50 Dao Họ Trưởng thôn

5 Đặng Văn Quỳnh 64 Dao Họ Làm ruộng

6 Ly Thị Mín 58 Dao Họ Làm ruộng

7 Trương Văn Minh 48 Dao Họ Làm ruộng

8 Ly Văn Phiếu 60 Dao Họ Làm ruộng

9 Bàn Văn Thất 56 Dao Họ Làm ruộng

10 Bàn Thị Thuận 45 Dao Họ Làm ruộng

11 Trương Văn Trung 56 Dao Họ Làm ruộng

Page 176: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

170

Phụ lục 3

MỘT SỐ TỪ TIẾNG DAO HỌ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

TT Tiếng Dao Tiếng Việt

1 Ái làng ở rể luân phiên

2 Ái làng ton rể đời

3 Ái bòng làm dâu

4 Ăn diên lễ đặt trầu

5 Bong tong người cầm đèn dầu dẫn đường

6 Cắp xấy lễ gắn kết

7 Cha tí mối chính

8 Cháy khùng lễ cấp sắc

9 Chi pàm chằng xấy chửa hoang

10 Coong pạ bố me chồng

11 Dau con dấu

12 Dủng ton tỏi con ngoài giá thú

13 Đâu câu xả phù dâu

14 Đong pà người phục vụ cho cô dâu

15 Ghịa tịnh lễ ăn hoi

16 Guy mần áo dài tay

17 Guy no áo

18 Guy tạp áo cộc tay

19 Hầy anh/chị vợ

20 Làu gấn các anh, em họ hàng bên vợ

21 Làu hoa lậu lễ lại mặt

22 Làu ngoằng cậu, mợ

23 Lăn cha hàng thách cưới

24 Lôc mệnh tờ giấy ghi tên, tuổi cô gái

25 Mù gấn em gái ruột chồng

26 Mù te tất cả các em của chồng

27 Mụ, nòng bà cô, ông cậu

28 Nai meng lễ so tuổi

29 Nhàu thay em ruột chồng

30 Nằng cham dú tết Nguyên Đán

31 Nhin chay a lễ ăn thịt gà

Page 177: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

171

32 Nhin năng meng tết tháng 3

33 Nhin săng năng tết cơm mới

34 Phan cờ dôi bông hoa 8 cánh

35 Pẹ vợ chồng anh/chị cả

36 Pi nhai đao khăn dài

37 Pí nhái lính khăn ngắn

38 Pi nhai đao no khăn đội đầu

39 Pì pà nham cô dâu

40 Pố làng nhằng ở rể có thời hạn là 3 năm

41 Pố làng bòng 3 năm dâu

42 Pú chấy xật mu dăm toi tách khẩu”

43 Pú tam đai cấn dăm chéo nhập khẩu”

44 Quà no quần dài

45 Ta tí bố, me

46 Ti phàn yếm

47 Tì đòi là làng cọc chèo rể

48 Tì đòi là bồng” cọc chèo dâu

49 Tì buếnh ly hôn

50 Thăn nhận dú tết rằm tháng 7

51 Trá ta ông Mối

52 Xả plù trụ loong làng con gái lớn phải gả chồng

53 Xay vợ

54 Xàng làng chú rể

55 Xấy sỉ tờ giấy màu hồng

56 Xụ chay lấu chuộc gà

Page 178: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

172

Phụ lục 4

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

4.1. Hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt của người Dao Họ

Ảnh 1: Thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tinh Lào Cai

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 2: Nhà ở người Dao Họ thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 179: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

173

Ảnh 3: Nhà ở nửa sàn, nửa đất tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Người chụp: Chu Quang Cường, 2013

Ảnh 4: Vườn rau

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 180: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

174

Ảnh 5: Ao thả cá người Dao Họ

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 6: Ruộng nước của người Dao Họ

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 181: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

175

Ảnh 7: Dệt vải

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 8: Khăn đội đầu nữ cổ truyền

người Dao Họ

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 9: Trang phục nam, nữ

cổ truyền người Dao Họ

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh10: Trang phục nữ

cổ truyền người Dao Họ

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 182: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

176

Ảnh 11: Bóc măng

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 12: Thịt xấy treo bếp

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 13: Bếp nấu rượu người Dao Họ

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 14: Chuồng trâu

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 15: Kho thóc

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 183: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

177

4.2. Hình ảnh về hôn nhân của người Dao Họ

Ảnh 16, 17: Thầy cúng làm hình nhân tượng trưng cho cô dâu, chú rể cùng “con”

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 18: Bộ xin âm dương

của người Dao Họ

Người chụp: Chu Quang Cường, 2015

Ảnh 19: Thầy cúng chuẩn bị làm phép

vào các hình nhân

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Ảnh 20, 21: Thầy cúng đang làm phép vào các hình nhân

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Page 184: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

178

Ảnh 22, 23: Thầy cúng chuẩn bị giấy để gói muối

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Ảnh 24: Chú rể lạy ông mối chính

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Ảnh 25: Chú rể vái lạy ông mối phụ

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Ảnh 26: Chú rể vái lạy ông bảo vệ

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Page 185: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

179

Ảnh 27: Hai ông mối đang cúng gà

mời sư phụ khi cấp sắc, mong sư phụ

trợ giúp cho công việc làm ông mối.

