Giới thiệu lớp học · Đối với giảng viên có kiến thức và kỹ năng về thu...

12
0

Transcript of Giới thiệu lớp học · Đối với giảng viên có kiến thức và kỹ năng về thu...

0

1

Giới thiệu lớp học

Đối tượng học viên

● Cán bộ khuyến nông ● Cán bộ nông nghiệp ● Nông dân trồng lúa gạo

Mục tiêu bài giảng

• Về kiến thức

Giúp học viên nắm vững được thời điểm thu hoạch và các biện pháp thu hoạch.

Nắm được ưu nhược điểm của từng phương pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch để áp dụng phù hợp với từng điều kiện nông hộ

• Về kỹ năng

+ Cung cấp kỹ năng, kinh nghiệm xác định thời điểm và biện pháp thu hoạch hợp lý.

+ Sử dụng được các dụng cụ, máy móc thông thường để thu hoạch lúa ít rơi vãi, không lẫn cơ giới, an toàn và vệ sinh trong lao động.

+ Biết cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch một cách hiệu quả.

• Yêu cầu đối với giảng viên và học viên

Đối với giảng viên có kiến thức và kỹ năng về thu hoạch lúa và các biện pháp xử lý sau thu hoạch, tổng kết được kinh nghiệm để sau khi tập huấn, nông dân có thể áp dụng được trong điều kiện sản xuất tại địa phương.

Đối với học viên, nông dân sản xuất lúa có khả năng chia sẻ kinh nghiệm cho nông dân khác sau khi kết thúc lớp tập huấn.

Thời gian lớp học

210 phút

2

Nội dung tập huấn và phân bổ thời lượng

STT Nội dung Thời lượng (phút)

Phương pháp Học liệu

I Lý thuyết 90 1 Thu hoạch lúa 30

1.1 Thời gian thu hoạch 10 Thuyết trình, thảo luận Xem mẫu

Tài liệu TOF, máy chiếu, văn phòng phẩm phục vụ thảo luận Mẫu bông lúa đạt độ chín thu hoạch

1.2 Biện pháp thu hoạch 20 Thuyết trình, thảo luận

Tài liệu TOF, máy chiếu, văn phòng phẩm phục vụ thảo luận

1.3 Hướng dẫn kỹ thuật làm khô hạt

30

2 Xử lý rơm rạ sau thu hoạch 60 2.1 Lấy rơm rạ ra khỏi đồng

ruộng 15 Thuyết

trình, thảo luận nhóm 2.2 Vùi trả lại rơm rạ vào đất 15

2.3 Đốt rơm rạ sau vụ thu hoạch

15

2.4 Sử dụng rơm rạ trong chăn nuôi, làm nấm, ủ phân

15

II Thực hành 120 1 Xác định thời điểm thu

hoạch lúa 10

Thực hành theo nhóm, thảo luận

Mẫu bông lúa, văn phòng phẩm

2

Xác định các biện pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch

110

Lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng

10

Vùi trả lại rơm rạ vào đất 10 Rơm rạ, Chế phẩm vi sinh

Đốt rơm rạ sau vụ thu hoạch

10

Sử dụng rơm rạ trong chăn nuôi, làm nấm, ủ phân

80

Tổng cộng 210

3

Phương pháp tập huấn Lớp tập huấn sử dụng phương pháp tập huấn đa dạng, trực quan, tương tác giữa giảng viên và học viên

● Xem mẫu và thảo luận ● Hoạt động và thảo luận nhóm ● Giảng bài

Các lưu ý đối với giảng viên:

● Sử dụng bài trình chiếu để hướng dẫn quá trình học, không phụ thuộc hoàn toàn vào bài trình chiếu