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Ảnh 28: Ông mối chính đang

làm phép nhốt hồn vía cô dâu, chú rể

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Ảnh 29, 30: Chuẩn bị lá dong, muối, giấy… để gói lễ vật

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Ảnh 31: Hai ông mối gói muối

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Ảnh 32: Đoàn đi đón dâu

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Page 186: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

180

Ảnh 33, 34: Giúp ông mối và chú rể mặc trang phục

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Ảnh 35: Vòng cổ, vòng yếm và xà tích Ảnh 36: Sách hát trong đám cưới

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012 Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Ảnh 37, 38: Thầy cúng làm hoa văn trang trí lên đồ dẫn cưới

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Page 187: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

181

Ảnh 39, 40: Gói muối và đồ lễ dẫn cưới

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Ảnh 41, 42: Ông mối cùng đoàn đón dâu hát cầu mong tam đại phù hộ

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Ảnh 43, 44: Đoàn đón dâu đang đi sang nhà gái

Người chụp: Lê Anh Đức, 2012

Page 188: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

182

Ảnh 45, 46: Ông mối phụ đang trang tri bình rượu ở nhà tạm

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 47, 48: Lợn và gà là hai trong thứ lễ vật dẫn cưới

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 49: Quang cảnh nhà gái

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 50:người Bong tong người cầm

đèn dầu dẫn đường cho Ông mối

và ông bảo vệ sang trình nhà gái

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 189: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

183

Ảnh 51: Ông mối và ông bảo vệ

hát xin vào nhà trước cổng nhà gái

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 52: Ông mối và ông bảo vệ

hát xin được vào trình nhà gái

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 53: Ban thờ nhà gái

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 54: Câu đối trong ngày cưới

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 190: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

184

Ảnh 55: Thầy cúng nhà gái

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 56: Ông mối và ông bảo vệ

xin phép thầy cúng cho mang đồ lễ

vào

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 57: Đoàn đón dâu

mang lễ vật sang nhà gái

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 58: Ông mối phụ luôn ở sau đoàn

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 191: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

185

Ảnh 59, 60: Ông mối cùng ông bảo vệ hát xin cho đoàn vào nhà

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 61: Tiên xin mở cổng

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 62: Chú rể luôn che quạt

trước mặt để tránh điều xấu

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 63: Ba hình nhân đã được niện chú và cài lên vách cửa

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 192: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

186

Ảnh 64, 65: Hai ông được nhà gái

cử ra đón đoàn nhà trai

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 66, 67 Thầy cúng trấn trị tà ma vào hình nhân và xếp xuống đất

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 193: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

187

Ảnh 68: Chú rể dẫm lên hình nhân

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 69: Chú rể ngồi chờ

làm lễ gắn kết (cắp xấy)

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 70, 71: Thầy cúng Bàn Văn Sơn,

75 tuổi thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà

đang cân 2 đồng bạc trắng trước bàn

thờ tam đại.

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 194: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

188

Ảnh; 72, 73: Trang phục cưới truyền thống của cô dâu

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 74: Cô dâu luôn cầm quạt che mặt

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 75: Bà Doong pàđưa cô dâu

vào làm lễ gắn kết Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 195: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

189

Ảnh 76: Bà “Doong pa”lấy 2 miếng

vải đen, trắng quấn vào con dao

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 77: Ông mối đang phù phép vào

mâm lễ gắn kết Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 78, 79, 80, 81: Ông mối làm lễ gắn kết cho cô dâu chú rể

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 196: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

190

Ảnh 82: Mâm tiếp đón nhà trai

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 83: Thầy cúng nhờ người

mời rượu nhà trai

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 84, 85: Nhà trai, nhà gái giao lưu

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 197: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

191

Ảnh 86, 87, 88, 89: Thầy cúng chọc thủng tờ giấy hồng trang trí

bình rượu và rót ra chén

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 90, 91, 92: Thầy cúng làm phép hóa giấy trang trí

bình rượu để báo cáo với tam đại

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 198: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