● Giới thiệu chủ đề tập huấn một cách rõ ràng khi bắt đầu từng bài học ● Có thể điều chỉnh các bài học và thời lượng của từng bài học phù hợp với

từng đối tượng học viên và hoàn cảnh tập huấn ● Tăng cường tính tương tác thông qua đặt các câu hỏi gợi mở ● Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để

các học viên có thể học từ chính trải nghiệm của họ ● Trích dẫn các ví dụ để giải thích và minh họa cho các chủ đề ● Truyền tải các thông điệp tập huấn đơn giản và chính xác ● Điều chỉnh ngôn ngữ phù hợp với đối tượng và địa bàn tập huấn

Cách thức đánh giá học viên Kết quả tập huấn có thể được đánh giá như sau:

Nội dung Phương pháp Kiến thức Quan sát/Tương tác Kỹ năng Kết quả làm việc nhóm

Phiếu bài làm

Các công cụ, dụng cụ và tài liệu cần chuẩn bị

● Thiết bị trình chiếu, bút chỉ ● Bảng trắng, bút viết bảng các màu ● Giấy A4 ● Bút bi, bút chì

4

Cấu trúc bài giảng GIẢNG VIÊN CÓ THỂ ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ PHÙ HỢP

VỚI NHU CẦU HỌC VIÊN Thời lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng

Mở đầu và giới thiệu chung

10 phút

Chào các học viên và chào mừng họ đến với lớp tập huấn

Giới thiệu bản thân với các học viên

Hỏi: Các anh/chị có biết khi nào thu hoạch lúa

thích hợp nhất không? (Một số trả lời có) Hỏi: Các anh chị có sư dụng máy công nghiệp

để thu hoạch không? (Một số trả lời có) Hỏi: Các anh chị có bao giờ đốt rơm rạ ngoài

đồng ruộng không? (Một số trả lời có) Nói: Tôi tin rằng tất cả các anh/chị ngồi đây

đều muốn biết những biện pháp tốt nhất trong thu hoach và xử lí sau thu hoạch

(Đa số trả lời có)

Nêu mục tiêu của buổi tập huấn

Với buổi tập huấn này, hi vọng rằng từ nắm rõ thời điểm thu hoạch, các biện pháp thu hoạch, nắm được ưu nhược điểm của từng phương pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch, chúng ta có thể chủ động áp dụng phù hợp với từng điều kiện nông hộ mình, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Slide 2

Giới thiệu kết cấu bài giảng Slide 3

5

Bài 1: Thu hoạch, làm khô, bảo quản 30 phút

Nói: Chúng ta cùng nhau vào bải học đầu tiên: Thu hoạch lúa.

Biện pháp thu hoạch + Thu hoạch thủ công: Sử dụng liềm các loại

để thu hoạch lúa; + Thu hoạch cơ giới: Sử dụng các máy gặt

loại nhỏ, hoặc gặt đập liên hợp; Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp sẽ giúp giảm thất thoát từ 3-5% và rẻ hơn so cắt tay từ 1-2 triệu đồng/ha.

Slide 5

Hoạt động 1. Thời gian thu hoạch

Hoạt động 1. Thời gian thu hoạch

Mục tiêu Mục tiêu của hoạt động là giúp học viên hình dung khi nào thu hoạch lúa và xác định thời gian thu hoạch lúa

Thời lượng Số lượng học viên Tất cả học viên Tài liệu/phương pháp Mẫu lúa, giấy A4, bút bi Các bước 1. Chia học viên thành 3-4 nhóm, tùy thuộc vào

số lượng học viên 2. Phát cho các nhóm mẫu lúa 3. Trong 5 phút, từng nhóm sử dụng mẫu lúa đã

được phát , vận dụng kiến thức đã biết, quan sát nhận xét, trao đổi tìm câu trả lời cho các câu hỏi:

● Màu sắc lúa như thế nào? ● Lúa đã chín chưa? ● Lúa này đã thu hoạch được chưa? ● ....

Sau đó, các nhóm đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung để hoàn thiện câu trả lời

Tóm lại Nói: Thời gian thu hoạch thích hợp là thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt, giảm tỷ lệ gạo nguyên.