192

Ảnh 93, 94: Rượu được hai nhà cùng thưởng thức

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 95, 96: Thầy cúng làm các nghi thức trao và nhận dâu rể

trước bàn thờ tam đại có sư chứng kiến của ông mối

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 199: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

193

Ảnh 97, 98, 99, 100, 101, 102:Chú rể rót rượu mời và lạy tạ bố me

để tolòng cám ơn công sinh thành, cám ơn mọi người trong gia đình,

họ hàng đãđến chia vui và chúc phúc cho hai vợ chồng

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 103, 104: Mọi người mừng quà cho cô dâu, chú rể

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 200: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

194

Ảnh 105: Thầy cúng cắt đôi bánh giầy

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 106: Con dấu được làm từ củ sắn

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 107: Đóng dấu

vào mặt đoàn nhà trai

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 108: Ông mối đa tạ thầy cúng

và trả lại tờ “xấy sỉ”

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 109: Hai thanh niên cầm gậy dọa

nhà gái và không cho về

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 110: Đoàn đón dâu chuẩn bị ra về

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 201: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

195

Ảnh 111: Ông mối cho bọn tre tiền khi chúng để chướng ngại vật không cho đi

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 112: Đùi lợn, thịt lợn để tạ ơn đoàn nhà trai

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 202: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

196

Ảnh 113, 114: Ông mối đưa tiền chuộc gà(xụ chay lấu)

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 115, 116: Bà Doong Pà giúp cô dâu cởi bớt quần

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 203: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

197

Ảnh 117, 118: Cô dâu thả tiền khi qua cầu

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 119, 120: Đoàn đón dâu đã về tới nhà trai

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 204: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

198

Ảnh 121, 122, 123, 124: Bà mối cùng mọi người

giúp cô dâu mặc lại quần áo trước khi vào nhà trai

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 125: Cô dâu đợi ở ngoài cửa

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 126: Thầy cúng làm lễ

xin phép cho cô dâu vào

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 205: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

199

Ảnh 127, 128, 129: Thầy cúng làm

phép mở cửa, trấn trị tà ma và xếp các

hình nhânxuống đất phù phép

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 130, 131: Cô dâu dẫm lên các hình nhân

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 206: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

200

Ảnh 132, 133: Cô dâu rót rượu

để thầy cúng làm lễ ra mắt tổ tiên và làm lễ tơ hồng

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Ảnh 134: Ông bà mối đưa cô dâu chú

rể vào buồng hạnh phúc

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Ảnh 135: Hai vợ chồng dâng rượu

tạ ơn ông mối

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Page 207: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

201

Ảnh 136, 137: Ông mối xòe ô thả hồn vía cô dâu chú rể

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Ảnh 138: Hai vợ chồng về làm lễ lại mặt

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Page 208: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

202

Ảnh 139: Hai vợ chồng được bố me vợ đưa vào làm lễ tam đại

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Ảnh 140: Hai vợ chồng lạy tạ bố me vợ trong lễ lại mặt

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Page 209: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

203

4.3. Một số hình ảnh biến đổi trong cuộc sống và trong hôn nhân

Ảnh 141:Chú rể với bộ âu phục ra tiếp khách

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Ảnh 142, 143, 144, 145: Cô dâu chú rể chụp ảnh trước khi cưới

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Page 210: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

204

Ảnh 146: Thiệp mời cưới

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Ảnh 147: Thùng đưng phong bì mừng

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Ảnh 148: Khách đến dư đám cưới

tư bo phong bì vào thùng

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Ảnh 149: Phong bì mừng đám cưới

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Ảnh 150: Phông bạt đám cưới

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 151: Cô dâu chú rể ra mắt

họ hàng, có MC dẫn chương trình

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 211: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

205

Ảnh 152: Nhà ở người Dao Họ hiện nay

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 153: Hai vợ chồng chụp kỷ niện cùng gia đình nội ngoại của nhà chồng

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 212: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

206

Ảnh 154: Bếp ga nấu ăn

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 155: Nội thất trong nhà

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 156, 157: Giấy chứng nhận kết hôn

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Page 213: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

207

Ảnh 158, 159, 160: Dưng phông,

bạt đám cưới

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Ảnh 161: Bếp ga công nghiệp

sử dụng trong đám cưới

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014

Ảnh 162: Cô dâu chú rể

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Ảnh 163: Hai vợ chồng chụp kỷ niện

cùng các chị gái bên chồng

Người chụp: Chu Quang Cường, 2012

Page 214: HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ Ở HUYỆN BẢO THẮNG …NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. TS. VI VĂN AN ... quý báu của tập thể giáo viên

208

Ảnh 164, 165: Kiểm phong bì

Người chụp: Kiều Ngọc, 2014