6

Thời lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng

Nói: Biện pháp thu hoạch: + Thu hoạch thủ công: Sử dụng liềm các loại

để thu hoạch lúa. + Thu hoạch cơ giới: Sử dụng các máy gặt

loại nhỏ, hoặc gặt đập liên hợp.

Slide 5

Nói: Đây là một số hình ảnh về máy gặt đập liên hợp. Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp sẽ giúp giảm thất thoát từ 3-5% và rẻ hơn so cắt tay từ 1-2 triệu đồng/ha.

Slide 6-7

Sử dụng máy gặt đập liên hợp. Ưu điểm: Hiệu suất cao, thất thoát ít, đảm

bảo thời vụ và đáp ứng được trên diện rộng với giá thành thấp.

Nhược điểm: Chi phí ban đầu cao, không làm việc được trên những ruộng có diện tích nhỏ, đối với những ruộng lúa đổ hoàn toàn thì độ sót sẽ cao.

Slide 8

Điều kiện MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP làm việc thuận lợi:

-Diện tích lô thửa đủ rộng - Giao thông nông thôn thuỷ, bộ thuận lợi cho

máy đi lại - Quản lý nước trên đồng ruộng, rút khô ruộng

trước thu hoạch - Cày ải hàng năm tạo tầng đế cày, tránh bị lầy

lún - Mặt ruộng tương đối bằng phẳng - Giải pháp canh tác tốt tránh lúa đổ ngả lúc

thu hoạch - Chọn máy thích hợp: gặt rải hàng, gặt đập

liên hợp.

Slide 9

7

30 phút

Nói: Sau khi thu hoạch, ta tiến hành làm khô hạt. Yêu cầu phơi khô để hạt có hàm lượng nước đạt < 13%, cũng như không cho mầm bệnh phát triển và hoạt động. Có nhiều phương pháp làm khô hạt khác nhau. Đó là:

Phơi sấy thủ công:

+ Theo kinh nghiệm, chỉ phơi hạt giống lúa 3 nắng là đạt độ ẩm 12%. Thường khi lúa mới gặt ở ruộng về độ ẩm khoảng 25%. Phơi trong nắng nhẹ làm sao rút độ ẩm được khoảng 18% và sau nắng thứ hai, ba mới rút độ ẩm xuống khoảng 12% là đạt yêu cầu. Trong quá trình phơi nắng phải đảo hạt liên tục cho khô đều. Phơi làm khô trong điều kiện nhiệt độ không cao là tăng sức sống của hạt giống và bảo quản được lâu dài hơn. + Phương pháp làm khô bằng hệ thống quạt không khí nóng: Hạt lúa có thể được làm khô băng hệ thống sấy có thổi không khí nóng với nhiệt độ 40 - 450 c, thời gian sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt khi thu hoạch, nhiệt lượng cung cấp, cũng như khối lượng hạt cần xử lý.

+ Trong điều kiện thời tiết bất thuận (thu hoạch vào mùa mưa) thì cần chủ động làm khô bằng các lò sấy thủ công. Các lò sấy này phải có hệ thống kiểm tra nhiệt độ và độ thông thoáng. Cần tính toán lượng thóc sấy hợp lí cho từng mẻ sấy.

Slide 10

Nói: Phơi sấy công nghiệp đang dần được áp dụng rộng rãi: Ở những cơ sở có hệ thống dây truyền làm khô hạt giống thì cần thực hiện chính xác qui trình vận hành sấy. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm hạt và nồng độ oxy trong đống sản phẩm. Tuyệt đối không để nhiệt độ trong hệ thống sấy lên cao làm giảm sức sống hoặc chết phôi hạt.

Một sô loại máy sấy công nghiệp đang được sử dụng là: Máy sấy tĩnh vỉ ngang sử dụng phổ biến nhất, máy sấy tầng sôi, máy sấy tháp tuần hoàn liên tục hoặc theo mẻ (ở các DN 500T/ngày), máy sấy tháp kết hợp máy sấy tầng sôi

Slide 11

8

Nói: đây là hình ảnh một số phương pháp làm khô lúa

Slide 12

Nói: Sau khi phơi khô hạt cần cất trữ và bảo

quản, vậy cất trữ bao quản như thế nào sau đây chúng ta cùng tìm hiểu

Nói: Sau khi lúa đã phơi khô, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào bao để bảo quản trong kho chuyên dụng. Kho bảo quản phải được khử trùng, dọn sạch trước khi cất trữ. Ở các hộ gia đình nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặc thùng tôn đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra ẩm mốc, mọt và chuột. Nếu bị dịch hại và ẩm mốc cần phải xử lí ngay.

Slide 13

Nói: Có thể bảo quản trong nhà hoặc trong silo Slide 14

Nói: một số hình ảnh gạo đã được bảo quản

Đây là nhà kho có mái che chứa gạo đựng trong bao tải Đây là kho chứa sá trong các bin thép

Slide 15

Bài 2: Xử lí rơm rạ sau thu hoạch 15 phút Nói: tiếp theo cùng tìm hiểu việc xử lí rơm rạ

sau thu hoạch. Việc quản lý rơm rạ của nông dân sau mỗi vụ thu hoạch lúa thường có nhiều cách khác nhau, mỗi cách quản lý đều có những ưu và nhược điểm riêng nhưng cũng chỉ tập trung vào 3 nhóm chính như sau: + Lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng + Vùi trả lại rơm rạ vào đất

Slide 16-17

9

+ Sử dụng rơm rạ trong chăn nuôi, làm nấm, ủ phân

Hoạt động 2: Ưu nhược điểm của phương pháp lấy rơm rạ ra khỏi ruộng

Slide 18

Hoạt động 2: Ưu nhược điểm của phương pháp lấy rơm rạ ra khỏi ruộng

Mục tiêu Mục tiêu của hoạt động này là giúp học viên hiểu ưu nhược điểm của phương pháp lấy rơm rạ ra khỏi ruộng và họ có thể chủ động tìm kiếm phương pháp phù hợp cho ruộng nhà mình

Thời lượng Số lượng học viên Tất cả học viên Tài liệu/Phương pháp Sơ đồ chuỗi giá trị đã vẽ, giấy màu, ghim Các bước 1. Chia học viên trở lại nhóm

2. Phát cho các nhóm giấy A4 3. Từng người trong nhóm thảo luận với nhau về câu hỏi đã đưa ra.

4. Từng nhóm phát biểu quan điêm của nhóm mình

5. Các nhóm cùng thảo luận và sắp xếp lại các ý kiến và đưa ra kết luận cuối cùng

Tóm lại

Nói: Các nhóm đã đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau có ý kiến đúng và 1 số chưa chính xác. Tóm lại: + Ưu điểm: Hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho vụ lúa kế tiếp. Rơm rạ là nguồn nguyên liệu có giá trị trong sản xuất phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, sản xuất nấm rơm hay tủ gốc cây trồng, làm thức ăn cho trâu bò, làm nệm lót chuồng nuôi động vật hay nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp (công nghiệp giấy, nhiên liệu sinh học…. ) + Nhược điểm: Về lâu về dài sẽ xảy ra hiện tượng làm nghèo hóa và cạn kiệt dinh dưỡng trong đất kể cả các chất hữu cơ và vô cơ, làm thay đổi lý

10

hóa tính trong đất. Việc lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng là lấy đi một số lượng lớn dinh dưỡng mỗi năm, nhất là khi phân hữu cơ không được dùng để bón trở lại cho đất ruộng.

Thời lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng

15 phút Hoạt động 3: Ưu nhược điểm của phương pháp vùi rơm rạ vào đất

Slide 19

Hoạt động 3: Ưu nhược điểm của phương pháp vùi rơm rạ vào đất

Mục tiêu Mục tiêu của hoạt động này là giúp học viên hiểu ưu nhược điểm của phương pháp vùi rơm rạ vào đất và họ có thể chủ động tìm kiếm phương pháp phù hợp cho ruộng nhà mình

Thời lượng Số lượng học viên Tất cả học viên

Tài liệu/Phương pháp

Sơ đồ chuỗi giá trị đã vẽ, giấy màu, ghim

Các bước 1. Chia học viên trở lại nhóm 2. Phát cho các nhóm giấy A4 3. Từng người trong nhóm thảo luận với nhau về

câu hỏi đã đưa ra. 4. Từng nhóm phát biểu quan điêm của nhóm mình 5. Các nhóm cùng thảo luận và sắp xếp lại các ý

kiến và đưa ra kết luận cuối cùng

Tóm lại

Nói: Các nhóm đã đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau có ý kiến đúng và 1 số chưa chính xác. Tóm lại:

+ Ưu điểm: Trực tiếp vùi rơm rạ vào đất là trả lại đất phần lớn các nguyên tố dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy đi từ đất, nên có tác dụng bảo toàn nguồn dự trữ dinh dưỡng của đất về lâu dài. Mặc dù tác dụng trực tiếp lên năng suất lúa vụ kế tiếp là không lớn, nhưng về lâu dài thì ảnh hưởng này là thấy rõ. Nếu kết hợp song song việc bón phân hàng vụ cho lúa cùng với việc vùi rơm rạ

11

vào đất sẽ bảo toàn được dinh dưỡng N, P, K và Si cho lúa, nhiều khi còn làm tăng được dự trữ dinh dưỡng cho đồng ruộng.

+ Nhược điểm: Vùi rơm rạ vào đất ngập nước sẽ gây ra tình trạng cố định đạm tạm thời và làm tăng lượng metan (CH4) phóng thích trong đất, gây ra tình trạng tích luỹ khí nhà kính. Khi vùi một lượng lớn rơm rạ tươi sẽ tăng chi phí và có thể gây ra những vấn đề về bệnh lý cho cây. Việc trồng trọt chỉ nên bắt đầu sau 2 đến 3 tuần vùi rơm rạ.

Thời lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng

Nói: Phương pháp xử lí thứ 2 là vùi rơm rạ vào đất. Phương pháp vùi rơm rạ vào đất nên tiến hành cày khô, cày nông 5-10 cm từ 2 đến 3 tuần sau khi thu hoạch để vùi rơm rạ và tăng cường sự thoáng khí cho đất trong thời kỳ bỏ hóa sẽ có tác dụng tốt đến độ phì đất trong hệ thống thâm canh Lúa-Lúa. Duy trì khoảng thời gian nghỉ giữa 2 vụ lúa tối thiểu là 30 ngày. Biện pháp phun chế phẩm vi sinh ngay sau thu hoạch rồi tiến hành cày vùi sẽ giúp cho rơm rạ nhanh bị phân giải thành hân hữu cơ và trả lại dinh dưỡng cho đất.

Slide 20

15 phút

Nói: Cuối cùng là sử dụng rơm rạ trong chăn nuôi, làm nấm, ủ phân. Rơm rạ là phụ phẩm trong nông nghiệp, tỷ lệ rơm rạ/hạt lúa dao động trong khoảng từ 1 đến 1,5 (tùy theo độ ẩm và giống). Hàng năm sản lượng lúa của cả nước đạt 45 triệu tấn, thì cũng có tối thiểu là 45 triệu tấn rơm rạ, mà ĐBSCL chiếm khoảng 54%, tương đương với gần 25 triệu tấn. Rơm rạ là nguồn nguyên liệu dồi dào lignocellulose nhất nó phụ thuộc vào giống và biện pháp canh tác.

Slide 21

Rơm rạ được đưa ra khỏi ruộng để sử dụng vào các mục đích khác như: làm nấm rơm, tủ cây trồng, làm thức ăn trong chăn nuôi đại gia súc... Ngoài ra rơm, rạ cũng đang được sử dụng để vật liệu xây dựng, đệm lót, tránh va đập cho các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất bê tông siêu nhẹ có tác dụng cách nhiệt, cách âm tốt, không gây tải trọng ngang, không thấm nước, không dẫn điện.

Slide 22